Đặc điểm chủ yếu của hoạt động khủng bố quốc tế hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 44)

Chủ nghĩa khủng bố là một nhân tố lớn gây bất ổn định cho xã hội đương đại. Sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 càng chứng tỏ chủ nghĩa khủng bố đã trở thành mối nguy hại nghiêm trọng tới hồ bình và an ninh quốc tế. Sự kiện 11/9 vừa như một dấu hiệu chứng tỏ hoạt động của thế lực khủng bố quốc tế đã đạt đến cực điểm, vừa cho thấy cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế đã bước vào giai đoạn mới. Sau sự kiện này, cả thế giới chú ý hơn tới việc phòng, chống khủng bố và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Trước sự tấn cơng và sự đề phịng nghiêm ngặt của các nước trên thế giới, các thế lực khủng bố quốc tế không ngừng bị tấn công, bị truy lùng dữ dội khắp mọi nơi và ngày càng gặp nhiều khó khăn. Vì bị truy lùng ráo riết, chúng đã chuyển sang điều chỉnh sách lược, ẩn nấp chờ cơ hội, thời cơ để hoạt động lại. Trải qua gần một năm điều chỉnh, bắt đầu từ tháng 9/2002, hoạt động của các thế lực khủng bố quốc tế đã có phần trỗi dậy. Chỉ trong 4 tháng, tính từ tháng 9 đến tháng 12/2002, chúng đã gây ra 107 vụ tấn công khủng bố các loại, giết chết hơn 800 người, làm bị thương hơn 1.600 người. Trong 4 tháng đầu năm 2003, bọn chúng đã gây ra gần 100 vụ khủng bố, làm hơn 400 người chết. Đặc biệt là từ tháng 5/2003 trở lại đây, hoạt động của các thế lực khủng bố quốc tế có chiều hướng sơi động trở lại, đến đầu tháng 8/2003, chỉ trong hơn 3 tháng đã xảy ra 98 vụ khủng bố, làm gần 600 người chết, 1.900 người bị thương, chiếm trên 60% tổng số người chết và bị thương trong các vụ khủng bố của năm 2003 [34]. Theo công bố mới đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2005 tồn thế giới đã xảy ra 11.000 vụ tấn cơng khủng bố, trong đó chỉ riêng Iraq đã chiếm 1/3 số vụ; năm 2006, có 14.338 vụ tấn cơng khủng bố đã xảy ra, chủ yếu ở Iraq và Afghanistan.

Nhiều dấu hiệu chứng tỏ, khả năng các thế lực khủng bố quốc tế phát động các vụ tấn công khủng bố quy mô lớn hơn là khơng thể loại trừ. Ví

dụ, đồng thời với việc tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ đánh bom tại Jakarta, Indonesia ngày 05/8/2003, tổ chức Al Qaeda còn đe doạ sẽ tiến hành nhiều vụ tấn công khủng bố hơn nữa. Đại diện hành chính tối cao của Mỹ phụ trách vấn đề tái thiết Iraq sau chiến tranh cho biết, tổ chức khủng bố Hồi giáo liên quan đến vụ đặt bom sứ quán Gioocđani tại Iraq ngày 07/8/2003 đang vạch kế hoạch cho các hoạt động khủng bố mới, nhằm tiến hành tấn công với quy mô lớn liên quân Mỹ - Anh và các tổ chức chính quyền lâm thời ở Iraq.

Có thể nhận định, hoạt động khủng bố quốc tế hiện nay mang một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, các phần tử cịn sót lại của tổ chức khủng bố Al Qaeda và thế

lực Hồi giáo cực đoan khác vẫn là lực lượng nòng cốt của khủng bố quốc tế. Với sự tấn công liên hợp của cộng đồng quốc tế, tổ chức Al Qaeda - lực lượng nòng cốt của thế lực khủng bố quốc tế đã bị tấn công mạnh, đại bản doanh của chúng đã bị phá vỡ, nhiều thành viên cốt cán bị bắt, trong thời gian ngắn khó có thể khơi phục lại tổ chức với quy mơ tương tự. Nhưng thế lực tàn dư của nó vẫn tồn tại và ảnh hưởng của nó đối với cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế không thể xem nhẹ. Các nhân vật chủ chốt của Al Qaeda và Taliban vẫn đang trốn chạy, số còn lại vẫn đang hoạt động tại Afghanistan. Theo quân Mỹ đóng tại Afghanistan, hiện tại ở vùng núi phía Đơng Kandaha và phía Nam Cabun đều nổi lên hoạt động của các phần tử tàn dư của tổ chức Al Qaeda và Taliban, trong đó bao gồm phần tử cốt cán của tổ chức Al Qaeda và các thành viên nước ngoài.

Ngoài ra, với sự giúp đỡ của các tổ chức tôn giáo cực đoan ở một số quốc gia Nam Á và Trung Đông, một bộ phận thế lực tàn dư của tổ chức Al Qaeda đã áp dụng phương châm phân tán, từ Afghanistan thâm nhập sang các khu vực khác và cấu kết với các tổ chức khủng bố khác, tiếp tục gây ra các vụ tấn công khủng bố trên thế giới [34].

Thứ hai, các vụ khủng bố xảy ra ở Nam Á, Trung Đông, châu Phi,

Đông Nam Á… cho thấy khủng bố đã mở rộng mục tiêu tấn cơng của mình ra ngồi phạm vi các nước phương Tây.

Sau sự kiện 11/9, các hoạt động khủng bố quy mô lớn xảy ra trên thế giới phần lớn là nhằm vào Mỹ và các quốc gia phương Tây. Việc Mỹ mượn lí do ngăn chặn phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt và chống khủng bố để phát động chiến tranh Iraq đã gây ảnh hưởng phức tạp đến tình hình của cuộc chiến chống khủng bố trên thế giới. Thái độ chống Mỹ, thù địch Mỹ trong thế giới Hồi giáo sau chiến tranh Iraq có phần tăng lên, hoạt động khủng bố nhằm vào Mỹ và các nước phương Tây có chiều hướng tăng lên. Ngày 13 tháng 5 năm 2003, vài giờ trước khi Powell thăm Arập Xêút, thế lực khủng bố quốc tế đã gây ra vụ tấn công khủng bố quy mô lớn trực tiếp nhằm vào Mỹ tại thủ đô Riát. Người phát ngơn của tổ chức Al Qaeda cịn công khai cảnh báo, sẽ tiếp tục "phát động các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Mỹ". Ngoài ra, các thế lực khủng bố quốc tế còn coi một số quốc gia thân Mỹ là đối tượng tấn cơng, ví dụ như việc các phần tử khủng bố dùng xe chở bom lao vào Đại sứ quan Gioocdani ở Iraq ngày 7/8/2003 làm 11 người chết, hơn 40 người bị thương.

Hiện nay, khủng bố đã mở rộng mục tiêu tấn cơng của mình ra các khu vực ngoài phạm vi các nước phương Tây như khu vực Nam Á, Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á….

Thứ ba, khuynh hướng tiến hành các vụ tấn công khủng bố ở các quốc

gia đang phát triển ngày càng nổi bật.

Do Mỹ và các nước phương Tây liên tục tăng cường các biện pháp chống khủng bố trong nước, các tổ chức khủng bố quốc tế đã điều chỉnh sách lược, chuyển sang lấy một bộ phận quốc gia đang phát triển - nơi sự phòng ngừa còn lỏng lẻo làm "chiến trường chính" của chúng. Một mặt, chúng đưa ra nhiều thơng tin giả về hoạt động khủng bố, liên tiếp tuyên bố sẽ gây ra các vụ khủng bố lớn ở Mỹ và các quốc gia phương Tây, để làm thay đổi tầm nhìn

của cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Mặt khác, chúng lợi dụng mắt xích yếu là các quốc gia đang phát triển khơng có sự đề phịng nghiêm ngặt để đột ngột tấn công các nhân viên và trụ sở của các nước phương Tây đặt tại những nước này. Ví dụ như vụ đặt bom trên đảo Bali, vụ tấn công các du khách và máy bay dân dụng chở khách ở Kenya, vụ tấn công kiều dân Mỹ ở Arập Xêút và vụ đánh bom ở Marốc. Các vụ khủng bố này tuy đều xảy ra ở các quốc gia đang phát triển nhưng trong số đó khơng ít vụ rõ ràng là nhằm vào các quốc gia phương Tây.

Do các nước đều tăng cường công tác đảm bảo an ninh cho các nhân vật đứng đầu và các cơ sở chính trị, quân sự trọng yếu nên các phần tử khủng bố đang dần dần chuyển sang coi các cơ sở dân dụng tập trung đơng nhân viên nhưng được canh phịng cẩn mật ở một số thành phố lớn và vừa làm mục tiêu chính. Trong đó chủ yếu bao gồm các cơ sở hạ tầng, khu dân cư, các phương tiện giao thơng cơng cộng và các khu giải trí, ăn uống lớn. Các vụ khủng bố phần lớn đều được tiến hành ở các buổi dạ hội lớn, nhà hát, khách sạn hay khu nhà ở, những nơi tập trung đông người, làm cho nhiều người thương vong, gây khủng hoảng trong xã hội [34].

Thứ tư, "Đánh bom tự sát" trở thành thủ đoạn tấn công quan trọng của

các thế lực khủng bố quốc tế.

Đánh bom là thủ đoạn chủ yếu của thế lực khủng bố quốc tế. Trong 98 vụ khủng bố xảy ra kể từ tháng 5/2003 đến nay, số vụ đánh bom chiếm đến 78%. Hơn nữa, "đánh bom tự sát" do tính tiềm ẩn cao, mức độ huỷ hoại lớn, khó ngăn ngừa, đề phòng nên đã trở thành phương thức hàng đầu được các phần tử khủng bố lựa chọn. Trong các vụ khủng bố xảy ra vào ngày 12/5. 14/5 ở Trêsnia, ngày 12/5 ở Arập Xêút, ngày 5/7 ở Mátxcơva... các phần tử khủng bố quốc tế đều sử dụng phương thức tấn cơng mang tính tự sát bằng xe chở bom hoặc người mang bom, ví dụ như trong vụ khủng bố ngày 12/5 ở Trêsnia, các phần tử khủng bố đã sử dụng một xe tải hạng nặng chở đầy bom,

làm cho nơi bị đánh bom trở thành một cái hố sâu 5m, đường kính 16m, làm 10 tồ nhà gần đó bị phá huỷ, hàng trăm người chết và bị thương; Ngày 26/7/2008, 16 vụ nổ gần như xảy ra cùng lúc tại Ahmedabah, cướp đi sinh mạng của 45 người; ngày 30/10/2008: 13 vụ đánh bom ở bang Assam, phía đơng bắc Ấn Độ, cùng 3 thành phố khác làm ít nhất 61 người chết và hơn 300 người bị thương; ngày 15/7/2010 xảy ra 2 vụ đánh bom liều chết nhằm vào một nhà thờ Hồi giáo của người Shiite ở đơng nam Iran làm ít nhất 21 người (gồm cả các binh sĩ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng) thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương; ngày 14/1/2011 hai vụ đánh bom khủng bố đẫm máu đã xảy ra ở ngay bên trong sân bay Domodedovo, thủ đô Matxcơva (Nga) làm 35 người chết và hơn 180 người bị thương; vụ khủng bố xảy ra tại ga tàu điện ngầm Tháng Mười ở thủ đô Minsk của Belarus tối 11/4/2011 làm 12 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương [34].

Thứ năm, mục tiêu có xu hướng mở rộng.

Trước kia, khi tiến hành hoạt động khủng bố, các phần tử khủng bố đều có mục tiêu chính trị rõ ràng: khi thì để đạt được mục đích “chính đáng” của bản thân, khi thì để thực hiện mục tiêu thay đổi xã hội… nhưng nhìn chung mục tiêu mà các phần tử khủng bố tấn cơng thường có ý nghĩa tượng trưng nhất định như các đại sứ quán, căn cứ quân sự, các cơng trình quan trọng… Nhưng thời gian gần đây, mục tiêu mà các phần tử khủng bố nhằm vào thường không mang ý nghĩa tượng trưng rõ ràng mà mở rộng tấn công vào các mục tiêu dân sự như tàu chở dầu, khách du lịch (Ví dụ trong vụ đánh bom trên đảo Bali- Indonesia, các phần từ khủng bố đã tấn công vào các khách du lịch nước ngồi). Khơng những thế, những kẻ khủng bố cịn tấn cơng vào những mục tiêu các quốc gia khơng thể ngờ đến, khơng có lực lượng an ninh bảo vệ… Dù mục đích tiến hành các vụ khủng bố của bọn chúng không thật sự rõ ràng nhưng đều là nhằm gây ra sự khủng hoảng, hoang mang trong xã hội, qua đó gây ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của xã hội và sự phát triển kinh

tế. Những kẻ khủng bố muốn thông qua các hoạt động này để tác động tới sự ổn định xã hội, nền kinh tế của một quốc gia, qua đó thực hiện cho được những mục đích chính trị của mình.

Thứ sáu, kết cấu của các tổ chức khủng bố quốc tế có xu hướng lỏng

lẻo, tản mác hơn.

Các tổ chức khủng bố trên thế giới thường lợi dụng công nghệ, khoa học tiên tiến như internet để tạo thành một mạng lưới khủng bố quốc tế rộng khắp. Rất nhiều tổ chức khủng bố đã thông qua phương thức này để cùng phối hợp hành động. Trong hơn 20 năm trở lại đây, chúng đã nhiều lần tổ chức các hội nghị bí mật, trao đổi thơng tin, phương án hành động. Ví dụ, năm 1985, 3 tổ chức khủng bố là “Đội quân đỏ” của Liên bang Đức, “Hành động trực tiếp” của Pháp” và “Đội quân chiến đấu cộng sản” của Bỉ đã liên kết lại với nhau, thành lập nên “Mặt trận liên hiệp chính trị, quân sự Tây Âu”, cùng phối hợp tiến hành các vụ khủng bố.

Trải qua một chặng đường dài hình thành, củng cố và phát triển, các tổ chức khủng bố quốc tế lớn trên thế giới đã tạo lập cho mình một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, vững chắc với phạm vi hoạt động trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sau sự kiện 11/9, dưới sự truy lùng ráo riết của các quốc gia, các tổ chức khủng bố quốc tế đã thay đổi quy mô, chiến lược và cơ cấu tổ chức để phù hợp với bối cảnh. Lực lượng khủng bố của các tổ chức không tập trung mà phân chia rải rác, liên kết lỏng lẻo với nhau hơn. Hàng loạt các vụ khủng bố được tiến hành đa phần là do các tổ chức quy mơ nhỏ thực hiện, thậm chí do một số cá nhân khơng thuộc tổ chức nào thực hiện. Vì vậy, việc đề phòng và ngăn chặn hoạt động khủng bố sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Nhiều vụ khủng bố diễn ra bất ngờ khiến các quốc gia không kịp trở tay. Các vụ đánh bom tự sát cũng đang tăng lên gây ra sự hoảng loạn trong dân chúng, như vụ đánh bom tàu chở dầu ở Yemen ngày 06/10/2002, một chiếc thuyền nhỏ trở đầy thuốc nổ đã lao thằng vào tàu chở dầu.

Thứ bảy, hình thức khủng bố biến hố đa dạng.

Thời gian đầu khi chủ nghĩa khủng bố mới xuất hiện, các phần tử khủng bố thường dùng các phương thức như ám sát, bắt cóc, đặt bom… Nhưng đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, phương thức tiến hành khủng bố cũng khơng ngừng được biến hố, thay đổi. Bên cạnh các phương thức truyền thống, đã xuất hiện tội phạm khủng bố sử dụng công nghệ cao như: vụ thanh niên người Ixraen sử dụng công nghệ tin học đột nhập và tấn công mạng cơ sở dữ liệu quân sự của Hoa Kỳ. Theo một nguồn tin cho biết, tổ chức khủng bố al Quaeda do Bin Laden cầm đầu đang sử dụng một mạng thông tin do bọn chúng tự thiết kế, lợi dụng mạng Internet để trao đổi tin tức giữa các thành viên để hạn chế nguy cơ bị truy bắt, tiêu diệt [32].

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, tội phạm khủng bố có thể mở rộng phương thức và hình thức khủng bố, sử dụng vơ tuyến điện, mạng thông tin, kỹ thuật sinh học… Sự phát triển của hoạt động khủng bố là thách thức đối với các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Do vậy, trong thời gian tới, cuộc chiến chống khủng bố vẫn chưa kết thúc và cần sự chung tay, hợp tác hơn nữa của toàn nhân loại.

Kết luận chương 1

Hiện nay, trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức thành viên (ICAO, IMO, IAEA…) có 14 điều ước quốc tế đa phương về chống khủng bố đã được thơng qua. Ngồi ra cịn rất nhiều điều ước quốc tế khu vực, hiệp định quốc tế song phương và các nghị quyết của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về các biện pháp đấu tranh chống khủng bố. Mặc dù, hệ thống văn bản pháp lý quốc tế về chống khủng bố tương đối lớn, tuy nhiên chưa văn bản nào đưa ra được định nghĩa rõ ràng, toàn diện, được thừa nhận chung về khủng bố mà mới chỉ ghi nhận một số hành vi nhất định là khủng bố và các biện pháp để hợp tác đấu tranh chống lại các hành vi này. Song, những hành vi được ghi nhận này đã ít nhiều phản ánh được bản chất của hiện tượng

khủng bố. Chúng ta có thể nhận biết hành động khủng bố dựa trên một số dấu hiệu như: dấu hiệu về động cơ chính trị của hành vi bạo lực; dấu hiệu về mục đích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 44)