Điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 44 - 57)

2.1.1.1. Điều ước quốc tế đa phương

Hiện nay, cộng đồng quốc tế đã xây dựng được 14 điều ước đa phương về chống khủng bố quốc tế. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng về tăng cường hợp tác giữa các quốc gia để ngăn ngừa và trừng trị tội phạm khủng bố quốc tế, lên án mạnh mẽ các hoạt động khủng bố, và khẳng định sự cần thiết phải đấu tranh chống lại các hành vi khủng bố dưới mọi hình thức.

a) Lịch sử hình thành các cơng ước quốc tế về phịng, chống khủng bố

Cơng ước Giơ ne vơ 1937 về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố là Công ước quốc tế đầu tiên đề cập tới khủng bố. Công ước đã được 20 quốc gia thông qua tại Giơ ne vơ ngày 16-11-1937. Theo Điều 1 của Công ước, khủng bố được hiểu là: “những hành vi tội phạm hướng vào việc chống Nhà nước,

chống lại các quốc gia, mục đích và tính chất của các hành vi này là gây ra sự khủng khiếp ở một số người nhất định hoặc trong dân chúng”.

Tuy nhiên chỉ quy định về các hành vi thuộc phạm vi tội phạm khủng bố quốc tế, xác định nguyên tắc truy cứu và trừng phạt những kẻ phạm tội

khơng thơi thì chưa đủ, để tiến hành truy tố hình sự các tội phạm khủng bố, 13 quốc gia đã ký kết Công ước về thành lập Tồ án Hình sự quốc tế. Đây được coi là Công ước bổ sung để xét xử các cá nhân bị truy cứu do vi phạm các quy định của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố. Công ước này giới hạn quyền bình đẳng chủ quyền của các quốc gia khi các quốc gia thừa nhận thẩm quyền của Tồ án Hình sự quốc tế, tuy nhiên, trong các Công ước quốc tế này không quy định nghĩa vụ pháp lý về dẫn độ tội phạm khủng bố quốc tế, bên cạnh đó, việc xác định các hành vi tội phạm khủng bố lại tương đối rộng. Công ước cũng vấp phải những dư luận trái chiều về thẩm quyền của Toà án Hình sự quốc tế, có một số nhà bình luận đã cho rằng Tồ Hình sự quốc tế có thẩm quyền xét xử chung và bắt buộc vừa đối với các quốc gia và thể nhân là vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia - một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Chính do các điểm thiếu sót của Cơng ước và những quan điểm nêu trên nên mặc dù đã có trên 20 quốc gia ký kết nhưng Công ước về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố đã khơng có hiệu lực vì khơng có đủ số quốc gia phê chuẩn theo quy định. Sau đó, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ và Cơng ước khơng cịn cơ hội được áp dụng trên thực tế [56, tr.11].

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, làn sóng khủng bố phát triển mạnh mẽ. Đứng trước nguy cơ hồ bình và an ninh quốc tế bị đe doạ, cộng đồng quốc tế đã tập trung xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế về chống khủng bố. Dù chưa đạt được sự thống nhất về quan điểm để cùng nhau xây dựng một điều ước quốc tế chung có tính tồn cầu về chống khủng bố quốc tế nhưng các quốc gia đã thành công trong việc xây dựng các quy phạm quốc tế liên quan đến phòng, chống khủng bố trong những lĩnh vực riêng biệt, cụ thể:

Trong lĩnh vực đảm bảo an ninh hàng không quốc tế, dưới sự bảo trợ và chủ trì của Liên hợp quốc và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO, nhiều điều ước quốc tế về chống khủng bố hàng không quốc tế đã được ra đời, như: Công ước Tokyo năm 1963 về các tội phạm và một số hành vi khác

thực hiện trên tàu bay; Công ước Lahaye 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay; Công ước Montreal năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an tồn hàng khơng dân dụng; Nghị định thư Montreal năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế (đây là Nghị định thư bổ sung Công ước Montreal năm 1971); Công ước về ngăn ngừa những hành vi trái pháp luật liên quan đến hàng không dân dụng quốc tế năm 2010.

Trong lĩnh vực bảo đảm an ninh cho những người được bảo hộ quốc tế, nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên ngoại giao và những người được bảo hộ quốc tế - một trong những đối tượng mà tội phạm khủng bố thường hướng đến, bảo vệ quan hệ giữa các quốc gia, hồ bình và an ninh quốc tế, cộng đồng quốc tế dưới sự chủ trì của Liên hợp quốc thơng qua Cơng ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo hộ quốc tế bao gồm cả các viên chức ngoại giao năm 1973.

Trong lĩnh vực chống bắt cóc con tin, cộng đồng quốc tế đã soạn thảo và thơng qua Cơng ước về chống bắt cóc con tin năm 1979. Cơng ước đã quy định các biện pháp để ngăn chặn, truy tố và trừng trị tất cả hành vi bắt cóc con tin - một trong những hành vi của tội phạm khủng bố quốc tế. Công ước năm 1979 được soạn thảo trên cơ sở thừa nhận rằng, mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và quyền được an toàn thân thể như đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị năm 1966.

Trong lĩnh vực bảo đảm an toàn vật liệu hạt nhân, để đảm bảo cho các quốc gia có quyền phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hồ bình, đồng thời ngăn ngừa những nguy hiểm tiềm tàng do sự chiếm đoạt và sử dụng bất hợp pháp vật liệu hạt nhân, nhằm bảo vệ an tồn vật liệu hạt nhân trong q trình vận chuyển, năm 1979, cộng đồng quốc tế đã soạn thảo và thông qua Công ước về bảo vệ an tồn vật liệu hạt nhân. Tiếp đó, đến năm

2005, đã thơng qua Công ước New York năm 2005 về ngăn chặn hoạt động khủng bố hạt nhân.

Trong lĩnh vực hàng hải, vận tải đường biển là loại hình vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế. Sự gia tăng các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải đã ảnh hưởng tới an toàn của cá nhân, tài sản và hoạt động thương mại của các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, Liên hợp quốc và Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO đã soạn thảo và thông qua một số công ước quốc tế như: Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an tồn hành trình hàng hải năm 1988; Nghị định thư Roma năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an tồn của các cơng trình cố định trên thềm lục địa.

Trong lĩnh vực bảo đảm an toàn cho phương tiện bay và các phương tiện giao thông khác, sau vụ khủng bố Lockerbie năm 1988, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với việc dùng các vật liệu nổ dẻo, một loại vật liệu rất khó phát hiện, được các phần tử khủng bố sử dụng nhằm phá hoại tàu bay, các phương tiện giao thông và các mục tiêu khác. Nhận thấy, việc đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết sẽ góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn các hành vi khủng bố, Liên hợp quốc và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO đã xây dựng Công ước về việc đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết năm 1991 (Công ước bao gồm 15 điều và 01 Phụ lục kỹ thuật). Công ước được thơng qua tại Montreal năm 1991 và có hiệu lực ngày 21 tháng 6 năm 1998.

Trong nỗ lực hướng đến ngăn chặn các phương thức khủng bố mang tính nguy hiểm, cộng đồng quốc tế nhận thấy rằng trong các hoạt động khủng bố, khủng bố bằng bom là phương thức được tội phạm khủng bố sử dụng nhiều nhất do kỹ thuật không quá phức tạp và khả năng sát thương cao. Để ngăn chặn và giảm thiếu tình trạng này, cộng đồng quốc tế đã soạn thảo và thông qua Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom năm 1997.

Bên cạnh đó, để ngăn chặn hoạt động khủng bố thì ngồi việc ngăn chặn những hành vi bạo lực hoặc đe doạ bạo lực, một biện pháp hữu hiệu khác đó là chặn các nguồn tài chính cung cấp cho khủng bố. Trên thực tế, số lượng và tính nghiêm trọng của các hành vi khủng bố quốc tế phụ thuộc vào sự tài trợ và nguồn tài chính mà những kẻ khủng bố có thể có được. Nhằm kêu gọi các quốc gia bằng các biện pháp thích hợp tìm cách vơ hiệu hố và ngăn chặn việc tài trợ cho khủng bố quốc tế đồng thời không làm phương hại đến tự do lưu chuyển vốn hợp pháp, tăng cường trao đổi các thông tin liên quan đến việc lưu chuyển các nguồn tài chính, cộng đồng quốc tế đã thông qua Công ước quốc tế về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố năm 1999 (Công ước gồm 28 điều và 01 Phụ lục).

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, cộng đồng quốc tế đã có 14 cơng ước quốc tế và nghị định thư về phòng, chống khủng bố. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để ngăn ngừa và trừng trị tội phạm khủng bố quốc tế.

b) Khái quát một số nội dung cơ bản của các điều ước đa phương về khủng bố

Là những văn bản pháp lý quốc tế quan trọng về tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia để ngăn ngừa và trừng trị tội phạm khủng bố quốc tế, các điều ước đa phương về chống khủng bố quốc tế đều có những nội dung cơ bản sau:

- Lên án mạnh mẽ các hoạt động khủng bố quốc tế, coi khủng bố quốc tế, bất kể được tiến hành ở đâu và do ai tiến hành, đều đe doạ hồ bình và an ninh quốc tế, đều là tội phạm và phải bị trừng trị nghiêm khắc.

- Khẳng định sự cần thiết phải đấu tranh chống lại các hành vi khủng bố quốc tế dưới mọi hình thức.

- Quy định các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp đấu tranh chống khủng bố quốc tế phù hợp với pháp luật quốc tế.

- Nêu rõ nghĩa vụ của các quốc gia thành viên cần hợp tác với nhau để ngăn ngừa và trừng trị tội phạm khủng bố quốc tế thông qua các biện

pháp thích hợp, bao gồm hợp tác song phương, hợp tác khu vực và hợp tác toàn cầu.

- Quy định nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên hữu quan trong việc xác định quyền tài phán của quốc gia đó đối với tội phạm khủng bố quốc tế và các điều kiện cụ thể về việc xác định quyền tài phán đó.

- Nghiêm cấm việc tài trợ cho khủng bố quốc tế.

- Yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa, xét xử và trừng trị tội phạm khủng bố quốc tế theo thủ tục và trình tự được quy định trong từng điều ước cụ thể.

Dưới đây là một số nội dung cơ bản của các Cơng ước quốc tế về phịng, chống khủng bố:

- Công ước đa phương về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay năm 1963

Công ước được áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, các hành vi khác bất kể có phải là vi phạm hay khơng nhưng có thể hoặc thực sự đang làm ảnh hưởng đến an toàn của tàu bay, người hoặc tài sản trên tàu bay hoặc gây mất trật tự và kỷ luật trên tàu bay, khi tàu bay đang trong giai đoạn chuyển bánh kể từ thời điểm máy bay hạ cánh và dừng hẳn. Công ước này không áp dụng đối với tàu bay được sử dụng nhằm phục vụ quân đội, hải quan và cảnh sát.

Công ước này xác lập quyền tài phán của quốc gia nơi tàu bay được đăng ký.

Công ước quy định thẩm quyền của người chỉ huy máy bay (cơ trưởng) được áp dụng các biện pháp thích hợp, kể cả hạn chế tự do của bất kỳ người nào mà người chỉ huy có lý do để cho rằng họ đã hoặc sắp thực hiện hành vi gây mất an toàn cho tàu bay.

Khoản 1 Điều 9 của Công ước quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các quốc gia thành viên trong việc tiếp nhận người vi phạm do người chỉ huy tàu

bay chuyển giao; thực hiện việc giam giữ người phạm tội và trao lại quyền kiểm sốt tàu bay đó cho người chỉ huy hợp pháp.

- Công ước La Hay về trấn áp hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay năm 1970

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không dân dụng quốc tế, xét thấy các hành vi chiếm giữ hoặc thực hiện việc kiểm soát bất hợp pháp tàu bay đang trong chuyến bay gây nguy hiểm cho an toàn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động dịch vụ hàng khơng, làm giảm lịng tin của nhân dân trên toàn thế giới; ngày 16 tháng 12 năm 1970, các quốc gia tham dự Hội nghị quốc tế La Hay về Luật hàng không đã thông qua Công ước về trấn áp các hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay. Cơng ước này có hiệu lực từ ngày 14 tháng 10 năm 1971 khi có 10 quốc gia tham dự Hội nghị nộp văn kiện phê chuẩn cho Liên Xô, Vương quốc Anh và Bắc Ai Len hoặc Hoa Kỳ là các quốc gia lưu chiểu Công ước theo Điều 13 khoản 3 của Cơng ước. Sau khi Cơng ước có hiệu lực, quốc gia nào chưa ký Cơng ước có thể gia nhập Công ước bất cứ thời gian nào.

Nội dung cơ bản của Công ước:

+ Công ước này áp dụng với người đang ở trên tàu bay thực hiện các hành vi bị coi là tội phạm sau:

Sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, hoặc bằng bất kỳ hình thức đe doạ khác để chiếm giữ hoặc kiểm soát tàu bay một cách bất hợp pháp, hoặc có dự mưu thực hiện bất kỳ hành vi nào như vậy.

Đồng phạm với người thực hiện hành vi hoặc có dự mưu thực hiện bất kỳ hành vi nào như vậy.

Một tàu bay được coi là đang trong chuyến bay kể từ thời điểm mà tất cả các cánh cửa ngồi của tàu bay được đóng lại sau khi xếp tải cho đến thời điểm bất kỳ cửa nào của tàu bay được mở ra để dỡ tải. Công ước này không áp dụng đối với tàu bay được sử dụng nhằm phục vụ quân đội, hải quan và cảnh sát.

+ Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên hình sự hố các hành vi đã được quy định trong Công ước là tội phạm và áp dụng các biện pháp nghiêm khắc để trừng trị các hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay.

+ Yêu cầu các quốc gia thành viên đã thực hiện việc giam giữ người phạm tội phải dẫn độ hoặc truy tố người đó ra trước pháp luật.

+ Yêu cầu các quốc gia thành viên cần phải phối hợp, giúp đỡ nhau trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự đối với tội phạm và người phạm tội.

- Công ước đa phương về trấn áp hành vi bất hợp pháp xâm phạm an tồn hàng khơng dân dụng năm 1971

Công ước này áp dụng đối với người thực hiện hành vi bất hợp pháp và cố ý bị coi là tội phạm sau:

Hành vi bạo lực đối với người trên một tàu bay đang bay nếu hành vi đó chắc gây nguy hiểm cho sự an tồn của tàu bay;

Đặt hoặc chỉ đạo đặt vào tàu bay đang bay bằng bất kỳ thủ đoạn nào chất sẽ phá huỷ tàu bay hoặc làm hư hỏng thiết bị khơng lưu dù là hành vi phạm tội đó chưa đạt.

Cơng ước này không áp dụng đối với tàu bay được sử dụng nhằm phục vụ trong quân đội, hải quan hoặc cảnh sát.

Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên có trách nhiệm phải hình sự hố các hành vi quy định tại Điều 1 của Công ước thành tội phạm và quy định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học -Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 44 - 57)