1.3. Khái quát về người Mạ ở huyện Bảo Lâm
1.3.3. Hoạt động kinh tế
Xã hội cổ truyền của người Mạ được ví như một công xã nông nghiệp, một đơn vị kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc và gần như biệt lập với nhau. Đất đai và các sản phẩm tự nhiên trong phạm vi ranh giới của làng thuộc sở
hưu công cộng của cộng đồng. Mọi thành viên trong làng đều có quyền bình đẳng trong việc sở hữu một nhóm đất của làng để canh tác và hưởng trọn phần hoa lợi trên mảnh đất mà mình canh tác mà khơng phải nộp tô, thuế cho ai.
Người Mạ là một dân tộc có đời sống kinh nương rẫy là chủ yếu, vùng cư trú của người Mạ có những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho việc làm rẫy, đây là khu vực có rừng nhiều và lượng mưa lớn. Rừng nhiều nên mỗi làng của người Mạ có diện tích lớn để canh tác và xoay vịng chu kỳ làm rẫy. Vì vậy rẫy được để khá lâu sau mỗi mùa vụ. Do lượng mưa lớn nên cây rừng được hồi sinh rất nhanh và tạo được độ phì nhiêu cho đất nên việc canh tác nương rẫy của người Mạ trở nên rất thuận lợi.
Phương thức canh tác nương rẫy truyền thống (mir) của người Mạ còn khá giản đơn và mang tính cộng đồng rất cao. Vào mùa phát rẫy, người ta chọn một khu đất lớn gần làng (boon), có các điều kiện thuận lợi cho việc canh tác rồi chia cho các gia đình từng khoảnh nhỏ để cùng phát, đốt và cùng canh tác trong cùng một thời gian. Việc làm trên để tránh việc đốt rẫy nhỏ lẻ làm lửa cháy lan ra các vùng rừng núi lân cận, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ rẫy của buôn làng.
Hầu hết nương rẫy của người Mạ được trồng lúa, trong đó có các loại lúa nếp và lúa tẻ, canh tác một vụ trong năm và phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Năng xuất lao động chưa cao, sản phẩm làm ra nhiều khi khơng đủ dùng cho cả năm, vì vậy đời sống kinh tế của người Mạ nhìn chung khá nghèo. Quá trình canh tác nương rẫy của người Mạ thường gắn liền với các hoạt động nghi lễ, từ khi chọn rẫy đến khi thu hoạch đều có một nghi lễ với các mục đích khác nhau nhằm tạ ơn thần linh và cầu mong được một vụ mùa bội thu.
Trong hoạt động canh tác nương rẫy, tập quán tương trợ với nhau rất được coi trọng. Sự tương trợ này thể hiện ở mỗi nơi mỗi khác, mỗi khâu
trong quá trình sản xuất cũng khác nhau, nhưng đều mang tính chất đồn kết của một cộng đồng cơng xã.
Ngoài canh tác nương rẫy người Mạ cịn có các loại hình canh tác như ruộng nước, vườn và chăn nuôi gia súc, gia cầm, hoặc săn bắn hái lượm, tuy nhiên số lượng rất ít, hoạt động manh mún, tự phát và hiệu quả chưa cao. Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu dùng giết thịt và dùng trong các nghi lễ nông nghiệp. Với phương thức canh tác và nuôi trồng như trên đã mang lại cho họ hầu như toàn bộ nhu cầu về lương thực và phần lớn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, điều đó khiến xã hội của người Mạ trở nên khép kín tự cung, tự cấp.
Thủ cơng nghiệp của người Mạ chỉ được coi là một loại nghề phụ trong đời sống mỗi gia đình và thường được làm trong những lúc nông nhàn. Phổ biến trong đời sống của người Mạ là nghề đan lát, nghề dệt, nghề rèn, nghề làm gốm…tuy nhiên các sản phẩm làm ra chủ yếu phụ vụ đời sống trong gia đình mà chưa trở thành sản phẩm hàng hóa.
Nghề đan lát là một nghề khá phổ biến trong đời sống văn hóa của người Mạ. Việc đan lát chủ yếu do đàn ơng trong gia đình đảm nhiệm và được thực hiện chủ yếu trong thời gian nông nhàn. Sản phẩm làm ra là những vật dụng dùng trong gia đình như: các loại gùi, rổ, rá, các loại đồ đựng, và dụng cụ đánh bắt cá. Nguyên liệu chủ yếu được chọn là mây, tre, nứa lá được tạo theo nhiều cách khác nhau. Kỹ thuật đan khá tinh sảo, nhiều sản phẩm có kỹ thuật đan rất cầu kỳ và đẹp, có nhiều hoa văn sinh động thể hiện thế giới quan của người Mạ.
Nghề dệt tồn tại khá phổ biến trong đời sống xã hội của người Mạ. Nghề dệt thường do phụ nữ đảm nhiệm và cũng được thực hiện chủ yếu vào lúc nông nhàn. Sản phẩm dệt làm ra chủ yếu là váy, áo, khố, tấm đắp… Người Mạ tuy sử dụng khung dệt cịn khá thơ sơ, nhưng kỹ thuật dệt lại khá cao, trang trí khoa văn khá cầu kỳ và sống động, thể hiện khá rõ nét về đời
sống xã hội và tự nhiên. Chất liệu được chọn là sợi bông, màu sắc được lấy từ tự nhiên, được làm qua nhiều khâu khá cầu kỳ và được dệt trong một khoảng thời gian rất dài, chính vì vậy sản phẩm làm ra khơng nhiều để trở thành hàng hóa. Những sản phẩm dệt tuy vậy đã đáp ứng được nhu cầu về may mặc trong đời sống của mỗi gia đình, một phần dùng để trao đổi với các gia đình khác hoặc sử dụng trong các nghi lễ cưới hỏi.
Nghề rèn trước đây cũng có mặt ở nhiều nơi và chiếm một vị thế quan trọng trong đời sống, tuy nhiên phương thức vẫn cịn đơn giản, thơ sơ. Nghề này do đàn ông đảm nhiệm và cũng được làm chủ yếu vào lúc nông nhàn. Sản phẩm làm ra chủ yếu là nông cụ như dao, xà bách, xà gạt và vũ khí truyền thống như lao, kiếm… Nghề rèn khá phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nương rẫy, sản phẩm làm ra rất ít, chỉ đủ dùng cho nhu cầu canh tác theo từng thời điểm nhất định. Trước đây người Mạ có kỹ thuật luyện sắt thép từ nguồn quặng ở địa phương, tuy nhiên về sau do có sẵn nguồn sắt thép từ việc trao đổi mua bán với miền xuôi nên kỹ thuật này dần bị mai một. Hiện nay nghề rèn cịn lại rất ít và chiếm vị trí khiêm tốn trong đời sống của người Mạ.
Nghề làm gốm trước đây tồn tại khá phổ biến trong xã hội người Mạ, sản phẩm làm ra chủ yếu là các loại nồi đất, bát, đồ đựng…. để phục vụ nhu cầu của gia đình. Sản phẩm làm ra ít, chủ yếu để dùng và trao đổi trong làng. Chất liệu các sản phẩm là gốm thô không tráng men, độ nung khơng cao, độ bền kém nên ít được ưa chuộng. Hiện nay nghề làm gốm khơng cịn tồn tại và phát triển trong đời sống người Mạ, các đồ dùng thay thế được mua bán trao đổi với các dân tộc khác trong vùng.
Việc trồng trọt, tăng gia sản xuất, chăn nuôi quanh nơi cư trú để phát triển kinh tế ít được người Mạ coi trọng, ngồi việc làm nương rẫy thì việc làm vườn và phát triển các cây trồng khác ít được chú ý. Các cây trồng chỉ là những loại rau, quả để bổ xung thêm vào bữa ăn hàng ngày.
Trong thời kỳ thực dân Pháp đơ hộ, đã có một số cây trồng mới được du nhập vào và phát triển, nên hoạt động kinh tế của người Mạ cũng có nhiều biến đổi. Nhiều người Mạ bị bắt làm công nhân trong các đồn điển của Pháp nên cũng đã nắm bắt được một phần kỹ thuật canh tác cây công nghiệp. Sau đó nhiều gia đình đã biết trồng các cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao như chè, cà phê, dâu tằm, cao su…
Kinh tế thương nghiệp gần như không phát triển trong xã hội truyền thống của người Mạ. Hoạt động này chỉ được diễn ra theo hình thức trao đổi hàng lấy hàng. Các vật dụng cần thiết cho người Mạ như chiêng, chóe, đồ trang sức, đồ gốm, nguyên liệu sắt…đều được trao đổi với các dân tộc khác bằng các loại lâm, thổ sản, trâu, bò… Hoạt động trao đổi còn diễn ra giữa các gia đình trong làng với nhau, nhưng khơng được thường xun.
Sau năm 1975 với chính sách di dân phát triền vùng kinh tế mới của Đảng và nhà nước, nhiều cư dân sinh sống ở phía Bắc đã vào sinh sống gần với vùng sinh sống của người Mạ, nên họ có điều kiện để giao lưu tiếp xúc với các kỹ thuật canh tác mới, đây là cơ sở quan trọng để thay đổi cơ cấu kinh tế trong xã hội cổ truyển người Mạ.
Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là thời gian gần đây, các chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế của người Mạ, làm cho đời sống kinh tế của người Mạ đang dần hòa nhập với đời sống kinh tế của các dân tộc anh em khác.