Quá trình lịch sử

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa ngôi nhà truyền thống của người mạ, huyện bảo lâm tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 27)

1.3. Khái quát về người Mạ ở huyện Bảo Lâm

1.3.1. Quá trình lịch sử

Người Mạ thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngơn ngữ Môn - Khơme, sinh sống chủ yếu ở vùng núi ở Nam Tây Nguyên và một phần vùng Đông Nam Bộ. Người Mạ có tiếng nói rất gần gũi với tiếng nói của người M’nơng, Cơ ho, Xtiêng do sinh sống gần nhau. Trong ngôn ngữ của người Mạ yếu tố Môn - Khơme trội hơn hẳn so với các dân tộc cùng nhóm ngơn ngữ ở Bắc Tây Nguyên. Người Mạ thuộc nhân chủng Anđơnêdiên, nhìn chung có tầm vóc thấp, nước da ngăm đen, mặt tương đối rộng, mơi hơn dày, râu thưa, mắt nâu đen, tóc nâu đen và cứng, nhiều người có tóc lượn sóng… Chiều cao trung bình khoảng 1,6m đối với nam và khoảng 1,56m đối với nữ [6, tr.221].

Tộc danh Mạ có nghĩa là gì hiện đang cịn có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng theo đa số người Mạ và phần lớn các dân tộc láng giềng cùng nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơme thì “Mạ” được đồng nhất với tên gọi của phương thức canh tác của người làm rẫy (mir). Mạ có nghĩa là người làm rẫy. Phương

thức canh tác nương rẫy của người Mạ cho tới ngày nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến, đặc biệt là với các xã thuộc vùng sâu, vùng xa.

Cho đến nay, các cứ liệu lịch sử liên quan đến vùng đất Lâm Đồng vẫn còn nhiều hạn chế, các phát hiện khảo cổ học cịn ít và chưa được hệ

thống, đánh giá một cách đầy đủ và hệ thống, nên chưa có những nhận định rõ ràng về quá trình lịch sử của người Mạ.

Một số phát hiện khảo cổ học có giá trị được phát hiện tại địa bàn cư trú của người Mạ như: phát hiện bộ đàn đá B’Lao ở Bảo Lộc năm 1983, được xác định thuộc thời hậu kỳ đá mới, có niên đại khoảng 2500 năm tới 3000 năm cách ngày nay. Đặc biệt là các phát hiện và khai quật các di chỉ mộ táng Đại Làng, Lộc Châu thuộc địa bàn huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc ngày nay, với hàng ngàn hiện vật có giá trị bằng nhiều chất liệu khác nhau, trong đó có phát hiện quan trọng là mảnh vải, được cho là một phần của trang phục người Mạ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, cư dân bản địa ở Lâm Đồng không ai khác là những người Môn - Khơme cổ đại, mà hậu duệ của họ là những người Mạ, Mnơng, người Cơ ho và những nhóm nhỏ trong người Cơ ho như Chil, Lạch, Srê, Nộp… Từ khoảng sau thế kỷ 13, những cư dân Môn- Khơme ở Lâm Đồng có sự mở rộng tiếp xúc với các nhóm Mã Lai - Đa Đảo, đặc biệt là người Chăm, một dân tộc rất phát triển vào thời điểm đó, nên đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống xã hội của các dân tộc bản địa Lâm Đồng [6, tr. 291].

Trước thế kỷ 18, Lâm Đồng là vùng đất có rừng núi bao la, là nơi sinh sống của hai bộ tộc lớn thuộc ngữ hệ Môn - Khơme là bộ tộc Mạ và bộ tộc Mnơng. Hai bộ tộc này mang tính liên minh nhiều bộ lạc nhỏ, hình thành trên cơ sở trình độ phát triển và địa bàn cư trú. Từ sau thế kỷ 18, xã hội của người Mnơng và Mạ có nhiều biến đổi mạnh. Bộ tộc Mnông bị người Chăm và các bộ lạc Mnông khác đánh bại nên đã bị đã bị tan rã về mặt cơ cấu xã hội và bộ tộc. Với bộ tộc Mạ vốn trước đây có tầm ảnh hưởng rất lớn tại vùng đất phía Nam tỉnh Lâm Đồng ngày nay cũng bị thu hẹp lại. Bộ lạc Châuro ở phía Nam trước đó chịu ảnh hưởng của người Mạ, nay

cũng tách ra sống riêng trong những vùng đồi núi thuộc tỉnh Đồng Nai, chịu nhiều ảnh hưởng của người Chăm và sau đó là xã hội phong kiến triều Nguyễn. Các nhóm người Cơ ho trước đây vốn chịu ảnh hưởng của người Mạ như Srê, Nộp vào đầu thế kỷ 20 cũng nằm trong vùng đô hộ của thực dân Pháp, nên địa bàn của người Mạ ngày càng bị co cụm vào các vùng núi cao thuộc huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh của tỉnh Lâm Đồng ngày nay [2, tr.295].

Trước đây, do ít có điều kiện tiếp xúc với người Kinh, lại cư trú trong một khu vực khá khép kín, nên người Mạ rất ít biết tiếng phổ thông, nhất là nữ giới và những người cao tuổi. Nhưng trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quê hương người Mạ hầu hết là căn cứ cách mạng, một số khác là vùng tạm chiếm nên việc tiếp xúc với người Kinh cũng thường xuyên và mở rộng hơn và là một nhu cầu trong cuộc sống. Năm 1949 người Pháp trong q trình đơ hộ và truyền giáo đã lập ra bộ chữ Cơ ho dùng chung cho cả người Cơ ho và người Mạ để thuận tiện cho công tác cai trị.

Sau giải phóng, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển vùng đồng bào dân tộc, trong đó có vùng sinh sống của người Mạ, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho người Mạ có cơ hội giao lưu và tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Hiện nay bên cạnh sự phát triển về kinh tế xã hội, hầu hết người Mạ đều biết tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ bên cạnh ngơn ngữ chính của dân tộc mình. Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của người Mạ phát triển khá nhanh, đang hòa nhập với các dân tộc khác trong tỉnh. Xã hội người Mạ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố hiện đại, tác động sâu sắc tới đời sống văn hóa xã hội, làm thay đổi một phần diện mạo của của xã hội truyền thống.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa ngôi nhà truyền thống của người mạ, huyện bảo lâm tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)