Nghị quyết chống khủng bố của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 100 - 103)

- Uỷ ban châu Âu Tư pháp và Nội vụ Tài liệu khủng bố

2.1.2.Nghị quyết chống khủng bố của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

an Liên hợp quốc

Theo Điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc, các nước thành viên Liên hợp quốc trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hồ bình và an ninh quốc tế. Theo đó, Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hồ bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hồ bình, hoặc các hành động xâm lược.

Là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an được thành lập nhằm duy trì hồ bình và an ninh quốc tế. Theo Điều 39 của Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hồ bình, phá hoại hồ bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khơi phục hồ bình và an ninh quốc tế. Trong khi thực thi chức năng này, Hội đồng Bảo an được coi là hành động với tư cách thay mặt cho tất cả các thành viên Liên hợp quốc. Trên thực tế, những chức năng mà Hội đồng Bảo an được trao có thể được coi là để nhằm 3 mục tiêu: gìn giữ hồ bình, vãn hồi hồ bình và kiến tạo hồ bình.

Trong khi các cơ quan khác của Liên hợp quốc chỉ có thể đưa ra các quyết định mang tính khuyến nghị đối với chính phủ của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, các quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo an, theo chương VII Hiến chương, khi đã được thông qua đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của Liên hợp quốc đều có trách nhiệm phải tơn trọng và thi hành. Điều 41 Hiến chương quy định: “Hội đồng Bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp ấy”.

Theo Hiến chương, Hội đồng Bảo an có thể tiến hành điều tra bất cứ một tranh chấp nào hoặc bất cứ một tình thế nào có thể dẫn tới những xung đột quốc tế hoặc đe doạ hồ bình và an ninh quốc tế, và có thể đưa ra những khuyến nghị về các phương thức cũng như nội dung cụ thể để giải quyết những xung đột đó. Những xung đột và những tình huống có khả năng đe doạ hồ bình và an ninh quốc tế có thể do các nước thành viên Liên hợp quốc, Đại hội đồng hoặc Tổng thư ký Liên hợp quốc nêu ra trước Hội đồng Bảo an. Một nước không phải thành viên Liên hợp quốc cũng có thể đưa cuộc tranh chấp, trong đó bản thân nước đó là một bên tham gia tranh chấp, ra trước Hội đồng Bảo an để cơ quan này xem xét giải quyết, với điều kiện là nước đó phải thừa nhận trước là sẽ tn thủ trách nhiệm giải quyết hồ bình cuộc tranh chấp theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc.

Theo Hiến chương, tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc phải cam kết cung ứng cho Hội đồng Bảo an, căn cứ theo những thoả thuận đặc biệt thông qua thương lượng đối với những đề xuất của Hội đồng Bảo an, những lực lượng vũ trang, những trợ giúp và các phương tiện cần thiết khác để duy trì hồ bình và an ninh quốc tế [74].

Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Hội đồng Bảo an có các Uỷ ban và các cơ quan phụ trợ như: Các Uỷ ban thường trực (gồm Uỷ ban chuyên gia về các vấn đề thủ tục, Uỷ ban về các cuộc họp của Hội đồng Bảo an không diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc và Uỷ ban về việc kết nạp thành viên mới. Các Uỷ ban này đều có đại diện của các nước thành viên Hội đồng Bảo an); Ban tham mưu quân sự; Uỷ ban chống khủng bố (được thành lập theo Nghị quyết 1373 (2001) về một số biện pháp chống lại các mối đe doạ đối với hồ bình và an ninh quốc tế của các hành động khủng bố, nhằm giám sát việc thực hiện nghị quyết này. Các nước thành viên Liên hợp quốc phải trình bản báo cáo về các bước tiến hành để thực hiện Nghị quyết 1373 lên Uỷ ban, lần đầu tiên trong vòng 90 ngày và các lần sau theo thời gian biểu của Uỷ

ban. Uỷ ban gồm tất cả 15 thành viên của Hội đồng Bảo an. Uỷ ban thành lập 3 tiểu ban, mỗi tiểu ban do một Phó Chủ tịch Uỷ ban làm chủ tịch, để xem xét sơ bộ bản báo cáo của các nước thành viên); Các Uỷ ban cấm vận; Các hoạt

động và lực lượng gìn giữ hồ bình; Các lực lượng chính trị và kiến tạo hồ bình; Các Uỷ ban khác: gồm Uỷ ban đền bù Liên hợp quốc (UNCC) (1991),

Uỷ ban giám sát, kiểm tra và thanh tra (UNMOVIC) (1999); Các toà án quốc tế; Các tổ chức khác (như: Cơ quan chỉ huy của Liên hợp quốc tại bán đảo

Triều Tiên (UNC) (1950) được thành lập theo Nghị quyết 85 (1950) của Hội đồng Bảo an. Cơ quan này yêu cầu tất cả các thành viên cung cấp lực lượng quân sự ở bán đảo Triều Tiên cho phép đặt các lực lượng này dưới quyền chỉ huy thống nhất của Mỹ. Các đơn vị chiến đấu được đưa đến từ 16 nước, phần lớn là phương Tây, ngồi ra có các nước đang phát triển như Cơlombia, Êtiơpia, Philípin, Nam Phi, Thái Lan).

Có thể thấy rằng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có vai trị quan trọng trong việc gìn giữ hồ bình nói chung và ngăn ngừa những hành vi khủng bố đe doạ đến hồ bình quốc tế nói riêng. Trong lĩnh vực chống khủng bố, để thực hiện nhiệm vụ của mình, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã cho ban hành nhiều Nghị quyết về chống khủng bố như: Nghị quyết số 1267 năm 1999 (Nghị quyết được Hội đồng Bảo an thông qua tại phiên họp thứ 4051 ngày 15 tháng 10 năm 1999) về tình hình khủng bố ở Afghanistan; Nghị quyết số 1333 (2000) ngày 19 tháng 12 năm 2000; Nghị quyết số 1363 (2001) ngày 30 tháng 7 năm 2001; Nghị quyết số 1373 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về phong toả, tịch thu tài sản của các phần tử khủng bố và tài trợ cho khủng bố ngày 28/9/2001; Nghị quyết số 1390 (2002) ngày 16 tháng 01 năm 2002; Nghị quyết số 1452 ngày 20 tháng 12 năm 2002. Trong năm 2003: Hội đồng Bảo an đã thông qua 04 nghị quyết liên quan trực tiếp đến chủ nghĩa khủng bố. Nghị quyết 1456 được các Ngoại trưởng của Hội đồng Bảo an soạn thảo vào tháng 01/2003 đã củng cố thêm cam kết của Hội đồng trong việc

chống lại chủ nghĩa khủng bố và Nghị quyết 1455 (được Hội đồng bảo an thông qua tại phiên họp thứ 4686 ngày 17 tháng 1 năm 2003) nhấn mạnh nhiệm vụ của Uỷ ban Các lệnh Trừng phạt (do Hội đồng Bảo an thành lập,quản lý danh sách các cá nhân và các tổ chức có liên quan đến al-Qaida, Taliban, và/hoặc Usama Bin Ladin bị trừng phạt theo các lệnh trừng phạt quốc tế như phong toả tài sản, cấm đi lại và cấm vận vũ khí, mà các nước thành viên có nghĩa vụ phải thực hiện)... Các Nghị quyết 1465 và 1516 đã lên án những hành động khủng bố cụ thể là ở Bogota, Columbia và ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ [76].

Tiếp đó, năm 2005, Hội đồng Bảo an Nghị quyết số 1624 năm 2005 về các biện pháp bổ sung chống các hành vi kích động khủng bố.Trong bản Nghị quyết 1624 được thông qua năm 2005, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kêu gọi tất cả 191 nước thành viên "dùng luật pháp cấm hành động xúi giục thực hiện các hành động khủng bố" và "khơng cung cấp nơi ẩn náu an tồn" cho bất kỳ kẻ nào dù chỉ mới bị nghi là xúi giục khủng bố.

Không chỉ ban hành nhiều Nghị quyết về phòng, chống khủng bố, Hội đồng Bảo an cịn có nhiều cơ chế để giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, trong đó có việc thành lập các Uỷ ban và thiết lập cơ chế báo cáo quốc gia. Với những động thái này, Hội đồng Bảo an đã phản ứng kịp thời trước những diễn biến mới của khủng bố quốc tế và đang dần khẳng định vị trí của mình trong tiến trình chống khủng bố nói riêng và duy trì hồ bình, an ninh quốc tế nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 100 - 103)