2.1. Ngôi nhà truyền thống của người Mạ
2.1.3. Kết cấu các bộ phận chính của ngôi nhà
Cột nhà (rơrơng hìu)
Hệ thống cột trong ngơi nhà của người Mạ được bố trí thành 3 hàng, chạy dọc theo chiều dài của ngôi nhà và chia đều thành các khoang. Khoảng cách giữa các hàng cột từ 1,5 đến 1,8m. Hệ thống cột của ngôi nhà được chia làm 3 loại chính bao gồm:
Cột cái: gồm hai cột ở hai đầu hồi nhà, nối từ mặt đất lên tới đỉnh nóc. Cột được đẽo trịn, thẳng, có đường kính khoảng từ 15 đến 20cm và một cột chống ở giữa lịng ngơi nhà gắn với nóc có kích thước nhỏ hơn (khoảng 8 đến 10cm). Đây là hai cột chính có tác dụng đỡ một phần sàn nhà và nóc nhà.
Cột vách: Là loại cột gỗ được đẽo trịn, có đường kính khoảng từ 12 đến 15cm, được chôn xuống đất chạy dọc theo hai vách trước và sau của ngôi nhà. Loại cột này được chôn thành hàng, theo những khoảng cách đều nhau, cách nhau khoảng 1,2 đến 1,5m, cao từ 1,8 đến 2,1m tính từ mặt đất. Cột này có tác dụng gắn kết với toàn bộ hệ thống kèo giả, đỡ hệ thống sàn nhà và mái nhà, đồng thời cũng là nơi để tạo nên bộ khung của hai vách ngôi nhà.
Cột chống sàn: Là loại cột gỗ được đẽo trịn, có đường kính khoảng từ 12 đến 15cm, đơi khi đầu cột có chạc để gác cây. Cột này được chơn thành hàng dọc ở giữa lịng nhà. Hệ thống cột này vừa là thành phần chịu lực, đỡ
hệ thống sàn và là điểm tựa để tạo lên vách và đầu hồi ngôi nhà. Tùy theo cấu trúc của ngôi nhà dài hay ngắn mà hệ thống cột này có nhiều hay ít. Với một số ngơi nhà, cột này cịn được gia cố thêm ở nhiều vị trí khác nhau để tăng cường thành phần chịu lực đỡ sàn nhà.
Cột nhà thường được chôn xuống đất sâu khoảng 40cm (tương đương 1 heh theo cách tính của người Mạ), theo những khoảng cách được tính tốn trước. Với kiểu kiến trúc 3 hàng chân cột, nhưng hàng cột giữa chỉ có tác dụng chống đỡ sàn nhà mà khơng có tác dụng đỡ hệ thống mái, hai hàng cột bên là thành phần chịu lực chính cho mái ngơi nhà. Đây là một nét khá độc đáo trong kiến trúc truyền thống của người Mạ. Kiểu kiến trúc này làm cho không gian sống của ngôi nhà người Mạ trở lên thơng thống hơn.
Sàn nhà (n’dia bik)
Sàn nhà được làm từ các loại gỗ cứng và dài, trên hệ thống cột. Loại gỗ được dùng làm sàn nhà cũng là các loại gỗ trịn nhỏ, có đường kính khoảng từ 10 đến 15cm và có độ dài phù hợp với các khoảng cách cụ thể.
Hệ thống sàn nhà người Mạ được coi là một điểm khá đặc trưng của ngơi nhà, nó bao gồm 6 lớp chồng lên nhau, bao gồm 2 lớp gỗ, 4 lớp tre được bố trí theo hướng lớp này liên kết vng góc với lớp kia, lớp trên vật liệu nhỏ và dày hơn so với lớp dưới. Kiểu kết cấu sàn này tạo nên sự vững chắc cho sàn nhà khi sử dụng.
Cũng như một số dân tộc khác ở vùng Tây Nguyên, sàn nhà của người Mạ được làm theo kiểu kết cấu “sàn treo”, các thanh gỗ chịu lực chính được buộc treo lên các hàng chân cột, đôi khi được phụ giúp bằng các ngàm, hoặc cột chống phụ, nhưng kỹ thuật buộc dây treo vẫn là chủ yếu.
Các thanh gỗ dưới cùng chịu lực chính cho sàn nhà, được gắn kết với các hàng chân cột bằng dây mây, kết hợp với ngàm hoặc cột chống phụ có sẵn chạc. Đây cũng được coi là lớp dưới cùng của sàn nhà. Lớp này bao gồm 3 cây đà được bố trí chạy dọc chiều dài của ngôi nhà gắn với 3 hàng chân
cột. Hai thanh đà bên vách được buộc treo vào các cột vách, có khi được gia cố thêm các cột phụ có chạc bên cạnh để tăng thêm phần chịu lực cho sàn nhà. Riêng hàng đà ở giữa nhà được nằm trên đầu cột chống. Các thanh đà này cách nhau khoảng 2m, tương đương với lòng nhà rộng khoảng 4m. Đây được coi là lớp thứ nhất của sàn nhà, nó có khoảng cách từ 0,8m đến 1,2m so với mặt đất, tuỳ theo từng ngôi nhà.
Chồng lên trên ba hàng đà chạy dọc theo chiều dài của ngôi nhà là các hàng đà ngang, liên kết vng góc với các đà dọc ở dưới, tạo thành các ơ hình chữ nhật. Tuỳ theo độ dài của ngôi nhà mà số đà ngang này có nhiều hay ít. Khoảng cách giữa các thanh đà ngang này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các hàng cột vách, thông thường là 1,2 đến 1,5m. Phần kết cấu sàn nhà này được coi là lớp thứ hai của sàn nhà. Sau khi lớp đà ngang được gắn kết với các thanh đà dọc và hệ thống cột, bộ khung sàn nhà đã trở nên vững chắc hơn, bởi các bộ phận đã dựa vào nhau tạo thành khung cơ bản có hình chữ nhật của sàn nhà.
Để tạo một mặt bằng cho sàn nhà, người Mạ dùng các cây tre nhỏ, thẳng và dài, có đường kính khoảng 4 đến 6cm, dài từ 4 đến 6m, xếp theo chiều dọc của sàn nhà đồng thời buộc chồng lên các cây đà gỗ chạy ngang. Khoảng cách giữa các cây tre này khá dày dao động từ 8 đến 10cm. Người ta dùng sợi dây mây dài buộc liên tiếp các cây tre để giữ cho đều trên các thanh đà ngang. Cứ như vậy các cây tre được buộc cho hết chiều rộng của ngôi nhà. Thơng thường các cây tre khơng có đủ chiều dài so với chiều dài ngơi nhà, vì vậy họ phải nối giữa các cây bằng dây buộc tại các điểm liên kết với đà ngang. Tuỳ theo chiều dài của ngơi nhà mà họ cần nối nhiều hay ít.
Khi lớp tre được kết xong cũng là lúc mặt bằng của sàn nhà đã được hình thành rõ nét, đây được coi là lớp thứ 3 của sàn nhà. Lớp này có vai trị quan trọng trong việc tạo ra mặt phẳng cho sàn của ngôi nhà, hơn nữa đây là lớp chịu lực chính và có độ đàn hồi cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết các lớp sàn tiếp sau đó.
Lớp thứ 4 của sàn nhà cũng được làm bằng tre, chẻ nhỏ. Người ta chọn những cây tre già, thẳng và chẻ thành từng thanh nhỏ có chiều rộng khoảng 3cm, vót nhẵn. Các thanh tre này có chiều dài tương đương chiều rộng của ngôi nhà, (khoảng 4m). Thông thường các thanh tre này đã được chuẩn bị từ trước đó và được phơi khô. Các thanh tre này được xếp lên sàn và buộc vng góc với lớp dưới bằng dây mây. Khoảng cách những thanh này khoảng từ 20 đến 25 cm.
Lớp thứ 5 của sàn nhà cũng được làm tương tự như lớp thứ tư, song các thanh tre được buộc theo chiều dọc của sàn nhà, tức là vng góc với các thanh ở lớp thư tư, cách buộc tương tự như lớp thứ tư.
Qua 5 lớp liên kết, bộ khung sàn nhà được hình thành và liên kết chắc chắn với nhau bằng dây mây, ta có thể thấy các lớp sàn được gắn với nhau một cách khá khoa học. Cứ một lớp cây nằm dọc thì có một lớp cây nằm ngang, các lớp phía dưới được làm làm bằng loại vật liệu to hơn, cứng hơn và thưa hơn các lớp phía trên.
Lớp sàn trên cùng cũng là lớp cuối cùng, đây là lớp trực tiếp tiếp xúc với con người trong quá trình sinh sống. Lớp sàn này khơng phủ hết diện tích sàn của ngơi nhà, mà để lại một khoảng trống khoảng 60 đến 80cm gần vách trước ngôi nhà. Lớp sàn này được làm bằng nứa, là loại cây có sẵn ở vùng rừng nơi cư trú. Loại nứa này có thân khá lớn, những cây được chọn không quá già hay quá non, sau đó được cắt ngắn từng đoạn cho phù hợp với ngôi nhà (khoảng 3.2 đến 3.4m). Trước khi làm nhà người ta dùng đá lớn đập dập các phần mấu của ống nứa, để cho ống vỡ tự nhiên, sau đó dùng dao tách một đường dọc theo ống nứa và bẻ ống ra thành một tấm mỏng. Tiếp đó các tấm này được chỉnh sửa cẩn thận, loại bỏ phần mắt, mấu và phơi khô trước khi dùng làm sàn nhà.
Các tấm này được đặt theo chiều ngang ngơi nhà, vng góc với lớp thứ 5, các tấm này được ghép liên tiếp với nhau và khơng có khoảng hở. Hai
đầu được buộc bằng dây mây gắn kết với lớp thứ 5 của sàn nhà tạo thành hai đường chỉ chạy dọc theo chiều dài của ngôi nhà.
Lớp sàn này chính là phần sinh hoạt chính trong ngơi nhà của người Mạ sau khi nhà hoàn thành. Sau nhiều năm sinh sống trên đó, phần này sẽ trở lên nhẵn bóng và mát mẻ. Đây cũng là nơi đặt bếp, là chỗ ngủ, tiếp khách hay để các vật dụng khác...
Vách nhà (pơnir hìu)
Trong kiến trúc truyền thống của người Mạ, vách nhà chiếm một vị trí khá đặc biệt, góp phần quan trọng tạo nên nét đặc sắc trong ngôi nhà truyền thống.
Vật liệu được chọn làm vách ngôi nhà chủ yếu là tre nứa, được chọn lựa và liên kết theo nhiều cách khác nhau tạo nên tính đa dạng trong kiến trúc. Để làm được kết cấu vách phải dựa chủ yếu vào hàng cột vách. Hàng cột vách trước khi chơn đã được tính tốn kỹ về chiều cao và khoảng cách. Trước khi tạo vách nhà người ta buộc một cây gỗ dài nối đầu trên của các cột vách, đồng thời dùng một cây gỗ khác nối phần giữa của các cột vách, nằm trên mặt sàn phía bên ngồi cột vách tạo thành bộ khung hình chữ nhật cho vách nhà. Tiếp đó người ta dùng các cây tre được lựa chọn kỹ, có đường kính từ 3 đến 4 cm, một đầu cịn để mấu có chạc, buộc theo chiều thẳng đứng, đầu ngọn quay xuống dưới, tận dụng chạc để chống vào cây gỗ buộc phía dưới. Đây là một cách tận dụng hình dáng cây rất sáng tạo, phần chạc của cây tre sẽ chịu lực chống và có điểm tựa chắc chắn khi cố định với bộ khung của vách nhà. Các cây này được buộc dọc theo chiều dài hai vách trước và sau của ngôi nhà với mật độ khá dày đặc, khoảng 25 - 30cm. Tuy nhiên cũng có ngơi nhà người ta buộc các cây này thưa hơn, các cây này thường được buộc thành từng cụm, mỗi cụm có từ 3 đến 4 cây, khoảng cách giữa các cụm có khi lên tới 0,5m.
Đi cùng với các cây tre đứng là các cây tre được buộc theo chiều ngang, các cây này cũng là một trong những thành phần kết cấu quan trọng làm nên những đặc điểm khác biệt của bộ khung vách. Thông thường chúng là những cây tre nhỏ có đường kính khoảng 4 đến 5cm, được lựa chọn tương đối đồng đều nhau, chúng được buộc liền phía bên ngoài của hàng cột tre đứng tạo thành các ô hình chữ nhật và làm nên bộ khung xương của vách nhà.
Qua khảo sát tại các ngôi nhà của người Mạ hiện đang còn tồn tại trên một số địa điểm tại các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo và Lộc Tân của huyện Bảo Lâm, có thể nhận thấy được cách bố trí và buộc các cây này có sự khác nhau tương đối về khoảng cách cũng như hình thức. Thơng thường các cây ngang này được buộc với khoảng cách đều nhau (từ 20 đến 25 cm), kết hợp với cây đứng tạo thành các ơ hình chữ nhật. Tuy nhiên có nhiều ngơi nhà các cây này được buộc theo nhóm (3 đến 4 cây gần nhau), khoảng cách giữa các cây này tương đối hẹp (từ 10 đến 15 cm). Trong khi đó khoảng các giữa các nhóm lại xa hơn (từ 25 đến 30cm). Trên một vách nhà có thể có từ 2 đến 3 nhóm như vậy.
Khi các cây tre ngang được hồn thành thì vách nhà tạo thành những khoảng ơ hình chữ nhật khơng đều nhau, đây chính là bộ khung xương cơ bản của vách nhà dùng để buộc các tấm liếp đan bằng tre là thành phần bao che chính của ngơi nhà. Cách đan các tấm liếp cũng rất đơn giản, chủ yếu được đan theo kiểu nóng mốt tức là cứ một thanh ngang lại có một thanh dọc, một thanh lên lại có một thanh xuống... Khi đã hoàn thành các tấm này thường có dạng hình chữ nhật, chiều cao tương đương với chiều cao của vách nhà, chiều dài tuỳ theo khoảng cách của cột hay độ dài của cây nứa, sau đó các tấm này được phơi khơ trước khi buộc làm vách nhà.
Điều đặc biệt trong kết cấu vách của ngôi nhà người Mạ là bộ khung vách được để lộ ra bên ngoài, các tấm liếp nằm ở phía trong của khung vách
và khơng liên kết trực tiếp với cột vách. Các tấm liếp này được buộc vào bộ khung vách bằng dây mây, còn bộ khung vách thì được liên kết với cột vách và hai cây gỗ ngang nối các cây cột vách.
Thông thường tại vách trước và một phần vách sau của ngơi nhà người ta cịn làm thêm hàng cột phụ phía trong nhà, nối từ mái xuống sàn nhà tạo một khoảng trống khoảng 20 đến 30cm. Đây là nơi xếp củi của gia đình để nấu nướng hằng ngày. Người Mạ thường có thói quen tích trữ củi trong nhà dùng trong những lúc mưa gió, chính vì vậy ở các vách của ngơi nhà ln có củi xếp đầy, điều này làm cho vách của ngôi nhà trở lên kín đáo và chắc chắn hơn.
Tại vách sau của ngôi nhà người ta buộc thêm một cây gỗ ngang, nối các cây cột vách với nhau vách với nhau chạy theo suốt chiều dài của ngôi nhà, đây là nơi để buộc các loại choé, cheo chiêng hay một số vật dụng gia đình. Các đồ vật có giá trị chủ yếu được bày chạy dài theo chiều dài của ngôi nhà. Hai bên đầu hồi của ngơi nhà có kết cấu tương tự như với phần vách trước và vách sau của ngôi nhà. Tuy nhiên tấm liếp lớn che phủ đầu hồi chỉ được đan kín phần dưới, cịn phần trên khơng đan kín. ở một số ngơi nhà phía bên ngồi người ta sử dụng các lá mây kết lại thành tấm để tránh mưa gió hắt vào làm hư hại ngơi nhà.
Mái và nóc nhà
Mái nhà được làm sau khi phần vách của ngơi nhà được hồn thành. Các lớp mái và nóc nhà có kết cấu mang nét đặc trưng của ngôi nhà các dân tộc Tây Nguyên. Nóc nhà được đặt đầu tiên, nối giữa hai đầu cột cái ở hai đầu hồi nhà bằng một cây gỗ thẳng và cứng hoặc một cây tre lớn. Do ngôi nhà của người Mạ ngôi nhà thường rất dài, nên cây làm nóc nhà thường phải nối mới đủ chiều dài. Tại mỗi điểm nối của nóc nhà, người ta dùng một cây cột nhỏ để chống, cây cột này được bố trí giữa lịng nhà, xun qua sàn nhà và được chôn xuống đất để tăng cường chịu lực. Tuỳ theo chiều dài của ngôi
nhà mà cột này có thể được bố trí nhiều hay ít. Thơng thường với nhà sàn ngắn thì chỉ dùng một cột chống là đủ.
Trong kiến trúc truyền thống của ngôi nhà người Mạ có điểm khá đặc biệt, bộ khung mái khơng có kết cấu khá đơn giản, khơng có kết cấu vì kèo giống như nhà truyền thống của các dân tộc phía Bắc. Một số ý kiến cho rằng nhà có kết cấu đơn giản như vậy là do điều kiện thiên nhiên ở vùng Tây Nguyên khá ưu đãi, hầu như khơng có bão, nên khơng ảnh hưởng nhiều đến ngôi nhà. Cuộc sống du canh du cư cũng ảnh hưởng nhiều trong kiến trúc nhà. Ngôi nhà của họ thường thiếu tính ổn định, mỗi khi di chuyển nơi sinh sống và canh tác, một phần ngôi nhà được tháo ra và vận chuyển đi, ngơi nhà có kết cấu đơn giản bao nhiêu thì khi tháo và vận chuyển sẽ tiện lợi và dễ dàng hơn.
Trong kiến trúc truyền thống của ngôi nhà người Mạ, điều đặc biệt dễ nhận thấy là hệ thống kèo giả dày đặc, phủ đều trên cả hai mái của ngôi nhà. Đây là thành phần chịu lực chính của mái nhà. Các cây kèo này được làm bằng cây nứa, loại tương đối già có đường kính khoảng từ 4.5 đến 5cm, có chiều dài bằng chiều dài hai mái của ngôi nhà.