ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 77 - 79)

1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 1.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030

Xây dựng huyện Hớn Quản đến năm 2025 cơ bản trở thành huyện có ngành nơng nghiệp phát triển theo chiều sâu trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến cuối giai đoạn tỷ trọng công nghiệp, đô thị, thương mại – dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng Hớn Quản trở thành huyện nông thôn mới.

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết tồn dân; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân; bảo đảm ổn định chính trị, xã hội; xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, khu vực phòng thủ vững chắc.

Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo sự chuyển biến căn bản trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với phát triển trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, đưa kinh tế nông nghiệp phát triển theo chiều sâu gắn với thị trường tiêu thụ và hiệu quả sản xuất; tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, hợp tác xã; chú trọng phát triển nguồn nhân lực; sớm hồn thành các tiêu chí xây dựng huyện nơng thơn mới; giữ vững, ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030

Khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực, thế mạnh của huyện; tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, phát triển tồn diện cả chiều rộng và chiều sâu; cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao năng lực cạnh tranh; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học công nghệ trong tất cả các ngành, lĩnh vực; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh.

1.2. Quan điểm sử dụng đất

- Tài nguyên đất đai thuộc loại tài nguyên có nguồn gốc cố định, vì vậy, quan điểm chung trong khai thác bố trí sử dụng đất là phải phân bổ đất đai hợp lý, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững; cho phép sử dụng nguồn tài nguyên đất và nguồn vốn đất đai nhằm mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế và cơng bằng xã hội; đồng thời tạo lập được một hệ thống quản lý đất đai có thể chế hành chính chặt chẽ, thủ tục hành chính đơn giản và điều tiết hợp lý lợi ích trong quan hệ đất đai.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện việc kế hoạch hóa q trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao

Ủy ban nhân dân huyện Hớn Quản 2021

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Hớn Quản 66

động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện. Đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh của tỉnh trong tình hình mới; phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

- Việc tính tốn, cân đối, phân bổ nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực, địa phương trên cơ sở đáp ứng được chỉ tiêu của cấp tỉnh và định hướng từ cấp trên nhằm đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, nhằm khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Khai thác sử dụng đất phải đi đôi với bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn định lâu dài và bền vững. Trong nông nghiệp, sử dụng đất phải tối ưu được coi là nền tảng để xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, phương châm đất nào cây con ấy, phải gắn chặt Đất - Nước - Khí hậu với cây trồng, vật ni thành một thể thống nhất; chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi theo hướng tăng năng suất và chất lượng; tăng dần các sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Trong cơng nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, ưu tiên giành đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng; hình thành các khu dân cư trung tâm xã tập trung với kiến trúc phù hợp, cơ sở hạ tầng đồng bộ, phát triển các tuyến dân cư dọc theo các trục đường chính theo hướng tập trung trên cơ sở mở rộng, chỉnh trang các tuyến và điểm dân cư hiện có, tránh bố trí phân tán và trùng lặp vào các khu vực đã dự kiến phát triển dịch vụ, công nghiệp, du lịch. Dành một quỹ đất hợp lý để bố trí vào mục đích xử lý chất thải, chôn lấp rác thải.

1.3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai và đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của huyện, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dưới đây là một số định hướng sử dụng đất đến năm 2030 và xa hơn:

Sản xuất nơng nghiệp địi hỏi đất đai có những chất lượng nhất định, liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nơng hố của đất và khí hậu, chế độ nước, khả năng tưới tiêu, địa hình, vị trí phân bố, mức độ tập trung đất đai trong không gian, vốn, lao động, cũng như yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm,… Vì vậy, khi bố trí sử dụng đất nơng nghiệp cần đáp ứng:

Từng bước hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp tập trung theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao đối với thị trấn Tân Khai, xã Tân Quan; phát triển nông nghiệp hữu cơ đối với xã An Khương, xã Tân Hưng, xã Thanh An làm cơ sở để nhân rộng và phát triển ra phạm vi tồn huyện.

Tích cực phối hợp, hỗ trợ thực hiện Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 500 ha tại xã Minh Đức. Phát triển các hợp tác xã, trang trại chăn nuôi bền vững gắn với xây dựng cơ sở, vùng chăn ni an tồn dịch bệnh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo môi trường. Quy hoạch, đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản sạch tiến tới xây dựng sàn giao dịch nông sản của huyện.

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và q trình đơ thị hóa một cách hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa đô thị và nông thôn, tăng cường kết

Ủy ban nhân dân huyện Hớn Quản 2021

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Hớn Quản 67

nối nông thơn - đơ thị, phối hợp các chương trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị;

Xây dựng huyện đạt chuẩn nơng thơn mới, trong đó xây dựng xã Thanh Bình, xã Đồng Nơ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

- Ưu tiên dành đất cho sản xuất các cây lâu năm với những cây trồng vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có khả năng che phủ đất và bảo vệ mơi trường,...

Theo đó, đến năm 2030 dự kiến quỹ đất phụ vụ sản xuất nông nghiệp khoảng 50.000 - 57.000 ha.

Khu vực chuyên trồng lúa nước, theo chủ trương quản lý quỹ đất lúa, nên khoanh vùng 830 ha đất lúa, duy trì ổn định 75 ha lúa chuyên.

Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm khoảng 45.000 - 47.750 ha Khu vực rừng phòng hộ 507 ha

Khu vực rừng sản xuất 5.310 ha

Khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp 1.445 – 1.500 ha Khu đô thị - thương mại - dịch vụ 427-500 ha

Khu du lịch 25-30 ha

Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn 10.200 ha

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)