Do đặc điểm du lịch là đa dạng và phong phú, gồm nhiều tổ chức, thành phần cùng tham gia. Do đó cần phải có kiến thức du lịch, văn hóa, phong cách…. Và phải kết hợp đồng bộ từ trung ương tới địa phương, cơ sở. Một trong những mắt xích đó khơng đáp ứng được u cầu của khách đều dẫn tới hạn chế khách, kém hiệu quả trong kinh doanh du lịch
2. Xu hƣớng phát triển du lịch
Theo báo cáo của WTO tại hội nghị du lịch Đong á thái bình dương ngày 19/3/1993 tại Malila Philipin thì du lịch trong vùng có những nét đặc trưng sau:
- Vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức độ vừa phải - Gia tăng cạnh tranh giữa các nước trong vùng
- Việc tự do hóa, tư nhận hố nhiều hơn đã kích thích các tiềm lực thị trường nhận khách và thị gửi khách
- Mối quan hệ giữa các loại hình du lịch kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường được gia tăng
- Khách du lịch hiểu biết nhiều hơn về các điểm đến du lịch, đạt yêu cầu nhiều hơn về các Tour du lịch cũng như các dịch vụ được lựa chọn
- Kinh doanh du lịch ngày càng bị thống trị bởi 1 số ít những lữ hành lớn có tính chất đa quốc gia (đặc biệt là các hãng hàng không)
Từ những vấn đề trên, hướng tới để kinh doanh du lịch đạt hiệu quả cao: - Ngành du lịch phải chuyên mơn hóa hịan tồn
- Phải biết đầy đủ, nắm rõ nhu cầu của thị trường, cơ sở hạ tầng
- Ngành du lịch phải triển khai quy hoạch tổng thể phát triển tương ứng với tiềm năng của đất nước; xây dựng các chương trình, các điểm du lịch hấp dẫn, nâng cao trình độ văn hóa, chất lượng dịch vụ phù hợp cho mọi loại khách
Chƣơng 10
HẠCH TOÁN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ I. Hạch toán kinh doanh thƣơng mại I. Hạch toán kinh doanh thƣơng mại
1. Bản chất của hạch toán kinh doanh
- Hạch toán kinh doanh cũng là hạch toán kinh tế (trước đây), song vì chuyển sang cơ chế thị trường nên gọi là hạch toán kinh doanh.
- Hạch toán kinh doanh bao gồm: + Quá trình hình thành thu nhập. + Sự bù đắp các chi phí.
+ Hình thành và sử dụng lợi nhuận.
- Hạch tốn kinh doanh có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh tế.
+ Vừa là một phạm trù kinh tế (là một mảng, một lĩnh vực của quản lý kinh tế). + Vừa là hệ thống các phương pháp tính tốn kết quả và hiệu quả.
2. Đặc điểm của chế độ hạch toán kinh doanh thƣơng mại
- Được thực hiện trong lĩnh vực phân phối và lưu thơng. Do đó nó quyết định thành phần của vốn, thu nhập, chi phí và lợi nhuận.
- Thu nhập và lãi của các doanh nghiệp thương mại được hình thành chủ yếu trong khâu bán hàng và các hoạt động dịch vụ.
- Cơ cấu chi phí lưu thơng:
+ Loại không làm tăng giá trị hàng hố (chỉ làm thay đổi hình thái giá trị H-T), việc hồn bù chi phí do giá trị thặng dư tạo ra trong cơng nghiệp và nông nghiệp.
+ Loại làm tăng giá trị hàng hố: ghép đồng bộ, bao gói, vận chuyển, sơ chế... đó là q trình tiếp tục sản xuất trong khâu lưu thơng. Loại chi phí này được tính vào giá trị mới của hàng hố (chi phí mới bỏ ra + thặng dư).
- Cơ cấu vốn:
+ Trong cơng nghiệp thì vốn cố định là chủ yếu.
+ Trong thương mại thì vốn lưu động là chủ yếu (80%).
3. Nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh doanh thƣơng mại
- Tự chủ kinh doanh, khác với hạch toán thời kỳ bao cấp, kinh doanh trong thương mại trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp được quyền tự chủ kinh doanh, song doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm kết quả và hiệu quả kinh doanh của mình, lãi hưởng, lỗ chịu.
- Lấy thu bù chi và phải có lãi, nghĩa là doanh nghiệp phải tự trang trải mọi khoản chi và phải có lãi.
- Thực hiện chế độ khuyến khích kinh tế và trách nhiệm vật chất, nghĩa là thực hiện chế độ thưởng, phạt nghiêm minh bằng vật chất. Vì thế thơng qua hạch toán để biết được bộ phận nào làm tốt, bộ phận nào làm không tốt mà xác định rõ ràng thưởng, phạt để các bộ phận cùng làm tốt.
- Thực hiện giám đốc bằng tiền các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có nghĩa là dùng đồng tiền để giám sát, theo dõi mọi hoạt động kinh doanh bằng các chỉ tiêu kinh tế:
+ Giá trị gia tăng.
+ Cơ cấu các loại vốn cho sản xuất. + Phân phối lợi nhuận.
Việc giám sát các hoạt động kinh doanh do:
+ Bộ phận tài chính, kế tốn của doanh nghiệp giám sát hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp.
+ Các cơ quan tài chính của Chính phủ có trách nhiệm giám sát hoạt động của từng doanh nghiệp.