c. Công nghệ và thiết bị phốt phát hóa
2.4.2 Quy trình sơn lót nhúng tĩnh điện
Kết thúc quá trình xử lý bề mặt, tiếp theo là quá trình sơn lót. Hiện nay công nghệ sơn lót trên ô tô được sử dụng phổ biến là sơn nhúng tĩnh điện. Do những ưu điểm của
1 2 5 4 3 6 Nước nóng 80°C
nó mang lại như bề mặt lớp sơn có độ bám dính tốt, có độ bằng phẳng cao, có thể tự động hóa sản xuất, ít ô nhiễm môi trường…
Dưới đây là sơ đồ của một tiến trình sơn nhúng tĩnh tiêu chuẩn
Sơ đồ quy trình sơn lót sơn nhúng tĩnh điện
Hình 2.11 Sơn lót nhúng tĩnh điện
Hầu hết tất cả những công ty sản xuất và chế tạo ô tô hiện nay đều tuân thủ các bước của tiến trình này như một sự tiêu chuẩn hóa nhằm đạt được chất lượng lớp sơn hoàn hảo trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường ô tô trong thời đại công nghiệp.
Tẩy dầu (2-3phút)
- Loại bỏ lớp dầu của tiến trình trước và dầu chống gỉ trên bề mặt dùng trong tiến trình dập kim loại.
- Chất tẩy dầu, sự kết hợp của hoá chất kiềm như xúc tác, metasilicát, phốtphoric … và cho thêm chất có hoạt tính bề mặt sử dụng thông thường.
- Tẩy dầu không phù hợp tạo ra sự hình thành lớp màng phốt phát không bằng phẳng và gây ra nhiều vấn đề làm mất chức năng của lớp màng sơn nhúng tĩnh điện như tính chống ăn mòn hoá học kém, bề mặt bên ngoài thô, biến màu và thậm chí còn tróc lớp màng ở giai đoạn tẩy rửa.
Tẩy dầu Định hình bề mặt
Phốt phát
hóa Rửa nước Làm khô
Nhúng tĩnh điện Rửa nước
- Những kim loại khác như nhũ tương hoặc dung môi cũng có thể được dùng để rửa và được gọi là tẩy dầu khô. Nhưng những phương pháp này ít được sử dụng do khả năng tẩy dầu bị giới hạn, vấn đề an toàn và giá thành …
Định hình bề mặt (2-3 phút)
- Quá trình xử lí này được tiến hành giữa quá trình tẩy dầu và quá trình phốt phát hoá để tạo điều kiện cho sự bám các tinh thể phốt phát được tốt hơn.
- Phương pháp thông thường giữ chất nền bị nhúng chìm trong dung dịch axít oxalic (2 ÷ 3%) khoảng 1 phút để tạo một lớp nền (lớp sắt oxalat) nhằm củng cố tăng hiệu quả của lớp phốt phát. Trộn phốt phoric soda và ôxít titan cũng có thể được sử dụng
Phốt phát hóa (1-3 phút)
- Màng phốt phát (0,5 ÷ 3 µm) có tác dụng nâng cao sự bám chắc của lớp màng sơn nhúng tĩnh điện và cũng chống ăn mòn hóa học của lớp màng.
- Bề mặt ngoài của lớp phốt phát thay đổi nhiều tuỳ vào những điều kiện như nhiệt độ, thời gian nhúng, độ đậm đặc… Vì vậy yêu cầu cần phải điều kiển dây chuyền cẩn thận
Rửa nước cuối cùng (2-3 phút)
Rửa nước cuối cùng không đủ, phốt phát rắn tách ra trên bề mặt sẽ được mang vào bể nhúng. Lớp phốt phát ngưng tụ ở giai đoạn làm khô cản trở sự taọ thành các khuyết tật như nhiễm bẩn khô, nhiễm bẩn ướt và biến màu trên bề mặt. Việc rửa nước tổng thể lần cuối. Vòi nước công nghiệp và vòi nước tinh khiết là hai loại nước thường được sử dụng để rửa. Trong trường hợp này chất lượng của nước tinh khiết cần phải được chú ý. Tính dẫn điện của nước nên được giữ dưới 5 ÷ 20 µV/cm và thể tích nước phải phù hợp với kích thước của sản phẩm được nhúng.
Làm khô sản phẩm (tối đa 10 phút)
- Nếu lớp màng đã xử lí không ráo nước, nó sẽ gây ra khó khăn trong tiến trình nhúng tĩnh điện do tính dẫn của nước quá nhiều.
- Để nâng cao đặc tính nhúng của lớp sơn nhúng tĩnh điện thì cần thiết phải làm khô nước trên lớp màng đã được xử lí ở nhiệt độ 60 ÷100 °C tối đa trong 10 phút . Nhiệt độ bề mặt nhúng nên thấp hơn 50°C. Nhiệt độ cao hơn làm cho lớp màng không đồng đều, bọt khí, bề mặt ngoài thô và nâng cao nhiệt độ của hồ.
- Nếu tiến trình làm khô không thể dùng được, sẽ có lớp phủ mờ của lớp sơn nhúng tĩnh điện trước khi nhúng. Phương pháp khác có thể thay thế là tăng điện thế sau khi nhúng hoàn toàn bề mặt hồ.
Lớp sơn nhúng tĩnh điện (2÷3 phút)
- Trên ô tô hiện này thường sử dụng sơn nhúng tĩnh điện katốt bởi vì hiệu quả chống gỉ của nó cao hơn.
- Bằng cách sử dụng dòng điện, có hai phương pháp có thể dùng: điện vào trước (tăng điện áp trước khi nhúng) và điện vào sau (tăng điện áp sau khi nhúng) cho ta lớp sơn có bề dày 15 - 30μm.
- Nhiệt độ của hồ sơn: độ tác dụng của sơn nhúng tĩnh điện thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ của hồ sơn. Nhiệt độ của hồ sơn tự nó nâng lên trong quá trình kết tủa điện phân và khuấy trộn (nhiệt môtơ). Vì vậy nó phải được điều chỉnh ở mức xác định ± 1°C.
- Phương pháp nhúng tĩnh điện có chất lượng cao hơn các phương pháp nhúng khác trong khi việc điều khiển được yêu cầu cẩn thận để đảm bảo sự vận hành êm dịu. - Nếu sự điều khiển và duy trì làm không đúng quy cách thì sẽ không thể nhận được
lớp màng theo mong muốn và thậm chí sản phẩm hoàn thành sẽ có nhiều vấn đề nghiêm trọng.
- Mục đích điều khiển:
+ Để giữ chất lượng hồ sơn ở trạng thái tốt + Để đạt được lớp màng đồng đều
+ Để ngăn chặn những vấn đề xấu xảy ra + Để giữ cho thiết bị ở trạng thái tốt + Để điều chỉnh và bổ sung sơn
+ Để ngăn cản vấn đề ô nhiễm môi trường
Rửa nước
- Sơn không bám dính tách ra khỏi vật gia công sau khi kéo ra khỏi hồ sẽ gây ra nhiều vấn đề như bề mặt ngoài không bằng phẳng, không đồng đều … Vì vậy nước rửa rất quan trọng đảm bảo đem lại hiệu quả cao cho lớp màng.
- Thêm vào đó, sơn nhúng tĩnh điện ngay tại những phần lõm vào được mang ra khỏi hồ. Những sơn mang ra được nhúng vào nước để thu hồi lại.
- Sự thu hồi chất rắn được mang ra
- Vật nền được nhúng vào với bộ siêu lọc và nước tinh khiết vào bể tuần hoàn lại để thu hồi.
- Nâng cao chất lượng bề mặt
- Những sơn nhúng tĩnh điện không bám sẽ được rửa với vòi nước vặn từ 2-3 giai đoạn sau đó theo ra rửa sau cùng với nước tinh khiết.
- Rửa ngay bằng vòi sau khi đem vật nền ra khỏi hồ. Nếu ta làm càng sớm thì sẽ nhận được bề mặt ngoài càng tốt hơn.
Sấy
- sự oxi hoá bởi nhiệt
- sự tạo thành liên kết ngang bởi nhiệt tách ra của khối isocyanna - Lò sấy yêu cầu giữ nhiệt độ từ 110 ÷ 180°C trong 30 phút - Phương pháp
- Phương pháp sấy trực tiếp
+ Phương pháp trao đổi nhiệt (gia nhiệt gián tiếp) + Nhiên liệu: dầu nặng, dầu hoả
+ Khí propan, khí butan + Điện
Yêu cầu của lò sấy: