Đặc điểm pháp lý của tội khủng bố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 36)

1.2.2.1. Chủ thể của tội phạm khủng bố quốc tế

Vấn đề xác định chủ thể của tội phạm khủng bố quốc tế hiện nay vẫn là vấn đề đang tranh cãi.

Theo các Cơng ước quốc tế về phịng, chống khủng bố, ta có thể xác định chủ thể của tội phạm khủng bố quy định tại các Công ước này chủ yếu là các cá nhân, tổ chức. Điều 1 khoản 2 Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay, xác định: Trừ những quy định tại Chương III (về quyền hạn của người chỉ huy tàu bay), Công ước này áp dụng đối với các tội phạm hoặc các hành vi do một người thực hiện trên bất kỳ tàu bay nào được đăng ký tại quốc gia ký kết; trong khi tàu bay đó đang bay hoặc đang ở

trên vùng biển cả hoặc đang ở trên bất kỳ vùng nào khác nằm ngoài lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào. Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay và Công ước về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an tồn hàng khơng dân dụng, Cơng ước quốc tế về chống bắt cóc con tin, Cơng ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an tồn hành trình hàng hải, Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an tồn của những cơng trình cố định trên thềm lục địa cũng ghi nhận cá nhân là chủ thể thực hiện tội phạm. Điều 1 Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay cũng ghi nhận cá nhân là chủ thể thực hiện tội phạm: “Người (Any

person) ở trên tàu bay đang bay bị coi là thực hiện tội phạm nếu người đó thực hiện các hành vi sau: (a) Sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, hoặc bằng bất kỳ hình thức đe doạ nào khác để chiếm giữ hoặc kiểm soát tàu bay một cách bất hợp pháp, hoặc có ý đồ thực hiện bất kỳ hành vi nào như vậy; (b) Đồng phạm với một người thực hiện hoặc có ý đồ thực hiện bất kỳ hành vi nào như vậy”.

Một số Công ước quốc tế xác định cá nhân, tổ chức là chủ thể tội phạm khủng bố. Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom tại Điều 2 quy định: “1. Một người bị coi là thực hiện một tội phạm nếu người đó ném, đặt, làm nổ hoặc kích nổ một cách bất hợp pháp và cố ý một thiết bị gây nổ hoặc gây chết người khác tại, vào hoặc chống lại một địa điểm công cộng, một trang thiết bị của Nhà nước hoặc Chính phủ, một hệ thống giao thơng cơng cộng hoặc một cơ sở hạ tầng… 2. Một người bị coi là thực hiện tội phạm nếu người đó có ý đồ thực hiện tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Một người cũng bị coi là thực hiện tội phạm nếu người đó: (a) Tham gia với tư cách đồng phạm trong tội phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này; hoặc (b) Tổ chức hoặc chỉ đạo những người khác thực hiện tội phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này; hoặc (c) Đóng góp bằng bất kỳ cách nào khác cho việc thực hiện một hoặc nhiều tội phạm quy định tại khoản

1 hoặc khoản 2 của Điều này do một nhóm người có cùng mục đích chung

thực hiện; việc đóng góp này phải là cố ý và được thực hiện để trợ giúp hoạt

động phạm tội chung hoặc mục đích chung của nhóm đó, hoặc được thực hiện khi đã nhận thức được ý đồ thực hiện tội phạm của nhóm đó”. Như vậy, chủ thể của tội phạm khủng bố theo quy định của Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom có thể là cá nhân hoặc tổ chức (nhóm người). Cơng ước quốc tế về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố cũng quy định về chủ thể tội phạm tương tự như thế.

Một số Công ước quốc tế khác chỉ đề cập tới tội phạm khủng bố nhưng không nêu rõ chủ thể của tội phạm. Ví dụ: Cơng ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao không đề cập tới chủ thể thực hiện tội phạm mà tại Điều 2 chỉ quy định các hành vi bị coi là tội phạm. Công ước về việc đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết trong phần mở đầu mặc dù có nêu: Bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với các hành vi khủng bố nhằm phá hoại tàu bay, các phương tiện giao thông và các mục tiêu khác; Lo ngại rằng các vật liệu nổ dẻo vẫn được sử dụng cho các hành vi khủng bố như vậy” tuy nhiên trong phần nội dung Công ước lại không đề cập tới định nghĩa khủng bố cũng như chủ thể của tội phạm khủng bố.

Qua phân tích các quy định nêu trên, có thể thấy, phần lớn các Cơng ước quốc tế hiện nay xác định cá nhân hoặc tổ chức là chủ thể của tội phạm khủng bố. Tuy nhiên, vấn đề đang cần làm rõ hiện nay là liệu quốc gia có thể coi là chủ thể của tội phạm khủng bố?

Khoa học pháp lý Xô viết đã từng ghi nhận khả năng quốc gia là chủ thể chủ yếu thực hiện các hành vi khủng bố, theo đó, khủng bố quốc tế là hành vi được tổ chức bởi các quốc gia nước ngồi nhằm mục đích tạo ra ảnh hưởng đến chính sách đối nội hoặc đối ngoại của quốc gia khác, gây ra sự căng thẳng, xung đột quốc tế hoặc chiến tranh. Còn theo quan điểm của một

số nước A-rập trên diễn đàn của Uỷ ban Adhoc của Liên hợp quốc về các vấn đề khủng bố cũng nhấn mạnh đến "khủng bố nhà nước", tới các hành vi bất hợp pháp bằng vũ lực của nước này trên lãnh thổ nước khác hoặc các trường hợp nhượng bộ, che giấu hay giúp đỡ của quốc gia đối với các nhóm, tổ chức khủng bố tiến hành hoạt động chống lại nước khác [56, tr.22].

Tuy vậy, quan điểm này chưa được tất cả các quốc gia tán đồng. Nhiều quốc gia cho rằng không nên đưa quốc gia hoặc chính phủ vào nhóm chủ thể của tội phạm khủng bố quốc tế. Vì quy định hiện hành của luật quốc tế nghiêm cấm các quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ được xác định cụ thể. Luật quốc tế nghiêm cấm các hành vi như xâm lược, diệt chủng, tội ác chống nhân loại, chống hồ bình và trong chừng mực nào đó, khủng bố quốc gia lại nằm trong khn khổ các hoạt động ủng hộ các hình thức xâm lược, mà xâm lược là hành vi hoàn toàn trái với các quy định hiện hành của pháp luật quốc tế.

Một số Cơng ước quốc tế về phịng, chống khủng bố cũng xác định hành động quân sự của quốc gia không thuộc phạm vi điều chỉnh của Cơng ước. Ví dụ: Cơng ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom tại phần mở đầu có nêu: “Lưu ý rằng các hoạt động quân sự của các quốc gia được điều chỉnh theo các quy tắc của luật pháp quốc tế nằm ngồi khn khổ của Công ước này và việc loại trừ một số hành động của nhất định ra ngồi phạm vi điều chỉnh của Cơng ước này khơng có nghĩa là bỏ qua hoặc hợp pháp hố các hành vi bất hợp pháp, hoặc loại trừ việc truy tố theo các luật khác”.

Từ phân tích trên, có thể khẳng định theo quan điểm được thừa nhận chung hiện nay, chủ thể thực hiện tội phạm khủng bố quốc tế là chủ thể phi quốc gia, đó là các cá nhân hoạt động dưới hình thức băng nhóm, tổ chức có kỷ luật chặt chẽ, có tơn chỉ mục đích, có thế lực vững mạnh và có quy mơ tồn cầu hoặc khu vực. Vấn đề quốc gia có được coi là chủ thể tội phạm khủng bố khơng đến nay vẫn đang cịn nhiều tranh luận và chưa đi đến kết luận cuối cùng.

Tuy nhiên, những hành động mang tính chất khủng bố do các quốc gia thực hiện cũng cần được xem xét, nghiên cứu để xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh nhằm ngăn ngừa, trừng trị kịp thời những hành vi bất hợp pháp do quốc gia tiến hành.

1.2.2.2. Khách thể của tội phạm khủng bố quốc tế

Khách thể của tội phạm khủng bố quốc tế là các quan hệ xã hội được các điều ước quốc tế đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế bảo vệ và bị tội phạm khủng bố quốc tế xâm hại. Tội phạm khủng bố xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội do vậy khách thể của tội phạm này rất đa dạng bao gồm: quyền, tự do cơ bản của con người, trật tự an tồn cơng cộng, hồ bình và an ninh quốc tế, mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia... Tuy xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội nhưng khách thể trực tiếp, thể hiện đầy đủ nhất tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khủng bố quốc tế chính là hồ bình và an ninh quốc tế. Để xâm hại quan hệ xã hội này thì hành vi khủng bố phải thông qua những đối tượng tác động nhất định. Đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này có thể là con người, tài sản, giá trị vật chất hay tinh thần. Tuy nhiên, không phải việc tấn công vào con người, tài sản trong trường hợp nào cũng bị coi là khủng bố. Các công ước quốc tế về chống khủng bố đều loại trừ các đối tượng bị tấn công là tàu bay, tàu biển được sử dụng phục vụ quân đội, hải quan, cảnh sát ra khỏi phạm vi điều chỉnh của công ước (như theo quy định tại Điều 1 khoản 4 Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay, Điều 3 khoản 2 Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay… ). Một số cơng ước cịn quy định cụ thể đối tượng chịu sự tác động của hành vi cấu thành tội khủng bố bao gồm dân thường hoặc bất kì người nào khác khơng tham gia chiến sự trong bối cảnh xung đột vũ trang (điểm b khoản 1 Điều 2 Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố). Công ước về trừng trị khủng bố bằng bom quy định đối tượng tác động của các hành vi cấu thành tội khủng bố gồm: địa điểm

công cộng, hệ thống giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị của nhà nước hoặc chính phủ. Địa điểm cơng cộng được giải thích là những thành phần của bất kì tồ nhà, đất đai, đường phố, đường thuỷ nào hoặc địa điểm khác mà cơng chúng có thể đến hoặc mở cho cơng chúng liên tục, định kì hoặc vào dịp đặc biệt, và bao gồm cả các địa điểm thương mại, kinh doanh, văn hố, lịch sử, giáo dục, tơn giáo của chính phủ, vui chơi, giải trí hoặc những địa điểm tương tự mà cơng chúng có thể đến hoặc mở cửa cho cơng chúng. Có thể nhận thấy, đối tượng tác động của hành vi cấu thành tội khủng bố là các mục tiêu dân sự, cộng đồng dân cư hoặc những người không trực tiếp tham gia chiến sự, những người được hưởng bảo hộ quốc tế. Trong thực tế có trường hợp sự tấn cơng nhằm vào mục tiêu hỗn hợp, có cả quân sự và dân sự, ví dụ tồ nhà có cả cơ quan quân sự và các tổ chức thương mại hoặc tàu bay có cả các nhân viên quân sự và dân thường thì việc cố ý mở cuộc tấn cơng mặc dù biết rằng cuộc tấn cơng đó có khả năng gây thương vong cho thường dân hoặc gây hư hại cho các mục tiêu dân sự là hành vi khủng bố. Về đối tượng tác động hành vi khủng bố cũng cần phân biệt với tội phạm chiến tranh, ví dụ tại điểm a khoản 3 Điều 8 Quy chế Rome về Tồ án hình sự quốc tế quy định đối tượng của các hành vi cấu thành tội phạm chiến tranh là cộng đồng dân cư hoặc những thường dân không trực tiếp tham gia chiến sự, tuy nhiên những hành vi này phải được thực hiện như một phần trong kế hoạch hoặc chính sách hoặc được thực hiện trên quy mô lớn và áp dụng trong "xung đột vũ trang có tính quốc tế” [26].

Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể khẳng định tội phạm khủng bố là tội phạm có "tính quốc tế" nên khách thể của tội phạm khủng bố không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà trên phạm vi tồn cầu, đó là hồ bình, an ninh quốc tế, lợi ích của nhân loại, là quan hệ bình thường ổn định giữa các quốc gia hoặc là tính mạng, tài sản, sức khoẻ, tự do, danh dự và các quyền con người cơ bản của các cơng dân thuộc quốc gia đó.

1.2.2.3. Mặt khách quan của tội phạm khủng bố quốc tế

Mặt khách quan của tội phạm là là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan [12]. Mặt khách quan của tội phạm là tổng thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi phạm tội, gắn liền với hành vi phạm tội như: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, phương thức phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội.

Mặt khách quan của tội phạm khủng bố quốc tế là mặt biểu hiện bên ngoài của tội phạm khủng bố quốc tế, diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.

Trong mặt khách quan của tội phạm khủng bố quốc tế, hành vi là biểu hiện cơ bản nhất. Hành vi của tội phạm khủng bố quốc tế là những hành vi mang tính bạo lực hoặc đe doạ bạo lực, gây nguy hiểm xâm hại đến loài người, gây hậu quả và thiệt hại nghiêm trọng cho các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm khủng bố quốc tế. Đó là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của con người, an ninh của quốc gia và quốc tế. Những hành vi này có thể bằng hành động hay khơng hành động.

Có thể nhận thấy đa phần hành vi khủng bố là các hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, hành vi khủng bố đã mang tính chất đa dạng hơn. Tội phạm khủng bố có thể tiến hành khủng bố bằng các phương khơng mang tính vũ lực như chống phá bằng công nghệ thông tin (tin tặc); làm ô nhiễm nguồn nước, phát tán mầm bệnh...

Trên thực tế, tội khủng bố xét về biểu hiện của hành vi rất giống với một số tội phạm khác như: tội giết người, tội huỷ hoại tài sản, bắt cóc địi tiền chuộc, cướp biển nhưng khác nhau ở các dấu hiệu như mục đích, đối tượng tác động... Hành vi khủng bố cũng có biểu hiện giống các hành vi cấu thành

tội ác quốc tế như diệt chủng, chống nhân loại, tội phạm chiến tranh nhưng khác nhau về mục đích và mức độ nghiêm trọng. Ví dụ: Cũng là hành vi giết người nhưng tội diệt chủng được thực hiện nhằm tiêu diệt tồn bộ hay một bộ phận nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tơn giáo. Cũng là hành vi giết người nhưng tội chống nhân loại được thực hiện một cách có hệ thống, trên diện rộng nhằm vào cộng đồng dân thường nào đó. Trong khi đó, theo quy định của các công ước quốc tế về chống khủng bố, hành vi khủng bố bao gồm: các hành vi chống lại an tồn hàng khơng dân dụng, chống lại an tồn hành trình hàng hải và những cơng trình cố định trên thềm lục địa, tài trợ khủng bố, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người, tài sản bằng các thiết bị gây nổ; chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế bao gồm viên chức ngoại giao, bắt cóc con tin, xâm phạm an tồn sức khoẻ, tính mạng, tài sản con người bằng thiết bị hạt nhân.

Ngồi ra, để có thể phân biệt giữa tội phạm khủng bố và một số tội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 36)