1. Làm giá bán
Là việc quyết định mức giá mà chúng ta đòi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, khi định giá cần phải:
- Biết các chi phí kinhdoanh
- Thăm dị giá của các đối thủ cạnh tranh - Tìm được giá mà khách hàng chấp nhận
- So sánh các giá của sản phẩm mới với giá của hàng hóa hiện hành
Trong kinh doanh thương mại thì giá bán quan trọng hơn giá thành. Vì giá bán quyết định lượng hàng dịch vụ và doanh thu
Doanh thu từ bán hàng gồm 3 phần
- Chi phí trực tiếp: Là chi phí cho việc bán tồn bộ hàng (kể cả chi phí vận tải)
- Chi phí gián tiếp: các chi phí vận hành, điểm kinhd oanh, tiền lương, thuê bao, bảo hiểm, điện thoại…
- Lãi hợp lý: Là tỷ lệ % so với giá bán
Khi làm giá bán từng mặt hàng phải đảm bảo doanh thu trang trải được cả 3 phần trên, cụ thể:
Giá bán = giá mua + chi phí thêm
Chi phí thêm là chi phí vận hành và lãi
2. Quy trình bán hàng
Là hệ thống các thao tác kỹ thuật và các cơng việc phục vụ có liên hệ với nhau trong q trình bán hàng được sắp xếp theo một trình tự nhất định, tùy thuộc phương pháp bán, đặc điểm hình thành nhu cầu của khách hàng
Các thao tác kỹ thuật và các cơng việc phục vụ thường có từ khâu: - Tiếp khách hàng
- Tìm hiểu nhu cầu - Giới thiệu hàng hóa
- Thu tiền và giao hàng cho khách
Khi xây dựng quy trình bán hàng cần lợi dụng: Lợi thế về địa điểm, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của người bán hàng.
Chƣơng 7
DỊCH VỤ BỔ SUNG TRONG KINH DOANH THƢƠNG MẠI I. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm dịch vụ I. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm dịch vụ
1. Khái niệm dịch vụ
Ngày nay trên thế giới, nền kinh tế không chỉ đơn thuần với các sản phẩm vật chất cụ thể, mà bên cạnh đó cịn tồn tại các sản phẩm dịch vụ. Tổng thu nhập của một quốc gia cũng như doanh thu của một doanh nghiệp không thể không kể đến sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ (đặc biệt là những ngành dịch vụ có giá trị cao). Ở các nước phát triển, tỷ trọng dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân rất cao, cụ thể ở Mỹ 70% GDP là từ dịch vụ. Nhiều tổ chức kinh tế cá nhân đầu tư tiền của công sức vào các hoạt động dịch vụ, bởi nó đem lại hiệu quả kinh tế cao và đang là xu thế của mọi thời đại. Vậy dịch vụ là gì? Mác cho rằng: Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, địi hỏi một sự lưu thơng trơi chảy, thông suốt, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển.
Như vậy, bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Các Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và động lực phát triển dịch vụ.
Theo lý thuyết kinh tế học, dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế không phải là vật phẩm mà là cơng việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại.
Đang có nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ, theo cách chung nhất có thể hiểu như sau:
Theo nghĩa rộng, dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ 3 trong nền kinh tế quốc dân.
Theo cách hiểu này, các hoạt động kinh tế nằm ngồi 2 ngành cơng nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ.
Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động tiếp tục hỗ trợ, khuếch trương cho quá trình
kinh doanh, bao gồm các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán hàng, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng.
Ví dụ: - Dịch vụ bán hàng, chuyển hàng - Cung cấp thông tin mua bán
- Những dịch vụ kỹ thuật theo tiêu chuẩn của khách - Hướng dẫn tham quan du lịch
- Dịch vụ khách sạn…
2. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ
- Là sản phẩm vơ hình, chất lượng dịch vụ rất khó đánh giá vì nó chịu ảnh hưởng của người bán, người mua, và cả thời gian mua bán dịch vụ đó.
- Là sản phẩm vơ hình, dịch vụ có sự khác biệt về chi phí so với sản phẩm vật chất. - Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên cung cầu dịch vụ không thể tách rời nhau và được tiến hành cùng lúc.
- Dịch vụ không thể cất giữ được trong kho, làm phần đệm điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường như các sản phẩm vật chất khác…
Từ những đặc điểm trên cho thấy kinh doanh dịch vụ thì kỹ năng của người dịch vụ có ý nghĩa quyết định