Ban hành Luật Phòng, chống khủng bố đạo luật quy định toàn diện, thống nhất về phòng, chống khủng bố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 131 - 134)

- Pháp luật về phịng, chống khủng bố phải thể chế hố kịp thời, đầy đủ

3.5.2.Ban hành Luật Phòng, chống khủng bố đạo luật quy định toàn diện, thống nhất về phòng, chống khủng bố

tồn diện, thống nhất về phịng, chống khủng bố

Xây dựng một đạo luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam là một nhu cầu khách quan trong tình hình hiện nay, tạo ra cơ sở pháp lý đồng bộ, toàn diện để đấu tranh với tội phạm khủng bố, phục vụ yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Xây dựng Luật Phòng, chống khủng bố cần được thực hiện trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và các nguyên tắc chỉ đạo sau:

- Trước hết cần xác định được mục tiêu xây dựng Luật Phòng, chống khủng bố là nhằm tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện và đồng bộ để đấu tranh phịng, chống khủng bố có hiệu quả hơn và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phịng, chống khủng bố.

- Phải thể chế hố đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về bảo vệ an ninh trật tự, phục vụ yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, đấu tranh kiên quyết với khủng bố dưới mọi hình thức.

- Kế thừa các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống khủng bố trong những năm qua và phù hợp thực tế Việt Nam. Theo tiêu chí này, cần phải hệ thống hố tồn bộ các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống khủng bố để trên cơ sở đó loại bỏ những quy định khơng cịn phù hợp, chọn lọc những quy định đã, đang phát huy tác dụng để pháp điển hoá; đồng thời dự báo các nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của hoạt động phòng, chống khủng bố để luật hố (như việc cần thiết hình sự hố các hành vi giả mạo các loại giấy tờ thông hành và sử dụng các loại giấy tờ đó nhằm mục đích khủng bố…).

- Luật Phòng, chống khủng bố phải được xây dựng trên cơ sở tổng kết toàn diện về lý luận, pháp luật và kinh nghiệm tổ chức thực hiện các hoạt

động phòng, chống khủng bố ở nước ta trong những năm qua; trong đó chú ý tổng kết pháp luật về phịng, chống khủng bố, kết quả đấu tranh, quan hệ phối hợp và hợp tác quốc tế trong hoạt động này. Trên cơ sở đó, lựa chọn các quy phạm pháp luật đã và đang phát huy tác dụng và kinh nghiệm thực tiễn để luật hoá thành các quy phạm thực định; tham khảo kinh nghiệm lập pháp, thực tiễn đấu tranh phòng, chống khủng bố của các nước trên thế giới và khu vực. - Phải bảo đảm yêu cầu nội luật hoá các quy định trong các văn kiện pháp lý quốc tế về phòng, chống khủng bố mà Việt Nam đã là thành viên, tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục tham gia các điều ước quốc tế còn lại về chống khủng bố trong thời gian tới; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực tiễn đấu tranh phòng, chống khủng bố của các quốc gia trên thế giới. Việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống khủng bố phải được cân nhắc có chọn lọc theo hướng lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn chính trị, kinh tế, pháp luật Việt Nam, tránh rập khn, máy móc…

- Phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, việc xây dựng Luật Phòng, chống khủng bố phải tuân thủ đầy đủ các quy định về hình thức, về nội dung, bảo đảm tính hợp hiến, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.

Theo quan điểm chỉ đạo trên, nội dung cơ bản của Luật Phịng, chống khủng bố có thể những nội dung sau:

- Các quy định chung: Nhóm các quy định chung bao gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; các định nghĩa cần được xác định như: khủng bố, đối tượng khủng bố, cơ quan phòng, chống khủng bố…; quản lý nhà nước về phịng, chống khủng bố. Nhóm các quy định chung này là những quy định mang tính chất chung nhất, nguyên tắc, xuyên suốt, làm cơ

sở cho các quy định tiếp theo trong đạo luật. Điều đặc biệt cần lưu ý là cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống khủng bố. Trên thực tế, tội phạm khủng bố có mối liên hệ với nhiều loại tội phạm nguy hiểm hoặc các hành vi bất hợp pháp khác, như: tội phạm có tổ chức xun quốc gia, bn bán ma t, rửa tiền, bn bán vũ khí bất hợp pháp, vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân, hoá học, sinh học và các vật liệu có tính năng huỷ diệt khác... Chính vì vậy, pháp luật liên quan đến phịng, chống khủng bố cũng khơng chỉ đơn giản bó hẹp trong một đạo luật mà cịn có sự liên quan với các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành khác. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là cần xử lý tốt mối quan hệ giữa Luật Phòng, chống khủng bố và các luật chuyên ngành, xác định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật này so với các quy phạm pháp luật khác (như: quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Ngân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng…).

- Nhóm các quy định cụ thể: Nhóm này sẽ bao gồm các nội dung sau: + Các quy định về phòng ngừa các hoạt động khủng bố, các quy định này sẽ xác định hình thức, nội dung và biện pháp phịng ngừa các hoạt động khủng bố ở các mức độ, cấp độ khác nhau.

+ Các quy định liên quan đến hoạt động chống khủng bố, hợp tác quốc tế về chống khủng bố. Các quy định này sẽ xác định các hình thức, nội dung và biện pháp chống khủng bố của các cơ quan có thẩm quyền (xác định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia phòng, chống khủng bố và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong phòng, chống khủng bố ở Việt Nam) và quy định cụ thể về vấn đề hợp tác quốc tế, quản lý Nhà nước về hợp tác quốc tế chống khủng bố.

+ Phần tổ chức thực hiện gồm các quy định về việc triển khai, tổ chức thực hiện Luật Phịng, chống khủng bố trên phạm vi tồn quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 131 - 134)