CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ SƠN ĐANG ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ sơn trong sản xuất chế tạo ô tô (Trang 69 - 70)

- Ít gây ô nhiễm

CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ SƠN ĐANG ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ Ở VIỆT NAM

c. Thiết bị bức xạ nhiệt

CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ SƠN ĐANG ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ Ở VIỆT NAM

Sơn nhúng tĩnh điện là công nghệ rất cần thiết để đảm bảo cho độ bền của xe ô tô. Tác dụng rõ nhất là bảo vệ cho phần khung, gầm khỏi bị han gỉ do tác động của hơi nước. Do đó đối với những nước có khí hậu ẩm ướt như Việt Nam, việc sử dụng sơn nhúng tĩnh điện trong sản xuất ô tô là không thể thiếu.

Theo quyết định 115 của Bộ Công nghiệp, doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất ôtô dưới 16 chỗ và xe tải dưới 3,5 tấn bắt buộc phải có dây chuyền sơn nhúng tĩnh điện phần khung và vỏ xe. Sơn nhúng tĩnh điện là loại dung dịch chống gỉ có khả năng bám vào bề mặt kim loại dưới tác dụng của dòng điện một chiều. Vì được nhúng vào trong bể chứa dung dịch sơn, nên trên bề mặt cần sơn, các phần tử sơn sẽ bám rất đều, kể cả ở những khe nhỏ nhất.

Thời gian nhúng cũng phải được đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật bởi nếu sơn bám không đều, sau một thời gian, những điểm không được phủ sơn sẽ bị han gỉ và loang dần ra các chỗ khác.

Hiện tượng gỉ sét từ bên trong này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền của xe ô tô, nhất là ở những khu vực có khí hậu ẩm ướt như Việt Nam. Đối với các nhà sản xuất ở Việt Nam, do sản lượng xe thấp nên quy mô đầu tư cũng thấp hơn. Chẳng hạn ở nước ngoài, một bể sơn có thể cùng lúc tiếp nhận hàng chục xe thì ở dây chuyền mới lắp đặt của nhà máy ôtô Xuân Kiên mỗi lần chỉ có thể nhúng tối đa một xe bus 46 chỗ với chiều dài 11 m (nếu là xe tải thì một lần được 8 ca-bin xe). Dù vậy, ngay cả công ty Mercedes-Benz Việt Nam (đã được cấp phép trước khi quyết định 115 có hiệu lực) cũng không đầu tư hệ thống sơn riêng mà đem sơn sản phẩm tại nhà máy của Vinastar.

Tuy với sự đầu tư tốn kém như vậy nhưng một số công ty ô tô lớn tại Việt Nam vẫn mạnh dạn đầu tư công nghệ, dây truyền thiết bị sơn nhúng tĩnh điện nhằm nâng cao chất lượng xe trong nước ngang bằng với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp ô tô. Tiêu biểu là nhà máy lắp ráp ô tô Cửu Long Tp.HCM đã đầu tư công nghệ từ rất lâu cho dây chuyền sơn nhúng tĩnh điện là nhà máy tiên phong của Việt Nam ứng dụng công nghệ sơn nhúng tĩnh điện vào sản xuất. Mặc dù dây chuyền sơn của nhà máy so với hiện nay còn nhiều công đoạn sử dụng nhân tố con người nhưng nó đã thể hiện vào sự chú trọng trong chất lượng xe nhằm cạnh tranh với các công ty sản xuất ô tô nước ngoài.

Dây chuyền sơn có nhiệm vụ tẩy rửa sạch bề mặt của thùng xe đã được hàn ráp hoàn chỉnh ở dây chuyền lắp ráp thùng xe, tạo một lớp chống rỉ, sơn lớp sơn lót và tiến hành sơn màu cho xe. Dây chuyền sơn được thiết kế trên cơ sở tham khảo theo dây chuyền sơn của dây chuyền lắp ráp xe du lịch hiệu Fiat Tempra ở nhà máy lắp ráp ô tô Cửu Long Tp.HCM, bởi vì tính công nghệ tiên tiến và điều kiện lắp đặt, trang bị công nghệ cho dây chuyền phù hợp với tình hình hiện nay của nước ta.

Dây chuyền sơn này đã được cải tiến khâu sơn lót, sử dụng chất hóa học để tạo ra lớp màng phốt phát kẽm bao phủ toàn bộ bề mặt thùng xe, lớp phốt phát kẽm này có đặc tính chống gỉ cao hơn nhiều lần so với phương pháp dùng sơn chống gỉ thông thường. Do đó dây chuyền sơn này hoàn toàn đáp ứng được điều kiện khí hậu ở nước

ta là nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây ra gỉ sét thùng xe. Với dây chuyền sơn này, tuổi thọ của lớp sơn sẽ cao hơn cũng như độ bền của thùng xe sẽ cao hơn so với khi sơn theo kiểu cũ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ sơn trong sản xuất chế tạo ô tô (Trang 69 - 70)