Cơ cấu nguồn vốn và vai trò hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp file word) Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị (Trang 25 - 32)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn và vai trò hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng Nhân dân

dụng Nhân dân

a. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Quỹ TDND * Vốn tự có

Vốn tự có của Qũy TDND là những giá trị tiền tệ do Qũy tạo lập được, thuộc sở hữu của Qũy. Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng có tính chất thường xuyên ổn định. Quy mô và sự tăng trưởng của vốn tự có sẽ quyết định đến năng lực và vị thế phát triển của Qũy TDND. Vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ giữ vai trò quan trọng trong nguồn vốn tự có.

-Vốn điều lệ: là nguồn vốn riêng thuộc quyền sở hữu riêng của Qũy TDND, được ghi trong Điều lệ Qũy TDND, trong giấy phép thành lập và hoạt động, đồng thời là cơ sở đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động kinh doanh.

Vốn điều lệ của Qũy TDND là tổng số vốn do các thành viên góp. Mức vốn tối thiểu và tối đa của một thành viên do Đại hội thành viên quyết định theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Theo quy định của NHNN, thành viên của Qũy TDND được góp vốn theo quy định của điều lệ, mức góp vốn để xác lập tư cách thành viên do Đại hội thành viên quyết định nhưng tối thiểu là 50.000 đồng. Tổng mức góp tối đa của các thành viên khơng vượt quá 30% so với tổng số vốn điều lệ của Qũy TDND tại thời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng. Vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định do chính phủ quy định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập một ngân hàng do pháp luật quy định. Vốn điều lệ là nguồn vốn có tính chất ổn định vững chắc.

Nguồn trích lập từ lợi nhuận hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế: Theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ tài chính lợi nhuận sau thuế cịn lại sau khi trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là 100% sẽ trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5%, mức tối đa của quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ không vượt quá vốn điều lệ của Qũy TDND.

Nguồn bổ sung từ số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà Qũy được miễn giảm không phải nộp ngân sách theo quy định của Chính phủ, của Bộ tài chính và hướng dẫn của NHNN.

Mục tiêu của việc thành lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ nhằm để bổ sung vốn điều lệ, bảo tồn khơng ngừng nâng cao khả năng về vốn của Qũy TDND. Tuy nhiên việc chuyển vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Qũy TDND phải thực hiện theo cơ chế và hướng dẫn của NHNN. Qũy dự trữ bổ sung vốn điều lệ là nguồn vốn có tính chất ổn định, vững chắc và là một bộ phận của vốn tự có. Nguồn vốn này của Qũy TDND có xu hướng ngày càng tăng do hàng năm được trích lập theo kết quả kinh doanh.

*Vốn huy động

- Vốn huy động

Là những giá trị tiền tệ mà một ngân hàng huy động được của các tổ chức cá nhân trong xã hội thơng qua q trình thực hiện nghiệp vụ huy động vốn (nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá,…).

Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Qũy TDND chỉ có quyền sở dụng nhưng khơng có quyền sở hữu và có trách nhiệm hồn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn. Vốn huy động đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của Qũy TDND và là một trong những nguồn vốn chủ lực của Qũy TDND, thường chiếm tỷ lệ cao nhất so với các loại nguồn vốn khác. Bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể kể cả trong và ngồi nước.

Là nguồn vốn được hình thành từ quan hệ vay vốn giữa QTDND với các NHNN hoặc vay của các ngân hàng, TCTD tài chính và các tổ chức khác. Vốn đi vay giữ vị trí quan trọng trong hoạt động của QTD khơng chỉ về mặt quy mô đơn thuần mà chủ yếu mang ý nghĩa như là một biện pháp quản lý các mục tài sản nợ. QTD có thể đi vay từ nhiều nguồn khác nhau.

Qũy TDND có thể vay vốn của Ngân hàng hợp tác, vay của các ngân hàng, TCTD tài chính khác. Trong trường hợp cần thiết nếu gặp khó khăn về tài chính Qũy TDND cịn được vay vốn của Qũy TDND khác khi NHNN cho phép.

*Các loại vốn và quỹ khác

- Vốn tài trợ của nhà nước, của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. - Vốn dịch vụ ủy thác của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước phục vụ lĩnh vực kinh tế nông nghiệp – nông thôn là nguồn vốn luôn được quan tâm. Khi được NHNN cho phép, Qũy TDND có thể kêu gọi vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi để đầu tư các mục đích nhất định hoặc được nhận vốn tài trợ để cung ứng cho thành viên.

- Vốn hình thành trong dịch vụ thanh tốn, vốn phát sinh từ nghiệp vụ đại lý thu chi hộ khách hàng, dịch vụ giữ hộ, tạm giữ…được hình thành từ hoạt động nghiệp vụ của Qũy TDND.

- Các quỹ như khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài trợ cấp mất việc làm… Qũy khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích lập từ lợi nhuận rịng hàng năm theo nghị quyết của Đại hội thành viên và hướng dẫn của Bộ tài chính, Qũy dự phịng trợ cấp mất việc làm được trích từ chi phí.

b. Vai trị hoạt động huy động vốn của Qũy TDND

Hoạt động huy động vốn đóng vai trị hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của QTDND nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung.

+ Cung cấp cho khách hàng kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi.

+ Cung cấp cho khách hàng một nơi an tồn để cất trữ và tích lũy nguồn tiền hàn rỗi.

+ Tiếp cận được các dịch vụ tiện ích của QTD: dịch vụ thanh tốn qua QTD, và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, tiêu dùng.

- Đối với QTDND:

+ Tạo nguồn vốn chủ lực cho hoạt động kinh doanh. Khơng có nghiệp vụ huy động vốn, Qũy tín dụng Nhân dân sẽ khơng đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình.

+ Thơng qua nghiệp vụ huy động vốn, QTDND có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với QTD. Từ đó Qũy tín dụng Nhân dân có biện pháp khơng ngừng hồn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.

- Đối với nền kinh tế:

+ Là kênh chu chuyển nguồn vốn. Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn; từ đó thúc đẩy đầu tư sản xuất tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

+ Góp phần kiểm soát lạm phát.

1.1.2.3. Nội dung hoạt động huy động vốn của Qũy TDND

Vốn vừa mang tính chất tiền đề vừa là vấn đề xuyên suốt cho quá trình hình thành và phát triển của QTD. Mục tiêu tổng quát của QTD là an toàn và sinh lời trong kinh doanh. Do đó, việc tạo lập một nguồn vốn vững chắc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của QTD là điều rất cần thiết. Mỗi QTD hoạt động trong một mơi trường, điều kiện cụ thể sẽ có những nghiệp vụ huy động vốn khác nhau. Để huy động vốn thì Quỹ tín dụng cần phải huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và tiền tiết kiệm. Cụ thể như sau:

a. Huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng *Tiền gửi khơng kì hạn

Là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào, không bị hạn chế về số lần người gửi tiền muốn gửi vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng. Thông thường lãi suất tiền gửi khơng kì hạn thấp hơn tiền gửi có kì hạn. Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích an tồn về tài sản với mục đích chờ thanh tốn chứ khơng vì mục đích kiếm lãi. Tiền gửi khơng kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc khơng được trả lãi bao gồm:

- Tiền gửi thanh tốn:

Là các khoản tiền gửi khơng kỳ hạn, trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán chi trả cho các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận lợi. Đối với tiền gửi thanh toán việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằng séc hay chuyển khoản. Tiền gửi thanh toán thường được quản lý trên tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai.

- Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy:

Là loại tiền được ký gửi với mục đích bảo quản an tồn tài sản. Khi cần khách hàng có thể đến rút ra. Cũng giống như trường hợp trên, ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tài khoản khi đã đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn tiền này gặp nhiều bất lợi bởi nó mang tính chất khơng ổn định, do khách hàng có thể gửi hoặc rút ra bất cứ lúc nào, đặt trước rủi ro thanh khoản. Do đó, muốn sử dụng hiệu quả nguồn này, QTDND cơ sở phải tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng về đặc điểm kinh doanh, thu nhập, chi tiêu của khách hàng để có kế hoạch khai thác hiệu quả.

*Tiền gửi có kì hạn

Là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước về thời gian rút tiền (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm, 3 năm, 5 năm) giữa khách hàng và QTD.

Đại bộ phận tiền gửi này có nguồn gốc từ tích lũy và ký thác để hưởng lãi Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào thời hạn trả tiền và sự thỏa thuận giữa QTDND và khách hàng trên cơ sở xem xét đến mức độ an toàn của QTDND cũng như cung cầu về vốn tại thời điểm đó. Tuy nhiên, để tạo nên tính lỏng cho các loại tiền gửi có kì hạn và do

đó mà hấp dẫn khách hàng, QTDND có thể cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với những khoản phạt đáng kể (hưởng lãi suất thấp hơn quy định).

Loại tiền gửi có kỳ hạn này giữ vai trị trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, QTD có thể sử dụng phần lớn vào hoạt động kinh doanh. QTDND có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn này và tính có thời hạn của nguồn vốn. Chính vì vậy, QTDND cơ sở ln tìm cách để đa dạng hóa loại tiền gửi này nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

b. Huy động tiền gửi tiết kiệm

Tiết kiệm là phần thu nhập quốc dân của cá nhân và người lao động chưa sử dụng cho tiêu dùng. Họ gửi vào QTD với mục đích tích lũy tiền một cách an tồn và hưởng một phần lãi từ số tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt để tích lũy tiền tệ trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này cao hơn so với lãi suất cho tiền gửi giao dịch. Hình thức phổ biến và cổ điển nhất là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ. Đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền được QTDND cấp cho một quyển sổ dùng để ghi tiền gửi vào và tiền rút ra. Đồng thời quyển sổ này cũng xác nhận số tiền đã gửi. Ở Việt Nam, các hình thức tiền gửi tiết kiệm bao gồm:

* Tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn

Là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào, song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác.

Thực chất đây là sản phẩm được thiết kế dành riêng cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi QTDND vì mục tiêu sinh lời và an tồn nhưng khơng thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lời. Đối với QTDND, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên QTDND phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, QTDND thường trả lãi suất thấp cho loại tiền gửi này.

các khoản tiền gửi giao dịch khác ở chỗ số dư này ít biến động. Chính vì vậy, trong kinh doanh các QTDND thường phải trả lãi suất cao hơn so với tài khoản tiền gửi thanh tốn. Đó là điều kiện để các QTDND cơ sở có thể dễ dàng huy động số vốn này.

* Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn

Khác với tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn, tiền gửi tiết kiệm định kì được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an tồn, sinh lời và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối với QTDND, đây là tài khoản có số dư ít biến động nhất trong các loại tài khoản tiền gửi và nó là nguồn vốn chủ yếu để QTDND thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng.

Đối tượng chủ yếu của loại tiền gửi này là khách hàng cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng q. Đa số khách hàng thích lựa chọn hình thức gửi tiền này là cơng nhân, viên chức, hưu trí. Mục tiêu quan trọng của họ khi lựa chọn hình thức này là lợi tức có được theo định kì. Do vậy, lãi suất đóng vai trị rất quan trọng để thu hút.

Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận về thời gian gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn gồm:

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn:

Là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng. Loại tiền gửi này khá quen thuộc ở Việt Nam, các Ngân hàng, các QTD. Về nguyên tắc, khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn. Song, để tăng tính cạnh tranh trong thu hút tiền gửi, thực tế các QTDND cơ sở vẫn cho phép khá ch hàng rút tiền trước hạn. Tuy nhiên, để tránh việc khuyến khích khách hàng rút tiền trước hạn thì một phần trong tiền lãi mà khách hàng được hưởng sẽ bị khấu trừ.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài hạn:

Là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Loại tiền gửi này rất phổ biến ở một số nước công nghiệp nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong thời gian dài. So với các loại hình tiết kiệm khác đối với khoản tiền gửi này bất cứ lúc nào người gửi cũng

ổ Đ ỳ àổ Đ ỳướ oĐ ỳướ

có thể gửi tiền vào QTD với số lượng không hạn ché nhưng chỉ được rút ra khi đến hạn. Đây là loại hình tiết kiệm mà các QTDND đã tận dụng nhằm tạo được nguồn vốn có tính ổn định cao, phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng của mình.

Các Quỹ tín dụng thường huy động các loại tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn hoặc có kỳ hạn ngắn, đáp ứng nhu cầu tiền gửi của tất cả các khách hàng. Với mỗi loại tiền gửi, quỹ tín dụng áp dụng một mức lãi suất tương ứng. Về nguyên tắc, lãi suất tiền gửi

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp file word) Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w