2.1. Ngôi nhà truyền thống của người Mạ
2.1.1. Các loại hình nhà truyền thống
Nhà sàn dài (hìu rọt)
Nhà sàn dài người Mạ là một trong những nét văn hoá tiêu biểu cho các dân tộc ở Lâm Đồng nói riêng và của khu vực Nam Tây Nguyên nói chung. Đây là loại hình cư trú lâu đời của người Mạ. Ngơi nhà được coi là một nơi thể hiện rõ nhất đời sống văn hoá của họ.
Nhà sàn dài của người Mạ có cấu trúc khá đặc biệt, điểm đặc biệt nhất là chiều dài của ngôi nhà. Thông thường mỗi ngôi nhà dài từ 18 đến 25 mét, cao khoảng 4 đến 4.5 mét, tuy nhiên cũng có những ngôi nhà dài tới hơn 30 mét. Đây là nơi sinh sống và sinh hoạt của nhiều hộ gia đình trong cùng một dịng tộc. Các hộ gia đình sống trong cùng một ngơi nhà có quan hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên vẫn có một sự độc lập tương đối với nhau về một số hoạt động kinh tế cũng như sinh hoạt thường ngày. Mỗi gia đình nhỏ sinh sống trong ngơi nhà dài đều có một bếp ăn riêng, một khoảng không gian riêng trong ngôi nhà chung. Nhà càng nhiều bếp đồng nghĩa với việc có nhiều hộ gia đình cùng sinh sống.
Nhà sàn dài người Mạ thuộc loại hình nhà tương đối thấp, trung bình chiều cao sàn nhà từ 0,8m đến 1,0m. Nhìn chung ngơi nhà dài của người Mạ có cấu trúc bằng những vật liệu khá đơn giản chủ yếu là những vật liệu dễ kiếm có sẵn trong rừng. Đặc điểm nổi bật của ngôi nhà dài là các kết cấu kiến trúc, liên kết giữa các bộ phận và cách bài trí trong ngơi nhà.
Bn làng của người Mạ trước đây khơng có nhiều nhà, thơng thường chỉ có vài nóc nhà, với số nhân khẩu khoảng 200 đến 300 người, nhưng có khi chỉ vài chục người. Các ngơi nhà được bố trí tương đối gần nhau để thuận tiện cho việc sinh hoạt hay trợ giúp nhau những khi cần thiết. Người Mạ khơng có nhà rơng là nơi sinh hoạt chung cho cộng đồng buôn làng như một số dân tộc Tây Nguyên khác, nhưng ngơi nhà dài truyền thống của họ ngồi ý nghĩa là ngơi nhà ở cịn là nơi sinh hoạt chung của dịng tộc hay của cả
bn làng. Khi trong làng có sự kiện lớn, các nghi lễ sinh hoạt thường được diễn ra tại nhà của già làng, trưởng bản hay trưởng tộc.
Nhà sàn ngắn
Bên cạnh kiến trúc nhà dài, trong kiến trúc truyền thống của người Mạ cịn có kiến trúc nhà sàn ngắn. Trước đây số lượng các loại nhà này thường không nhiều, càng về sau hình thức cư trú cộng đồng truyền thống khơng cịn được phù hợp khi xã hội phát triển, nên một bộ phận các gia đình nhỏ bắt đầu có sự tách dần thành các tiểu gia đình. Thơng thường một tiểu gia đình có một căn nhà sàn ngắn hơn các ngôi nhà dài truyền thống, đủ diện tích cho một gia đình có 2 đến 3 thế hệ trong cùng huyết tộc cùng sinh sống. Cấu trúc nhà sàn ngắn của người Mạ không khác biệt nhiều so với loại hình nhà sàn dài, duy chỉ có chiều dài là khơng bằng ngơi nhà dài truyền thống. Một nhà sàn ngắn có chiều dài từ 7 đến 10 mét, trong nhà có 2 đến 3 bếp. Bếp chính dành cho chủ nhà và là nơi tiếp khách. Vì là nhà sàn ngắn nên chức năng chính chỉ là nơi sinh hoạt cho gia đình sinh sống tại nhà mà ít có các hoạt động sinh hoạt mang tính cộng đồng. Hiện nay trong số các loại hình nhà truyền thống của người Mạ, nhà sàn ngắn chiếm tỷ lệ đa số, điều đó biểu hiện sự chia tách thành các hộ gia đình nhỏ trong xã hội người Mạ rất rõ rệt.
Nhà trệt
Nhà trệt hay còn gọi là nhà đất, là một biểu hiện rõ nét trong mối giao lưu văn hoá với các dân tộc anh em khác của người Mạ. Loại hình nhà trệt cũng đã được xuất hiện khá sớm, song chỉ phát triển mạnh vào khoảng nửa sau thế kỷ 20. Đây là kết quả của sự phát triển nền kinh tế và sự thay đổi tập tục sinh sống. Hình thức canh tác chuyển từ nền kinh tế du canh du cư sang nền kinh tế định canh định cư, với nhiều phương thức phát triển thâm canh đã làm cho đời sống ngày càng được nâng cao.
Cùng với sự ổn định về đời sống thì nhà ở cũng phát triển theo hướng kiên cố và ổn định. Hình thức nhà sàn xét về phương diện nào đó khơng cịn phù hợp với đời sống kinh tế mới, mà thay vào đó là loại hình nhà trệt, có nhiều điểm thuận lợi hơn cho sinh hoạt và sản xuất. Vì chuyển từ nhà sàn sang nhà trệt nên một số thành phần kết cấu quan trọng của ngơi nhà cũng đã có sự thay đổi. Về cơ bản ngôi nhà khơng cịn phần sàn nhà, kết cấu bên trên của ngôi nhà vẫn được nét truyền thống. Nhà trệt thường có phần vách được ghép bằng gỗ, chiều cao của ngôi nhà được tăng lên để thơng thống hơn. Càng về sau hình thức cư trú tại nhà trệt càng phổ biến mang lại một sắc thái mới cho văn hoá truyền thống của người Mạ.
Các dạng kiến trúc phụ cận
Bên cạnh các kiến trúc chính là nhà ở, người Mạ cịn có các cơng trình phụ cận phục vụ cho đời sống hàng ngày. Các kiến trúc này khá phổ biến và tồn tại song song với ngôi nhà. Thông thường các dạng kiến trúc này được làm khá đơn giản, vật dụng chủ yếu là tranh tre, nứa, lá, thời gian sử dụng khơng dài, có thể một hai năm, nhiều cơng trình chỉ mang tính chất mùa vụ hay tạm bợ.
Nhà kho (hìu kịi): Là loại kiến trúc khá điển hình cho các loại kiến trúc phụ cận. Đây là nơi cất giữ lúa gạo và các loại nông sản để dự trữ phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Loại hình nhà kho thường được bố trí tại 2 địa điểm chính là tại nương rẫy và gần nhà ở. Trước đây, khi người Mạ còn sống du canh, du cư nhà kho được bố trí thành dãy dài cạnh nương rẫy. Đây là nơi chứa toàn bộ số thóc thu hoạch được của một gia tộc. Lúa được chuyển dần về nhà để ở các kho nhỏ cách nhà khoảng 10 đến 20m. Sàn nhà kho thường cao hơn sàn nhà từ 0,5 đến 1m. Nhà kho thường khơng có sàn lộ thiên mà chỉ có một của ra vào nối liền với cầu thang. Vật liệu làm nhà kho cũng được lấy từ thiên nhiên giống như các ngôi nhà ở khác, chủ yếu là gỗ, tre, nứa. Thơng thường mỗi gia đình có một kho thóc chung, tuy nhiên cũng có những
gia đình có nhiều kho thóc. Càng về sau, các kho thóc được bố trí gần nhà hơn, thậm chí ngay trong ngơi nhà dài ở phía trên gác bếp ở đầu ngôi nhà nhằm thuận tiện việc bảo quản và sinh hoạt.
Nhà sinh đẻ: Người Mạ trước đây có quan niệm khá đặc biệt trong việc sinh nở. Phụ nữ khi sắp sinh được bố trí ở tại một nơi riêng biệt. Trước ngày sinh, gia đình dựng một căn lều nhỏ cách xa nhà khoảng 30 đến 50m để người phụ nữ ra đó sinh nở. Nhà sinh đẻ là một ngôi nhà sàn nhỏ, được làm tạm bợ bằng những vật liệu từ tre nứa chỉ dùng trong thời gian ngắn. Sau khi sinh căn lều này bị bỏ khơng được sử dụng vào mục đích nào khác nữa, để mặc cho thời gian hủy hoại.
Nhà cúng (hìu ng): Trong một số nghi lễ nơng nghiệp, người Mạ có kiến tạo riêng những kiến riêng trúc phục vụ tín ngưỡng. Nhà cúng là một nhà sàn nhỏ, được làm trên vị trí mà thầy cúng, già làng hoặc các người có uy tín lựa chọn. Về mặt kết cấu nhà cúng có những nét tương đối giống với nhà sàn dài, nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Nhà cúng cũng có những điểm khác biệt như có sàn nhà lộ thiên, rất rộng trải dài theo chiều dài của ngơi nhà. Diện tích phần sàn lộ thiên có khi bằng 2/3 diện tích trong ngơi nhà, xung quanh được trang trí nhiều cột rào, được đẽo gọt và tạo hoa văn công phu. Các loại hoa văn chủ yếu là hoa văn hình học với các màu đen, vàng, đỏ được lấy từ thiên nhiên như đá non, nghệ, than bếp, nhựa cây rừng…
Nhà cúng chỉ có một cửa ra vào, hơi lệch về một bên (thường là bên phải). Sau các nghi lễ, nhà cúng bị bỏ cho đến khi tự mục nát. Nhà cúng cũng có thể được dùng vào việc ở tạm thời nếu trong làng có gia đình bị các biến cố đột xuất như hỏa hoạn, thiên tai. Việc làm nhà cúng địi hỏi phải có sự đóng góp cơng sức của cả cộng đồng. Người Mạ coi việc cùng nhau dựng nhà cúng là việc làm thiêng liêng trong đời sống tâm linh của họ.
Ngồi những cơng trình như trên, trong đời sống xã hội của người Mạ cịn có những hạng mục kiến trúc phụ cận khác như: nhà làm lị rèn, chuồng
chăn ni gia súc, gia cầm… Các cơng trình này chỉ mang tính chất tạm thời, kết cấu không theo quy tắc nào, chỉ nhằm mục đích sử dụng trong những thời điểm nhất định, ít được quan tâm làm đẹp và sửa chữa.