CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Quản Trị Chiến Lược Công ty SABIC (Trang 40 - 45)

I. PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY

2.CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

SABIC có mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn cầu với hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tính đến năm 2011, công ty hiện có 60 nhà máy sản xuất trên khắp thế giới, trong đó có 21 nhà máy sản xuất tại Trung Đông ( 18 ở Ả Rập và 3 ở Bahrain); 17 nhà máy sản xuất tại các nước Châu Mỹ ( 11 nhà máy ở Mỹ, 2 nhà máy ở Canada, 2 ở Mexico, 1 ở Argentina và 1 ở Brazil); ở châu Âu, SABIC có 13 nhà máy sản xuất ( Hà lan: 5, Ý: 2, UK: 2, Úc: 1; Belgium: 1, 1 nhà máy ở Đức và 1 ở Tây Ban Nha); SABIC có 9 nhà máy sản xuất ở Châu Á ( Trong đó có 4 nhà máy ở Trung Quốc, còn lại 5 nhà máy ở 5 nước: Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan). Nguồn: http://www.slideshare.net/michielevers/sabic- today-20022012-english-v-11.

SABIC đã có 12 trung tâm công nghệ ở Ả Rập, Châu Âu, Châu Mỹ và Ấn Độ, trong đó có 3 nhà máy nghiên cứu và công nghệ chính với quy mô lớn: 1 ở Mỹ, 1 ở Ấn Độ và 1 ở Jubail. Ngoài ra, công ty còn có 4 trung tâm ứng dụng tại Ả rập Saudi, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ở Ả Rập Saudi, công ty có 20 khu phức hợp mang tầm cỡ thế giới và 19 trong số đó đặt tại 2 khu vực lớn nhất - 1 ở Al-Jubail và 1 ở Yanbu

SABIC có một hệ thống các nhà máy và các trung tâm kiểm soát, chi nhánh, các văn phòng hầu như trên phạm vi toàn cầu

Khi mở rộng ra nước ngoài, SABIC đã tận dụng những thế mạnh của nó để có thể cạnh tranh với các đối thu toàn cầu:

+ Sử dụng nguồn nguyên vật liệu giá rẽ đối với các lĩnh vực hóa chất cơ bản, polyme là lợi thế cạnh tranh chính của SABIC đối với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu khi thực hiện mở rộng ra thị trường nước ngoài. SABIC sử dụng nguồn nguyên liệu với mức giá thấp nhờ sự

giảm giá của chính phủ (0.75USD/mmbtu) làm giảm chi phí nguyên liệu thô để sản xuất ethylene. Do đó, chi phí bằng tiền mặt để sản xuất ethylene của một nhà máy ethane-feed của SABIC và các nước Trung Đông 150-200USD/mt so với 400-500USD/mt ở Mỹ. Mặt khác, các nhà sản xuất hóa dầu tại các nước phương Tây và châu Á có được nguồn nguyên liệu đó ngoài thị trường tự do ở mức giá khác nhau, từ khoảng 3.5-5.0USD/mmbtu

+ Đối với lĩnh vực Nhựa cải tiến, Kim loại SABIC tận dụng khả năng tạo ra các sản phẩm cải tiến của mình để dành lợi thế cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Với hơn 5.000 bằng sáng chế toàn cầu, SABIC Innovation Plastics giải pháp tiên tiến bao gồm hàng ngàn vật liệu thiết kế, trên thị trường với nhiều thương hiệu trên toàn thế giới công nhận như là nhựa Lexan *, Noryl *, Ultem, Valox và Xenoy, các hợp chất đặc biệt LNP, Exatec *. Các giải pháp mà họ đưa ra được sản xuất tại 38 cơ sở sản xuất và hỗn hợp để đáp ứng các nhu cầu của 30.000 khách hàng trên toàn thế giới. Bảy trung tâm toàn cầu ứng dụng công nghệ tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ hỗ trợ sự tăng trưởng của danh mục sản phẩm SABIC Innovation Plastics thông qua ứng dụng tiên tiến và quá trình phát triển, và hỗ trợ khách hàng chuyên dụng trên toàn thế giới.

Theo Mohamed Al-Mady, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SABIC: “SABIC Innovative Plastics là một bước quan trọng mang tính chiến lược khác trong sự phát triển toàn cầu của chúng tôi và tiếp tục cam kết phục vụ khách hàng của mình - cả về mặt địa lý và việc đáp ứng được nhu cầu về những giải pháp và những sản phẩm dùng chất dẻo cải tiến sẽ đem đến giá trị nổi bật.”

Cách thức xâm nhập ra thị trường nước ngoài: Để có bành trướng ra toàn cầu, SABIC đã sữ dụng một số hình thức như xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài, liên minh, liên doanh, mua lại

+ SABIC mở rộng hoạt động sang các nước châu Á, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ đang là hai khu vực tiềm năng bởi nguồn cung dồi dào cũng như thị trường tiêu thụ rộng lớn của nó.

Các thị trường địa lý chính đối với sản xuất hóa dầu Ả Rập Saudi bao gồm các nền kinh tế mới nổi châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dù các công ty Saudi chẳng hạn như xuất khẩu SABIC hơn 40 quốc gia, Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục là thị trường chính của họ. Với kế hoạch đầu tư mới, SABIC- một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất hoá chất, phân bón, nhựa và kim loại do Mohamed al-Mady làm Tổng giám đốc- tuyên bố rằng họ đã có được giấy phép phát hành trái phiếu Hồi giáo "sukuk" tăng lên 1,34 tỷ USD. Theo ông Mady, tập đoàn sẽ tập trung vào các nền kinh tế châu Á đang phát triển nhanh, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, để hoàn thành các mục tiêu của mình. Trong thời gian qua, châu Á đã trở thành một thị trường ngày càng quan trọng đối với công nghiệp hoá dầu, chiếm khoảng 60% hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh mối lo ngại về sự gián đoạn cung ứng khí đốt tiềm năng ở Arập Xêút trong bối cảnh nhu cầu về nguồn tài nguyên quý giá này tăng cao. Trả lời phỏng vấn tờ "Thời báo tài chính" gần đây, ông Mady khẳng định rằng SABIC là một tập đoàn toàn cầu và đang tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thô khắp nơi trên thế giới, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là những nước mà công ty cho là có nhiều cơ hội hơn cả. Đó là lý do tại sao SABIC bắt đầu đàm phán đầu tư xây dựng một số nhà máy ở Trung Quốc, nơi gần về phía khách hàng chính

của nó, sẽ giúp SABIC giảm một phần lớn chi phí hậu cần và bảo đảm mối quan hệ lâu dài với khách hàng chiến lược chính. Điều tương tự cũng áp dụng cho phần còn lại của thế giới. Nam Mỹ có trữ lượng rất lớn về hóa dầu, dầu khí và đặc biệt là trong kinh doanh phân bón và chất dẻo. Nó được dự kiến sẽ là một nhà cung cấp lớn cho thị trường Bắc Mỹ ngoài châu Âu và châu Phi trong vài năm tới.

 Tháng 3/2008, tập đoàn này (với 70% cổ phần do chính phủ Arập Xêút nắm giữ) đã ký một thoả thuận khung với Tổng công ty Hoá chất và Xăng dầu Trung Quốc (SINOPEC) để xây dựng một nhà máy sản xuất ethylene trị giá 1,7 tỷ USD ở phía Bắc thành phố Thiên Tân (Trung Quốc). Nếu thoả thuận tiếp tục được thúc đẩy, đây sẽ là liên doanh đầu tiên của Sabic ở Trung Quốc, với SINOPEC là nhà cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.

 Đầu tư xây dựng một phức hợp hóa dầu ở Trung Quốc: Trong tháng 7 năm 2009, SABIC đã nhận được sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc để xây dựng một phức hợp công ty hóa dầu với 3 tỷ USD ở Trung Quốc, điều này nhằm giúp công ty có thể đạt được một chỗ đứng trong thị trường hóa chất phát triển nhanh nhất của thế giới.

 Trong tháng 5 năm 2011, SABIC mở công nghệ mới và trung tâm đổi mới ở Trung Quốc và Ấn Độ. Trung tâm T & I ở Thượng Hải, Trung Quốc sẽ nơi ở mới của Trụ sở chính khu vực China Greater (RHQ) và sẽ giám sát các hoạt động khu vực, bán hàng và các hoạt động tiếp thị. Nó cũng mũi nhọn nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hóa dầu mới và sáng tạo cho châu Á. Trung tâm T & I ở Bangalore, Ấn Độ, sẽ tập trung vào các lĩnh vực đa dạng của các nghiên cứu. Cả hai trung tâm này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2013.

 Để mở rộng bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở châu Phi, công ty, trong tháng 9 năm 2010, đã mở một văn phòng mới ở Cape Town, và trong tháng tiếp theo, đã mở trụ sở tại Ma-rốc.

+ Để mở rộng hoạt động ra thị trường Châu Âu, SABIC đã mua lại các công ty hóa dầu của tập đoàn Hà Lan

Tháng 7 năm 2002, SABIC bắt đầu lấn sân đến thị trường Châu Âu sau khi đạt được

thỏa thuận mua lại với giá 1,983 triệu USD các doanh nghiệp hóa dầu của tập đoàn Hà Lan. Với sự phát triển thị trường ở Châu Âu, chi nhánh của công ty tại đây (SEP) đã sản xuất được hơn 2 triệu tấn Polyme và hơn 5 triệu tấn hóa chất thô, có hơn 3.000 nhân viên và 2 địa điểm sản xuất ở Geleen Hà Lan và Gelsenkirchen Đức. Điều này đã giúp công ty trở thành 11 công ty hóa dầu lớn nhất thế giới. Mục đích của việc mua lại này nhằm giúp cho việc phát triển và mở rộng của công ty, là bước đệm để trở thành một công ty toàn cầu thực sự.

+ Hoạt động của SABIC ở Mỹ cũng như các thị trường Châu Âu, Châu Á được mở rộng hơn sau khi công ty mua lại GE Plastics, đặc biệt đối với lĩnh vực nhựa: Thương vụ chuyển nhượng công ty GE Plastics thuộc tập đoàn General Electric (Mỹ) trị giá 11,6 tỷ USD của SABIC năm 2007 đã trao cho tập đoàn này quyền kiểm soát các nhà máy của GE Plastics ở Trung Quốc cũng như châu Âu và Mỹ. Thương vụ này là một phần trong chiến lược mở rộng sản xuất các sản phẩm nhựa đặc biệt sử dụng trong công nghiệp tự động, máy tính và thậm chí cả công nghệ vũ trụ, nhằm tăng 20% doanh thu của SABIC vào năm

2020. Sự hiện diện của SABIC ở Mỹ đã được tăng cường hơn sau thương vụ chuyển nhượng này.

 10/2003, SABIC đã công bố kế hoạch xây dựng trụ sở mới ở Sittard châu Âu và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2005, Cũng trong năm này SABIC và Sud-Chemie - công ty hóa dầu ở Đức hình thành mối quan hệ đối tác 50:50 nhằm thiết kế khoa học, cung cấp công nghệ cho ngành công nghiệp hóa dầu.

Kể từ khi thành lập 1976 trong bối cảnh Arập Xêút đang được hưởng lợi từ sự bùng nổ giá dầu lần thứ nhất, SABIC đã từng bước mở rộng sự hiện diện ở nước ngoài và hiện nay đang hoạt động tại hơn 40 nước từ Braxin đến Hàn Quốc. Trong hơn 30 năm qua, Sabic đã mở rộng hoạt động trên khắp châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Ở châu Âu, Sabic đã có các cơ sở tại Hà Lan, Anh và Đức, trong khi ở châu Mỹ, tập đoàn đang cung cấp các sản phẩm hoá chất và phân bón thiết yếu loại trung bình cho Bắc, Trung và Nam Mỹ cũng như Caribê.

Những thách thức của SABIC khi thực hiện chiến lược toàn cầu:

+ Sức ép từ chính quyền địa phương của các nước mà mà SABIC thâm nhập: đó là những cáo buộc về việc chống bán phá giá đối với Ả- Rập- Xê-Út, các quy định khắt khe về vấn đề môi trường

 Các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ và một số nước châu Âu đã thực hiện mạnh mẽ những cáo buộc chống độc quyền và chống bán phá giá đối với Ả-rập Xê- út, đặc biệt là sau khi vương quốc đã gia nhập WTO vào năm 2005. Những quốc gia này thường xuyên tranh cãi rằng trợ cấp nguyên liệu (etan chỉ USD0.75 / MMBtu) cho sản xuất hóa dầu Saudi tạo thành một lợi thế cạnh tranh không lành mạnh. Các cuộc đàm phán gia nhập WTO của Ả-rập Xê-út cũng đã được kéo dài (12 năm) một phần do các khoản trợ cấp nguyên liệu. Tuy nhiên, tổ chức KSA đã đưa ra các lý do của mình bằng cách lập luận rằng etan là một nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất nước nên được cho phép để khai thác nó vì nó không được xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa được sắp xếp ra hoàn toàn và một số thành viên của WTO như Ấn Độ và Trung Quốc có khiếu nại định kỳ về thực hành chống độc quyền và bán phá giá của Vương quốc Ả rập

Tháng Bảy năm 2010, chính phủ Ấn Độ đã áp đặt thuế chống bán phá giá của hơn 22% các sản phẩm polypropylene trên đất là nguồn nguyên liệu giá rẻ tại Ả-rập Xê-út dẫn đến giá thấp hơn và làm cho nó có tính cạnh tranh cao ở Ấn Độ. Theo Tin Công nghiệp Hóa chất và Intelligence (ICIS), đây là lần đầu tiên áp dụng công thức tính giá của Ả Rập Saudi cho propane và butan, có liên kết với naphtha và cung cấp cho khách hàng địa phương giảm giá khoảng 32% trên CFR Nhật Bản (giá và cước phí ) giá naphtha, đã được gọi là không công bằng bởi nước khác. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu Saudi đã bảo vệ trường hợp của họ nói rằng cơ chế giá propane và butan được cho phép như một phần của thỏa thuận gia nhập của đất nước gia nhập WTO vào năm 2005 và tất cả các thành viên WTO, bao gồm Ấn Độ, đã chấp nhận quan điểm này. Hơn nữa, các nhà xuất khẩu hóa dầu tại Ả-rập Xê-út đã đạt được những thành công bên lề trong việc giải quyết các mức thuế chống bán phá giá. Công ty Saudi có thể để thuyết phục Trung Quốc để thu hồi nhiệm vụ chống bán phá giá của nó vào xuất khẩu methanol từ vương quốc. Trung Quốc đã áp đặt các mức thuế trong tháng 6 năm 2009 để kiểm soát việc tăng nhập khẩu methanol từ Ả-rập Xê-út chiếm 32% nhập

khẩu 5,28 triệu tấn methanol trong năm 2010. Tuy nhiên, xu hướng liên tục của chủ nghĩa bảo hộ có thể gây ra cho các quốc gia khác, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan để noi theo và làm cho các cáo buộc bán phá giá, do đó làm móp đi khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hóa dầu của Saudi tại các thị trường xuất khẩu chủ lực. tuy nhiên Ấn Độ đã bác bỏ thuế chống bán phá giá các các sản phẩm phẩm polypropylene Saudi sau này trong tháng 10 2010.

 Châu Âu và một số nước khác đã thành lập một số luật để ngăn chặn SABIC xâm nhập vào thị trường của mình để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của nó và các sản phẩm quốc gia từ các sản phẩm cơ bản có giá thấp. Đây chính là một vấn đề lớn gây đau đầu để tiếp thị SABIC và luôn luôn có một mối quan tâm rất lớn. WTO có thể giúp đỡ trong vấn đề này, nhưng nó sẽ không giải quyết hoàn toàn. Những cách khác để giải quyết vấn đề này là phải có một thỏa thuận thương mại để đảm bảo tự do thương mại giữa các quốc gia mà lẽ dĩ nhiên có nhiều khó khăn do sự độc đáo của Ả-rập Xê-út là một quốc gia cam kết giá trị Hồi giáo của mình và tin tưởng vào nó

 Do thực tế các ngành công nghiệp hóa dầu là các nhà sản xuất gây ô nhiễm. Chính phủ các nước đều đã đưa ra các quy định môi trường của họ khắt khe hơn đối với SABIC. Ví dụ Mỹ đã tẩy chay sản xuất, nhập khẩu MTBE (một sản phẩm hóa dầu sử dụng nhiên liệu xe hơi), hành động này đã khiến cho tất cả các nhà máy sản xuất sản phẩm này tại Bắc Mỹ phải đóng cửa và một số các nhà máy SABIC chuyển đổi cho các sản phẩm khác có thể có. + Gia tăng chi phí (chi phí hậu cần): Để có thể cung cấp các sản phẩm ra thị trường nước ngoài, SABIC phải thuê ngoài hoạt động vận chuyển của các công ty logistic, điều này đã ngốn một phần lớn chi phí của công ty ( chi phí kiểm soát các hệ thống logistic để đảm bảo cho các sản phẩm của SABIC đến đúng thời điểm). Tất cả các hoạt động logistics được thuê ngoài với các nhà cung cấp dịch vụ Logistic, do đó SABIC không thể kiểm soát tất cả các bộ phận của quá trình chuỗi cung ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản Trị Chiến Lược Công ty SABIC (Trang 40 - 45)