Cơ sở của bán hàng

Một phần của tài liệu BG-kinhtethuongmaidichvu (Trang 56)

III. Mối quan hệ kinh tế trong thƣơng mại 1 Khái niệm về quan hệ giao dịch thƣơng mạ

1. Cơ sở của bán hàng

Mua và bán hàng hóa đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Theo Mác: “Xét bản thân chúng (về mặt giá trị) thì hàng hóa thành tiền (H-T) và T-H chỉ là sự chuyển hóa của 1 giá trị nhất định, từ hình thái này sang hình thái khác. Nhưng H’-T’ đồng thời lại là sự thực hiện giá trị thặng dư chứa đựng trong H’. Đối với H-T thì lại khơng như vậy. Chính vì vậy mà bán quan trọng hơn mua”

Như vậy kinh doanh thương mại là phải có mua và bán, song bán quan trọng hơn mua. Vậy bán hàng là sự chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về 1 giá trị sử dụng nhất định

Hoạt động thương mại trong cơ chế thị trường với triết lý kinh doanh hàng hóa là:

- Khách hàng chỉ ưa thích những sản phẩm dịch vụ phù hợp với yêu cầu của họ (bán cái thị trường cần)

- Khách hàng chỉ ưa thích những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, giá cả phải chăng (người tiêu dùng ln ln có sự cạnh tranh)

- Khách hàng không mua hết sản phẩm dịch vụ nếu người bán hàng tổ chức chưa tốt các hoạt động dịch vụ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm

- Nhiệm vụ của người bán hàng phải luôn luôn củng cố thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, tức là phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào

Từ khái niệm và triết lý trên cho thấy bán hàng có ý nghĩa rất lớn, vì: + Chỉ có thơng qua bán hàng, giá trị sản phẩm mới được thực hiện

+ Bán hàng nhanh, chậm ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh + Bán hàng tự bản thân nó khơng phải là chức năng sản xuất nhưng lại là yếu tố cần thiết của tái sản xuất kinhdoanh

Một phần của tài liệu BG-kinhtethuongmaidichvu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)