- Ít gây ô nhiễm
c. Thiết bị bức xạ nhiệt
2.6 Công nghệ sơn chi tiết xe ôtô
Các chi tiết ô tô bao gồm: khung xe, sàn xe, động cơ, vành bánh xe… Yêu cầu tính trang trí không cao chủ yếu để bảo vệ và tính năng bảo vệ đặc biệt.
Khung xe là những tám thép cán nhiệt dày 4 - 6 mm nối với nhau bằng vít tán hoặc nằm ở dưới gầm xe thường tiếp xúc với bùn nuớc, yêu cầu phải có tính bảo vệ chống ăn mòn tốt, chúng không lộ ra ngoài nên không yêu cầu trang trí. Khung xe phải tẩy axit để loại bỏ lớp ôxi hoá, khung xe khi đưa vào phân xưởng sơn không có lớp ôxi hoá và lớp gỉ. Trước đây khung xe đều sử dụng phương pháp nhúng vào sơn bitum loại dung môi, hiện nay đều nhúng vào sơn acrylat hoặc sơn epoxy acrylat, một số nơi sơn nhúng tĩnh điện.
Những chi tiết xe ô tô có cấu tạo phức tạp thường có lớp dầu mỡ dày do trong quá trình bảo quản lớp dầu mỡ này sẽ tích tụ ở những khe hở hoặc rãnh, trước khi tẩy dầu tốt nhất sử dụng phun nuớc nóng cao áp, tẩy dầu bằng cách phun cao áp, chất tẩy rửa tính kiềm.
Nguyên liệu làm vành bánh xe ô tô khác nhau theo các loại xe, vành bánh xe tải trọng nặng thường dùng thép cán nhiệt dày 4 - 6 mm, cuộn, ép, hàn tạo thành. Vành bánh xe ô tô con, ô tô tải trọng nhẹ dùng thép cán nguội cuộn, ép, hàn tạo thành, có một số dùng nguyên liệu là hợp kim nhôm. Vành bánh xe thường bị bùn nước bắn vào trong quá trình chuyển động dưới trời mưa, vì thế bị ăn mòn nhanh bởi vậy tính năng bảo vệ của vành bánh xe cần phải tương đối cao. Vành bánh xe ô tô du lịch, xe cao cấp đòi hỏi phải có lớp sơn bề ngoài đẹp, đồng thời yêu cầu chống gỉ cao, vì thế chúng thường được sơn nhúng tĩnh điện katốt dày, hoặc phun sơn bột. Vành bánh xe là hợp kim nhôm sau khi ôxi hoá hoá học, phun sơn lót kim loại acrylat hoặc sơn nhúng tĩnh điện anốt acrylat. Vành bánh xe tải trọng nặng thường nhúng sơn lót, sơn bề mặt hoặc phun. Vành bánh xe bằng thép, trước khi sơn bột cần phải phốt phát hoá hệ sắt hoặc hệ kẽm, khi sơn nhúng tĩnh điện dùng hệ muối kẽm để phốt phát hoá, hình dáng vành bánh xe đơn giản sử dụng phương thức phun.
CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ SƠN ĐANG ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ Ở VIỆT NAM