Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 43 - 44)

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1.2. Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân

1.2.1. Về thành tựu

Từ khi thành lập đến nay công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hớn Quản từng bước đã có những chuyển biến tích cực, hệ thống quản lý đất đai được tăng cường từ cấp huyện đến cấp xã. Đã xác định và thành lập bản đồ địa giới hành chính của huyện và các xã, phường. Có bản đồ địa chính của các xã, phường làm cơ sở cho các công tác quản lý đất đai.

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ đạt được kết quả nhất định, đã tổ chức lập, điều chỉnh QHSDĐ giai đoạn đến 2010 đến năm 2020 và KHSDĐ hàng năm từ 2015 đến nay theo Luật Đất đai năm 2013. Hiệu quả sử dụng đất được nâng lên.

Hệ thống tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác quản lý đất đai ngày càng được kiện tồn, trình độ chun mơn ngày càng được nâng cao. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan không ngừng được hồn thiện đã đi vào cuộc sống và có những tác động tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Huyện Hớn Quản.

Các kỳ kiểm kê đất đai 5 năm và công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện đầy đủ theo luật định. Công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất ở Huyện Hớn Quản thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo nguồn thu ngân sách của nhà nước và thuận tiện cho người SDĐ thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Việc kiểm tra giám sát thực hiện quyền, nghĩa vụ của người SDĐ được tăng cường, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân trên địa bàn huyện ngày càng nâng lên, số lượng vụ việc sai phạm từng bước giàm dần, giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu nại về đất đai, từ đó số lượng hồ sơ tranh chấp đất đai đã giảm dần qua các năm.

1.2.2. Về hạn chế, tồn tại

Một số văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của tỉnh khi áp dụng cho huyện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể như quy định hạn mức tách thửa, quy định xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp,...

Trong công tác đăng ký đất đai, bản đồ địa chính chính quy được thành lập chưa hồn thiện ở cấp xã, khó khăn cho cơng tác cập nhật biến động; bản đồ hiện trạng được thành lập trên cơ sở bản đồ địa chính cũ nên mức độ chính xác khơng cao.

Cơng tác quy hoạch, KHSDĐ được phê duyệt chậm, chưa đồng bộ gắn kết với các quy hoạch chuyên ngành. Việc dự báo nhu cầu SDĐ chưa sát với thực tế, số lượng cơng trình xây dựng chưa theo quy hoạch còn nhiều, việc chuyển dịch cơ cấu SDĐ theo quy hoạch cịn chậm. Người SDĐ khơng thực hiện đăng ký nhu cầu SDĐ trước 01 năm; KHSDĐ hàng năm đạt tỷ lệ chưa cao.

Nhiều dự án khi triển khai thu hồi đất đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các hộ dân nhưng khi có quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án thì chủ đầu tư khơng có vốn để chi trả, gây khó khăn cho đời sống của người bị thu hồi đất. Giá bồi thường, hỗ trợ, nhất là giá đất cụ thể bồi thường chưa được sự đồng thuận của người SDĐ. Các văn bản quy định của địa phương bị thay đổi, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, tạo sự không công bằng về mức bồi thường, hỗ trợ giữa các dự án. Các khu tái định cư

Ủy ban nhân dân huyện Hớn Quản 2021

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Hớn Quản 32

tập trung để giải quyết chính sách tái định cư cho các hộ dân có đất thu hồi nhưng khơng đủ diện tích để đáp ứng nên có trường hợp đất thu hồi phải giải quyết tái định cư bằng tiền.

1.2.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Hệ thống pháp luật về đất đai thay đổi mới được ban hành từ năm 2013, nhưng vẫn còn một số nội dung quy định của pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn địa phương, hạn chế việc thực hiện các quyền của người SDĐ; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của tỉnh có nội dung cịn chồng chéo, chưa cụ thể hóa sát thực tiễn phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần đã gây rất nhiều khó khăn trong q trình thực hiện của cấp huyện.

Quy hoạch, điều chỉnh QHSDĐ cấp huyện thực hiện chậm do chờ chỉ tiêu cấp trên phân bổ. Nhiều dự án thực hiện không theo quy hoạch SDĐ đã được phê duyệt. Giá đất cụ thể chưa sát với thị trường, quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xây dựng giá đất cịn nhiêu bất cập. Bản đồ địa chính chính quy chưa hồn chỉnh và cơ sở dữ liệu chưa được thành lập nên hoạt động của VPĐK đất đai chưa mang lại hiệu quả.

Chi nhánh VPĐK đất đai là đơn vị sự nghiệp có thu, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Tài nguyên và Môi trường nên cơ chế phối hợp chưa thật chặt chẽ với huyện trong công tác quản lý đất đai. Thời gian giải quyết hồ sơ đất đai kéo dài do chưa quản lý chặt chẽ giai đoạn đầu (giai đoạn đo đạc) gây phiền hà cho người SDĐ.

Ý thức của người dân trong SDĐ khi thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ, đăng ký nhu cầu SDĐ cịn nhiều hạn chế và cơng tác tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)