Xác định thẩm quyền xét xử đối với tội phạm khủng bố quốc tế theo các điều ước quốc tế đa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 78 - 97)

các điều ước quốc tế đa phương

Các điều ước quốc tế đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế đều ghi nhận khơng có ưu tiên cho các nước hữu quan quyền được xét xử và kết án các tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của các điều ước quốc tế nêu trên. Điều này dẫn đến các xung đột thẩm quyền trong việc xét xử, vì qua thực tiễn, các điều ước quốc tế đều áp dụng hệ thống hỗn hợp các nguyên tắc phân định thẩm quyền xét xử để xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc thuộc phạm vi điều chỉnh của mình, nhưng lại khơng đưa ra quy định xử lý xung đột thẩm quyền phát sinh trong trường hợp cùng một vụ việc có nhiều quốc gia cùng có thẩm quyền xét xử (do có ghi nhận một hệ thống các nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử trong một điều ước hữu quan về chống khủng bố quốc tế).

Xác định thẩm quyền xét xử đối với tội phạm khủng bố quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng

Điều 3 Cơng ước Tokyo năm 1963 quy định: Quốc gia có thẩm quyền xét xử các tội phạm hàng không là quốc gia đăng ký phương tiện bay đồng thời Công ước cũng khơng loại trừ quyền tài phán về hình sự được thực hiện phù hợp với quy định pháp luật của quốc gia. Ngồi ra, Cơng ước còn xác định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải áp dụng tất cả các biện pháp

cần thiết để khẳng định quyền tài phán của mình. Điều 4 Cơng ước Tokyo năm 1963 quy định giành cho các quốc gia thành viên hữu quan khác thẩm quyền tài phán bên cạnh quốc gia đăng ký phương tiện bay. Đó là các quốc gia sau:

 Quốc gia mà hậu quả của hành vi tội phạm phát sinh trên lãnh thổ của nước đó.

 Quốc gia có người phạm tội là cơng dân hoặc cá nhân thường trú trên lãnh thổ nước đó.

 Quốc gia mà hành vi tội phạm được thực hiện để chống lại công dân hoặc cá nhân thường trú của quốc gia đó.

 Quốc gia mà hành vi tội phạm được thực hiện xâm hại đến lợi ích của quốc gia đó.

 Quốc gia mà hành vi tội phạm hàng không vi phạm các quy tắc, quy định về chuyến bay của tàu bay hoặc hoạt động của tàu bay, đang có hiệu lực tại nước này.

 Quốc gia mà việc thực hiện thẩm quyền tài phán của nước này là cần thiết để bảo đảm sự tuân thủ những nghĩa vụ hoặc cam kết quốc tế mà quốc gia đó đã tham gia trong các điều ước quốc tế đa phương.

Tuy nhiên, Công ước Tokyo năm 1963 đã không quy định cơ chế giải quyết vấn đề xung đột về thẩm quyền xét xử.

Công ước La Hay năm 1970 và Công ước Montreal đều quy định giống nhau về nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử của các quốc gia thành viên có liên quan đối với hành vi tội phạm thuộc đối tượng điều chỉnh của 2 Công ước này. Theo quy định của Điều 4 Công ước La Hay năm 1970 và Điều 5 Cơng ước Montreal thì các quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định thẩm quyền xét xử của mình trong các trường hợp sau: Tội phạm được thực hiện trên tàu bay của quốc gia đăng ký phương tiện bay; Khi

tàu bay nơi tội phạm đã được thực hiện hạ cánh trên lãnh thổ quốc gia đó cùng với người tình nghi phạm tội vẫn ở trên tàu bay đó; Khi tội phạm được thực hiện trên tàu bay th hoặc khơng có phi hành đồn, nơi cá nhân hoặc pháp nhân th tàu bay có trụ sở chính hoặc thường trú tại quốc gia đó.

Ngồi ra, Cơng ước Montreal năm 1971 cịn có quy định giành cho quốc gia có quyền và nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để xác lập thẩm quyền tài phán của mình khi tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia đó.

Nguyên tắc thẩm quyền phổ cập trong việc truy cứu trách nhiệm đối với tội phạm khủng bố hàng không đã được ghi nhận ở Công ước La Hay năm 1970 và Công ước Montreal. Nội dung của nguyên tắc này quy định các quốc gia thành viên có quyền và nghĩa vụ áp dụng các biện pháp thích hợp để xác định thẩm quyền tài phán của mình đối với các tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của hai Công ước này với điều kiện: Trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên này người tình nghi phạm tội đang hiện diện và không được dẫn độ cho quốc gia hữu quan khác để tiến hành xét xử theo thẩm quyền. Nhưng phạm vi áp dụng nguyên tắc thẩm quyền phổ cập ở hai Công ước này không giống nhau. Công ước La Hay cho phép quy định áp dụng nguyên tắc này đối với tất cả các loại hành vi tội phạm thuộc sự điều chỉnh của Cơng ước, cịn Cơng ước Montreal năm 1971 quy định chỉ áp dụng nguyên tắc thẩm quyền phổ cập đối với một số hành vi tội phạm nhất định như hành vi sử dụng vũ lực, hành vi phá hoại hay phá huỷ tàu bay, hành vi đặt, để các trang thiết bị, vật thể lên tàu bay nhằm phá hoại, phá huỷ tàu bay.

Công ước La Hay năm 1970 và Công ước Montreal năm 1971 không loại trừ bất kỳ quyền tài phán hình sự nào phù hợp với pháp luật trong nước và quy định nghĩa vụ “trừng phạt nghiêm khắc” tội phạm hàng không quốc tế. Đây là cách giải quyết theo phương pháp trung hoà do những bất đồng về quan điểm phân định thẩm quyền xét xử. Việc khơng định danh cũng như

khơng đưa ra hình phạt cụ thể mà chỉ xác định nghĩa vụ trừng phạt nghiêm khắc của các quốc gia thành viên là kết quả của sự thoả thuận, nhất trí chung của các quốc gia, tạo điều kiện cho việc nhanh chóng thơng qua các cơng ước, đồng thời loại bỏ xung đột pháp luật giữa luật quốc tế và luật quốc gia.

Nhược điểm trong việc xác định thẩm quyền tài phán của các điều ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm hàng không là đều chấp nhận khả năng phát sinh xung đột về thẩm quyền xét xử và ghi nhận nguyên tắc thẩm quyền phổ cập như là nguyên tắc bổ sung. Điều này đã hạn chế hiệu quả điều chỉnh của hệ thống điều ước về an ninh hàng khơng trong q trình đấu tranh với các hành vi can thiệp bất hợp pháp trong hoạt động hàng không dân dụng quốc tế.

Việc xác định thẩm quyền xét xử đối với tội phạm khủng bố quốc tế chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế

Điều 3 Công ước năm 1973 quy định thẩm quyền xét xử đối với tội phạm khủng bố quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước như sau: Mỗi quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định quyền tài phán của mình đối với các tội phạm quy định tại Điều 2 của Công ước, cụ thể trong các trường hợp sau: Quốc gia có thẩm quyền tài phán là quốc gia nơi tội phạm được thực hiện hoặc là quốc gia đăng ký tàu bay, nếu tội phạm được thực hiện trên tàu bay, hay là quốc gia mà tàu biển mang cờ nếu tội phạm được thực hiện trên tàu biển; Khi người bị tình nghi phạm tội là cơng dân của quốc gia đó, thẩm quyền tài phán được xác định theo nguyên tắc quốc tịch chủ động; Khi tội phạm được thực hiện để chống lại người được hưởng bảo hộ quốc tế phù hợp theo quy định của Điều 1 Công ước này và đang được hưởng quy chế này do thực hiện chức năng đại diện cho quốc gia đó. Như vậy, quốc gia có thẩm quyền tài phán là quốc gia mà nạn nhân bị khủng bố đang thực thi chức năng đại diện cho quốc gia.

Cơng ước cũng chấp nhận quyền tài phán về hình sự của quốc gia khi quyền tài phán này phù hợp với pháp luật trong nước của quốc gia đó.

Cơng ước cũng thừa nhận nguyên tắc thẩm quyền phổ cập khi quy định các quốc gia thành viên có thể xác lập quyền tài phán của mình trong trường hợp người bị tình nghi phạm tội đang có mặt trên lãnh thổ của quốc gia đó và quốc gia đó khơng dẫn độ người này tới các quốc gia liên quan đến tội phạm. Để nguyên tắc này được áp dụng hiệu quả, Công ước năm 1973 quy định nghĩa vụ của quốc gia nơi người bị tình nghi phạm tội đang có mặt nếu khơng dẫn độ người bị tình nghi phạm tội thì quốc gia đó sẽ chuyển vụ việc cho các cơ quan có thẩm quyền để truy tố và xét xử mà khơng có ngoại lệ nào, cũng như không thể chậm trễ một cách phi lý thông qua các thủ tục tố tụng phù hợp với luật pháp trong nước. Việc áp dụng các biện pháp nhằm mục đích truy tố, xét xử của quốc gia nơi người bị tình nghi phạm tội đang có mặt phải được thông báo kịp thời và trực tiếp cho các quốc gia hữu quan.

Xác định thẩm quyền xét xử đối với tội phạm khủng bố quốc tế trong lĩnh vực hàng hải

Theo quy định của Điều 6 Công ước năm 1988 về trừng phạt các hành vi bất hợp pháp chống lại an tồn hành trình hàng hải thì các quốc gia hữu quan có quyền xác định thẩm quyền tài phán của mình đối với các hành vi được coi là tội phạm quy định tại Điều 3 của Công ước, thông qua việc thực hiện những biện pháp cần thiết. Quốc gia thành viên có quyền đó là các quốc gia sau: Quốc gia tàu biển mang cờ khi tội phạm được thực hiện nhằm chống lại hoặc ở trên tàu biển treo cờ quốc gia đó tại thời điểm tội phạm được thực hiện; Quốc gia nơi địa điểm xảy ra hành vi tội phạm khi tội phạm được thực hiện trong lãnh thổ của quốc gia bao gồm cả lãnh hải của quốc gia này; Quốc gia mà người tình nghi thực hiện tội phạm là cơng dân, trong trường hợp người tình nghi thực hiện tội phạm là người khơng có quốc tịch thì quốc gia nơi người đó thường trú sẽ có thẩm quyền này; Quốc gia thành viên có cơng

dân là nạn nhân của hành vi khủng bố trong trường hợp công dân của quốc gia đó bị đe doạ xâm hại hoặc đã bị xâm hại về tính mạng, sức khoẻ và các quyền con người khác như bị đe doạ, bị bắt giữ, bị giết hại… khi tội phạm được thực hiện; Quốc gia bị đe doạ an ninh khi tội phạm được thực hiện nhằm ép buộc quốc gia đó phải đáp ứng những yêu sách phi lý của chúng bằng cách phải thực hiện hoặc không được thực hiện bất kỳ hành vi nào thuộc thẩm quyền của quốc gia đó; Cơng ước cũng quy định áp dụng nguyên tắc phổ cập trong nội dung của mình nhằm bảo đảm người thực hiện tội phạm khơng có nơi ẩn náu an tồn và cơng lý được bảo vệ. Theo đó, quốc gia nơi người bị tình nghi phạm tội hiện diện, có quyền tài phán khi quốc gia đó bắt giam và không dẫn độ người này tới bất kỳ một quốc gia thành viên nào khác có thẩm quyền tương tự.

Cơng ước cũng khơng loại trừ quyền tài phán về hình sự được thực hiện phù hợp với pháp luật trong nước của quốc gia đó.

Ngồi ra, Cơng ước cịn cho phép quốc gia thành viên có quyền xác định quyền tài phán và quyền từ bỏ quyền tài phán đó với điều kiện phải thông báo cho Tổng thư ký của Tổ chức Hàng hải quốc tế đồng thời lưu ý các quốc gia xem xét tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, bên cạnh việc khẳng định sẽ trừng phạt nghiêm khắc và thích đáng với những hình phạt tương xứng.

Nghị định thư năm 1988 về trừng phạt các hành vi bất hợp pháp chống lại an tồn của những cơng trình cố định trên thềm lục địa cũng có quy định tương tự về việc xác lập thẩm quyền xét xử của các quốc gia hữu quan khi hành vi phạm tội thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định thư.

Theo quy định của Điều 3 Nghị định thư năm 1988 thì các quốc gia thành viên có thẩm quyền tài phán khi:

- Tội phạm chống lại cơng trình cố định đang nằm trên thềm lục địa của quốc gia đó hoặc tội phạm được thực hiện trên cơng trình cố định đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tội phạm do người khơng có quốc tịch thường trú tại quốc gia đó thực hiện.

- Tội phạm được thực hiện làm cho cơng dân của quốc gia đó bị bắt giữu, bị đe doạ, bị thương hoặc bị giết.

- Tội phạm được thực hiện với ý đồ buộc quốc gia đó phải làm hoặc khơng làm bất kỳ hành vi nào.

- Nghị định thư cũng khơng loại trừ quyền tài phán về hình sự được thực hiện phù hợp với pháp luật quốc gia đồng thời quốc gia nơi người bị tình nghi phạm tội hiện diện mà quốc gia khơng dẫn độ người đó cho bất kỳ quốc gia nào có thẩm quyền xét xử tương tự.

Xác định thẩm quyền xét xử đối với tội phạm khủng bố quốc tế bằng bom

Theo quy định của Điều 6 Công ước năm 1997 về trừng trị việc khủng bố bằng bom thì mỗi quốc gia thành viên hữu quan sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định thẩm quyền tài phán của mình đối với các tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Cơng ước, đó là các quốc gia sau:

- Quốc gia nơi địa điểm thực hiện tội phạm khi tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia đó.

- Quốc gia đăng ký phương tiện bay hoặc quốc gia mà tàu thuỷ mang cờ khi tội phạm được thực hiện trên phương tiện bay hoặc trên tàu thuỷ.

- Quốc gia thành viên mà người phạm tội hoặc người bị tình nghi phạm tội là cơng dân bao gồm cả trường hợp quốc gia nơi người thực hiện tội phạm thường trú khi người này là người không quốc tịch và thường trú trên lãnh thổ của quốc gia đó.

- Quốc gia có cơng dân là nạn nhân của hành vi tội phạm.

- Quốc gia mà tội phạm được thực hiện chống lại các trang thiết bị của Nhà nước hoặc Chính phủ của quốc gia đó ở nước ngồi bao gồm cả đại sứ quán, nhà cửa ngoại giao hoặc lãnh sự khác của quốc gia đó.

- Quốc gia bị xâm hại an ninh khi tội phạm được thực hiện với ý đồ, mục đích buộc quốc gia đó nhượng bộ một cách phi lý bằng cách phải làm hay không được làm những hành vi nhất định, không phù hợp với pháp luật quốc gia và cơng pháp quốc tế.

- Quốc gia có quyền khai thác tàu bay khi tội phạm được thực hiện trên tàu bay do chính phủ của quốc gia đó khai thác.

Công ước cũng công nhận thẩm quyền tài phán về hình sự do quốc gia thành viên xác định theo pháp luật trong nước.

Công ước cũng giành quyền tài phán cho quốc gia nơi người bị tình nghi phạm tội đang hiện diện và quốc gia không dẫn độ người này cho bất kỳ quốc gia hữu quan nào. Điều đó cho thấy nguyên tắc thẩm quyền phổ cập được áp dụng giữ vai trò bổ sung trong việc xác định thẩm quyền xét xử. Theo đó, Cơng ước quy định nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp để điều tra khi có được thơng tin người bị tình nghi phạm tội đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia của mình. Sau khi xác minh, trong hồn cảnh cho phép quốc gia thành viên phải đảm bảo sự có mặt của người bị tình nghi phạm tội cho việc truy tố hoặc dẫn độ.

Ngoài ra, Cơng ước cịn đưa ra khuyến nghị với các quốc gia thành viên, bằng các biện pháp cần thiết bao gồm cả biện pháp lập pháp trong nước để đảm bảo trừng trị tội phạm bằng các hình phạt thích đáng có xem xét đến tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội bên cạnh việc khẳng định dù

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 78 - 97)