Dây chuyền sơn của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ sơn trong sản xuất chế tạo ô tô (Trang 80 - 89)

- Ít gây ô nhiễm

c. Thiết bị bức xạ nhiệt

3.2 Dây chuyền sơn của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông

Qua thực tế tìm hiểu và tham quan dây chuyền sơn của nhà máy lắp ráp ô tô thuộc Công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông ở Quận Thủ Đức Tp. HCM. Chúng tôi

1 8 7 6 5 4 3 2

thấy đây là nhà máy lắp ráp xe khách Huyndai với toàn bộ các chi tiết đều được nhập từ Hàn Quốc. Tất cả các công đoạn của nhà máy đều được tiến hành bằng thủ công thông qua sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị. Nhà máy được phân ra thành nhiều khu vực khác nhau, mỗi khu vực là một công đoạn để từng bước hoàn thiện từng chi tiết, bộ phận của xe. Sau mỗi công đoạn này lại được chuyển sang công đoạn khác để liên kết các chi tiết lại với nhau duới sự giám sát chặt chẽ của người kiểm tra chất lượng.

Hình 3.8 Xe khách Huyndai Sau đây là sơ đồ quy trình sơn của nhà máy

Các chi tiết của thùng

xe được nhập về Hàn ráp các mảng chi tiết lại Mài các mối hàn Rửa nước Trát matit Phun xốp cách nhiệt Sấy lần 1 Sơn lót lần 1 Sấy Sơn lót lần 2 Sấy lần 2 Sơn màu

Kiểm tra Phun keo

làm kín Đánh bóng

Sơ đồ quy trình sơn

Quy trình sơn là công đoạn kế tiếp sau khi hệ thống dây điện được gắn lên chasiss (khung xe). Nhà máy lắp ráp với số lượng nhỏ trung bình 2 xe/ngày, có thời điểm lắp ráp theo đơn đặt hàng vì vậy thời gian làm việc của công nhân cũng không cố định. Đây chính là nguyên nhân mà nhà máy không thể đầu tư trang thiết bị, dây chuyền sản xuất tự động. Chất lượng của xe hoàn toàn phụ thuộc vào tay nghề của công nhân, trang thiết bị gia công, do đó mà chất lượng xe bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng như: không đồng đều, xuất hiện nhiều lỗi sơn, mất thời gian cho việc sửa chữa…đối với một nhà máy lắp ráp ô tô nhỏ việc đầu tư dây chuyền sơn tự động là rất tốn kém, không phù hợp nhưng sử dụng phương pháp thủ công lại rất hiệu quả vì đầu tư trang thiết bị rất ít tốn kém, có thể gia công với số lượng gián đoạn, nhiều loại xe khác nhau.  Các mảng chi tiết của thùng xe được nhập về Hàn Quốc

Nhà máy nhập toàn bộ các mảng chi tiết của thùng xe về, phần lớn chúng đã được sơn nhúng tĩnh điện, một số chi tiết chưa được sơn, nhà máy đem đi sơn ở dây chuyền sơn nhúng tĩnh điện của Mekong.

Hình 3.9 Các mảng chi tiết rời  Hàn ráp các mảng chi tiết

Các mảng chi tiết nhỏ được đưa lên khuôn định hình để kẹp lại khoan và hàn chúng lại với nhau bằng phương pháp hàn khí bảo vệ CO2

Sau đó chúng được mài và lại được ghép lại với nhau thành các mảng lớn hơn. Các mảng lớn hơn gồm mảng đầu, mảng đuôi, mảng hông, mảng nắp được định hình và ráp lại với nhau thành thùng xe hoàn chỉnh.

Hình 3.10 Hàn ráp các mảng chi tiết  Mài các mối hàn

Các mối hàn được mài bằng máy mài cầm tay sử dụng điện. Các mối hàn bên trong không cần phải mài vì sẽ bị che khuất sau khi lắp các chi tiết khác. Sau khi mài các mối hàn không được cao hơn bề mặt phẳng của thùng xe mà phải thấp hơn do sau khi trát matit sẽ làm cho bề mặt thùng xe không bằng phẳng, ảnh hưởng đến chất lượng lớp sơn hoặc phải mài lại lần nữa.

Hình 3.11 Công nhân đang mài các mối hàn  Rửa nước

Sau khi gia công các công đoạn trước dầu mỡ bám dính vào bề mặt thùng xe , hơn nữa trong quá trình bảo quản các mảng chi tiết bị bao phủ một lớp dầu mỡ. Nếu không tiến hành rửa sạch thùng xe trước khi sang công đoạn tiếp theo thì hiệu quả sẽ rất kém, ảnh hưởng đến chất lượng sơn sau này. Sau khi rửa tiến hành thổi sạch nước bằng khí nén rồi để khô chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.

Trát matit

Sau khi mài bề mặt của thùng xe không bằng phẳng, tại những chỗ được mài này rất dễ bị gỉ sét do lớp kim loại nền trực tiếp tiếp xúc với không khí, vì vậy cần phải sơn một lớp sơn chống gỉ trước khi trát matit. Phương pháp sơn sử dụng súng sơn cầm tay loại trọng lực, dùng sơn chống gỉ phun những khu vực bị mài.

Hình 3.12 Trát matit  Phun xốp cách nhiệt

Toàn bộ bề mặt phía trong của xe được phun lớp xốp cách nhiệt. Dùng máy phun áp lực cao. Lớp xốp cách nhiệt này rất tốt vì nó không cho nhiệt lượng của ánh nắng mặt trời háp thụ vào, đồng thời ngăn cản không khí lạnh của điều hoà không bị phan tán nhiệt ra ngoài. Trước khi được phủ 1 lớp xốp cách nhiệt mặt trong của xe được sơn 1 lớp sơn lót màu vàng để tăng khả năng bám dính và cách nhiệt.

Hình 3.13 Phun xốp cách nhiệt  Sơn lót lần 1

Trước khi sơn thùng xe được lau sạch bụi, dầu mỡ bằng xylen (một loại hoá chất tẩy dầu mỡ). Thùng xe được di chuyển bằng ba lăng vào phòng sơn lót. Tại đây toàn bộ bề mặt của thùng xe được phun bằng súng phun cầm tay sử dụng khí nén. Các thao tác được thực hiện bằng 2 công nhân, mỗi người phun một bên.

Hình 3.14 Thùng xe đã được sơn lót  Sấy lần 1

Sau khi sơn lót lần 1 xe được đưa sang phòng sấy để sấy khô lớp sơn này. Thời gian sấy là 45 phút, nhiệt độ sấy 75 - 85 độ C.

Hình 3.15 Thùng xe đang trong phòng sấy  Sơn lót lần 2

Sau khi lớp sơn lót lần 1 đã khô, thùng xe được đưa lại phòng sơn lót để sơn lót lần 2. Phương pháp sơn cũng tương tự như sơn lót lần 1. Yêu cầu độ dày < 150 µm.

Sấy lần 2

Tương tự như sấy lần 1.  Phun keo làm kín

Tại các khe hở của các mảng thùng xe, các lỗ sẽ được phun một lớp keo để làm kín tránh cho nước đọng lại gây ra hiện tượng gỉ sét. Keo làm kín là một loại cao su non được pha trộn với một số loại dung môi khác.

Hình 3.16 Phun keo làm kín  Sơn màu

Thùng xe được di chuyển qua phòng sơn màu. Phương pháp sơn sử dụng súng phun cầm tay loại khí nén. Yêu cầu độ dày nhỏ hơn 100 µm.

Do yêu cầu của khách hàng mà xe có thể có nhiều màu khác nhau. Nếu xe có nhiều màu thì sau mỗi lần sơn một màu xong tiến hành sấy khô rồi lại sơn màu tiếp theo. Những lần sơn màu tiếp theo công nhân dùng giấy và băng keo để che phủ những phần đã sơn màu trước. Phương pháp này thường được sử dụng trong sơn sửa chữa.

Hình 3.17 Thùng xe được sơn màu hoàn chỉnh

Sấy

Sau khi sơn màu xong tiến hành sấy khô lớp sơn. Trong quá trình sấy phải khống chế thời gian, nhiệt độ buồng sấy để tránh sẩy ra hiện tượng quá nhiệt ảnh hưởng đến chất lượng lớp sơn.

Kiểm tra

Sau khi hoàn thiện công đoạn sơn màu, xe sẽ được đưa sang khu vực kiểm tra. Tại đây xe được kiểm tra bằng kinh nghiệm dưới hệ thống đèn neon, sau đó sẽ được kiểm tra bằng máy chuyên dụng.

Yêu cầu của lớp sơn: Lớp sơn không chảy, đồng đều, phủ kín bề mặt, đảm bảo độ bóng, không trầy xước.

Nếu chất lượng lớp sơn đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa sang khu vực để đánh bóng chuẩn bị cho công đoạn lắp ráp tiếp theo.

Nếu xe không đạt tiêu chuẩn tiến hành lấy dấu lỗi rồi đưa về khu vực sơn lót để tiến hành sơn lại.

Hình 3.18 Kiểm tra sơn bằng đèn  Đánh bóng

Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình sơn. Một công nhân thực hiện công đoạn này sử dụng chất đánh bóng và máy đánh bóng bằng khí nén.

3.3 Nhận xét

Qua quá trình tìm hiểu và tham quan hai nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Chúng tôi thấy rằng mỗi nhà máy đều có những đặc điểm riêng khác nhau về quy mô sản xuất, về sự đầu tư công nghệ, về quy cách điều hành và giám sát trong mỗi khâu, mỗi công đoạn.

Đối với nhà máy lắp ráp ô tô Cửu Long do quy mô sản xuất lớn hơn, đầu tư nhiều nên đã có dây chuyền sơn nhúng tĩnh điện, đây là điều rất đáng khích lệ cho nền công nghiệp sản xuất chế tạo ô tô tại Việt Nam mà một số công ty liên doanh lớn cũng chưa dám đầu tư. So với công nghệ sơn ô tô trên thế giới hiện nay, thì nhà máy không thể hiện đại bằng, bởi vì nhà máy vẫn còn sử dụng con người trong các công đoạn sơn lót, sơn màu và các công đoạn khác, trong khi trên thế giới tất cả các công đoạn này đều được thực hiện bằng dây chuyền tự động hóa. Tuy vậy, nhà máy đã có dây chuyền sơn nhúng tĩnh điện tương đối đạt chuẩn, đây là nhân tố tiêu biểu đánh dấu cho bước khởi đầu tốt đẹp của nền công nghiệp ô tô Việt Nam.

Do số lượng ô tô cần đáp ứng cho giao thông vận tải ngày càng nhiều nên các nhà đầu tư nước ngoài đã liên doanh với các công ty lắp ráp ô tô ở Việt Nam để chuyển giao công nghệ, đây là hình thức phổ biến nhất ở nước ta. Số lượng xe sản xuất ra chủ yếu để đáp ứng thị trường trong nước, vì vậy mà số lượng xe còn hạn chế, chất lượng xe yêu cầu chưa cao. Các nhà máy này thường có diện tích nhỏ, vốn đầu tư không cao, số lượng xe sản xuất ít, dùng con người là lao động chủ yếu, với các trang thiết bị còn thủ công… chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào tay nghề người lao động. Tiêu biểu là nhà máy lắp ráp ô tô thuộc công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông. So với nhà máy lắp ráp ô tô Cửu Long thì công nghệ sơn của nhà máy này vẫn không thể bằng. Vì vậy mà chất lượng lớp sơn và hiệu quả sơn bị ảnh hưởng nhiều do không có dây chuyền sơn nhúng tĩnh điện. Đặc biệt các lớp sơn phần bị mài mòn do phun sơn lót bình thường nên màng sơn không đồng đều nên những chỗ này là nguyên nhân làm cho chất lượng lớp sơn kém sau một thời gian sử dụng. Đây là vấn đề không thể tránh khỏi đối với các nhà máy lắp ráp có hình thức tương tự.

Đối với nước ta nền công nghiệp ô tô còn khá mới mẻ nhưng sẽ hứa hẹn sự phát triển vượt vượt trội trong tương lai khi các ngành vật liệu, luyện kim, chế tạo máy… phát triển.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ sơn trong sản xuất chế tạo ô tô (Trang 80 - 89)