Tăng cường ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 129 - 131)

- Pháp luật về phịng, chống khủng bố phải thể chế hố kịp thời, đầy đủ

3.5.1.Tăng cường ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố

phòng, chống khủng bố

Hoạt động khủng bố quốc tế là một loại tội phạm xuyên quốc gia rất nguy hiểm, quá trình đấu tranh chống tội phạm khủng bố quốc tế đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải đẩy mạnh hợp tác tương trợ tư pháp hình sự trên nhiều mặt, như công tác điều tra, thu thập chứng cứ, cung cấp, trao đổi thông tin, bắt giữ và dẫn độ, chuyển giao người bị kết án… Để có cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động này, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán, ký kết với các nước Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, Hiệp định về dẫn độ và các điều ước quốc tế khác có điều chỉnh vấn đề hợp tác đấu tranh chống tội phạm khủng bố. Nghị quyết 48/NQ-TW đã định hướng như sau: “Ký kết và gia nhập các

công ước quốc tế về chống khủng bố quốc tế, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chống rửa tiền, chống tham nhũng, các hiệp định tương trợ tư pháp”.

Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế đa phương của Liên hợp quốc về chống khủng bố, bao gồm: Công ước năm 1963 về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay; Công ước năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay; Công ước năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an tồn hàng khơng dân dụng; Cơng ước năm 1973 về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao; Nghị định thư năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế; Công ước năm

1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an tồn hành trình hàng hải; Công ước năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an tồn của những cơng trình cố định trên thềm lục địa; Công ước quốc tế năm 1999 về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố; Công ước quốc tế về chống khủng bố hạt nhân 2005.

Đối với các điều ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam chưa phải là thành viên, các cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, đề xuất Nhà nước gia nhập các điều ước quốc tế này, đặc biệt là hai điều ước quốc tế mà Chính phủ đã giao cho Bộ Cơng an chủ trì nghiên cứu việc gia nhập là Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom và Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin.

Bên cạnh các điều ước quốc tế đa phương nói trên, Việt Nam đã ký kết hàng chục điều ước quốc tế song phương cấp Nhà nước, cấp Chính phủ và cấp Bộ với nhiều nước trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự, về dẫn độ và hợp tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nguy hiểm, tội phạm có tổ chức, trong đó có khủng bố quốc tế. Ngồi ra Việt Nam cịn là thành viên của Cơng ước cấm vũ khí hố học và Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, đây là những điều ước quốc tế có liên quan đến đấu tranh chống hoạt động khủng bố bằng các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt; Việt Nam cũng đang trong quá trình chuẩn bị phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000… [1, tr. 37]

Mặc dù đã gia nhập và ký kết nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương về phòng, chống khủng bố hoặc liên quan đến phòng, chống khủng bố nhưng cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa tạo lập được cơ chế tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện một cách hiệu quả các điều ước quốc tế đó. Để nâng cao hơn nữa việc thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong các điều ước quốc tế và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế phòng, chống khủng bố, Việt

Nam cần tiến hành tổng kết, rà sốt, đánh giá cơng tác thực thi các văn bản điều ước quốc tế về phòng chống khủng bố theo cơ chế định kỳ hàng năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 129 - 131)