Đánh giá công tác quản lý lễ hội truyền thống ở tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội truyền thống ở tỉnh hải dương (Trang 63)

2.4.1. Kết quả đạt được

Tại Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 - 2015) về phát triển văn hoá, xã hội đã đánh giá: Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, quản lý lễ hội từng bước đi

vào nền nếp. Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hố được chú trọng…Cơng tác xã hội hoá hoạt động văn hố, thể thao đạt kết quả tích cực bước đầu [3, tr. 25-26]. Do có sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong việc thực hiện xây dựng các quy hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội truyền thống, trong đó Hải Dương đã có những bước đi trước so với nhiều địa phương trong cả nước như: UBND tỉnh đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể lễ hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020” từ năm 2008. Đến năm 2011, Bộ VHTTDL có Quyết định số 1138/QĐ-BVHTTDL ngày 5/4/2011 yêu cầu quy hoạch lễ hội trên phạm vi tồn quốc và giao cho Cục Văn hóa cơ sở xúc tiến thực hiện. Tháng 7/2012 Bộ VHTTDL tổ chức Hội thảo tại Hải Dương lấy ý kiến về dự thảo “Quy hoạch tổng thể lễ hội toàn quốc giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Điều này thể hiện thể hiện tầm nhìn xa của Hải Dương trong chủ trương chính sách quản lý văn hóa nói chung và lễ hội nói riêng, khả năng đáp ứng kịp thời trước các u cầu, địi hỏi cấp thiết của cơng tác quản lý văn hóa nói chung cũng như lễ hội nói riêng, trước thực tiễn sinh động và phong phú, phức tạp đang đặt ra cho những người làm công tác quản lý.

Đề án Lễ hội truyền thống Côn Sơn - Kiếp Bạc giai đoạn 2006 - 2010 được thực hiện theo từng giai đoạn và đã phát huy hiệu quả, lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành DSVH phi vật thể quốc gia, là lễ hội lớn nhất trong tỉnh và lễ hội trọng điểm của cả nước, là điểm du lịch văn hóa tâm linh, tham quan danh lam thắng cảnh đặc sắc với các giá trị DSVH vật thể và phi vật thể quý giá được nghiên cứu và phục dựng một cách khoa học, bài bản, chất lượng, các nghi lễ, nghi trình được phục dựng dần theo các năm và đến nay đã ổn định và được duy trì thành thông lệ hàng năm với các nghi lễ như tế, rước nước, nghi lễ cúng đàn Mơng Sơn thí thực, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, các hoạt động hội: hội thi bánh chưng bánh giầy, liên hoan pháo đất, giải vật dân tộc (với hội Xuân tháng Giêng); các nghi lễ: tế, lễ khai ấn, lễ cầu an và hội hoa đăng, các hoạt động hội: diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu, diễn xướng hầu thánh, liên hoan rối nước, đua thuyền truyền thống (với hội Thu tháng Tám). Lễ hội đã huy động được nguồn lực to lớn, nhất là nguồn xã hội hóa cho cơng tác tu bổ, tơn tạo di tích và tổ chức lễ hội hàng năm. Bên cạnh việc tăng cường quy mơ, tầm vóc của di tích cũng như lễ hội, công tác quản lý nhà nước, công tác tổ chức lễ hội cũng thu được nhiều kinh nghiệm và được nâng tầm hiệu quả rõ rệt, các vấn đề nổi cộm thường thấy ở các lễ hội như: tệ cờ bạc, trị chơi có thưởng, trộm cắp, đeo bám, chặt chém du khách, đổi tiền lẻ, rải tiền lẻ khắp nơi, đồ mã tràn lan, ăn xin…được hạn chế tối đa do làm tốt công tác tổ chức và thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết các biểu hiện tiêu cực, khu vực dịch vụ hàng quán dần được di dời khỏi khu vực nội tự trả lại khơng gian cho di tích và lễ hội. Cơng tác quản lý và tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc những năm

gần đây thường xuyên được Bộ VHTTDL đánh giá tích cực. Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử - văn hóa Cơn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ được phân kỳ giai đoạn từ 2009 - 2015 và 2015 - 2020 đang được thực hiện từng bước làm cho cảnh quan khơng gian di tích ngày càng được tơn tạo khang trang, sạch đẹp, sắp xếp trật tự, quy củ càng tạo điều kiện để phát huy tốt các giá trị DSVH phi vật thể về lễ hội truyền thống, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân trong mỗi mùa lễ hội.

Công tác chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lễ hội được Sở VHTTDL chú trọng thường xuyên, với việc cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ VHTTDL về quản lý lễ hội để tuyên truyền hướng dẫn bằng các hình thức tập huấn, tọa đàm và trên các phương tiện truyền thông đến cấp huyện và cơ sở. Bên cạnh việc tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL trực tiếp ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan quản lý văn hóa cấp huyện và cấp xã. Phịng VHTT cấp huyện thực hiện việc ban hành cơng văn hướng dẫn cấp xã về công tác quản lý lễ hội trước mỗi mùa lễ hội Xuân hàng năm, triển khai thực hiện các quy định về quản lý lễ hội, góp phần giáo dục ý thức người dân và du khách thập phương tham gia hội chấp hành mọi nội quy, quy chế lễ hội, ý thức giữ gìn tơn nghiêm nơi thờ tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự công cộng, đồng thời tích cực trong việc tuyên truyền, giới thiệu các giá trị lễ hội truyền thống đặc sắc, nhằm quảng bá tiềm năng văn hóa, du lịch địa phương, kịp thời chấn chỉnh những vấn đề nảy sinh tại các lễ hội trên địa bàn cũng như thực hiện nghiêm chế độ báo cáo hàng năm về Sở VHTTDL.

Công tác kiểm kê DSVH phi vật thể trong đó có kiểm kê lễ hội truyền thống được thực hiện theo kỳ hạn 5 năm cung cấp tư liệu rất hữu ích cho việc thống kê, nhận diện, đánh giá hiện trạng của

lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh, nhận diện những giá trị tiêu biểu, góp phần quan trọng cho việc đề ra và thực hiện các chủ trương, quy hoạch, kế hoạch trong quản lý lễ hội. Công tác tổ chức quy

hoạch lễ hội điểm, nghiên cứu các lễ hội tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, phục dựng các tập tục, nghi lễ có giá trị đặc sắc tại các lễ hội, xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Bộ VHTTDL đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia được chú trọng thực hiện. Việc làm này có ý nghĩa tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH lễ hội trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền, phổ biến và tơn vinh các giá trị văn hố truyền thống đặc sắc của địa phương đối với các cấp chính quyền và nhân dân, từ đó nâng cao nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc đóng góp cơng sức, tâm huyết tham

gia cùng với chính quyền các cấp trong việc phát huy những yếu tố tích cực trong cơng tác quản lý, tổ chức lễ hội.

Những năm gần đây, nhiều di tích lịch sử văn hóa ở các địa phương đã được tu bổ và tôn tạo

theo quy định của Luật DSVH hoặc được xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, theo đó lễ hội truyền

thống cũng được phục hồi và phát triển với quy mô tổ chức đa dạng và phong phú. Đời sống văn hoá ở cơ sở được cải thiện và nâng cao, những giá trị văn hố tốt đẹp được khơi phục qua các lễ hội truyền thống, nhằm giữ gìn bản sắc văn hố của địa phương, đồng thời tạo mơi trường văn hóa lành mạnh góp phần làm giảm các tiêu cực xã hội. Hoạt động lễ hội đã góp phần quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hóa của tỉnh, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần tương thân tương ái, gắn bó đồn kết cộng đồng cho các thế hệ người Việt Nam. Quy hoạch Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc đã xác định phân vùng bảo vệ di tích, đã và đang từng bước thực hiện các nội dung theo từng giai đoạn như: trùng tu, tơn tạo và khơi phục các hạng mục di tích vốn có; xây dựng mới một số hạng mục; xây dựng các cơng trình có liên quan đến việc bảo vệ khu di tích, phục vụ lễ hội và phát triển du lịch, dịch vụ; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: cải tạo, nâng cấp, xây mới các tuyến đường giao thông, bãi xe, bến tầu thuyền, nạo vét sông, hồ, xây dựng hệ thống điện, cấp thoát nước và vệ sinh mơi trường trong khu di tích; tổng điều tra nghiên cứu, sưu tầm, đánh giá, làm rõ và làm phong phú thêm di sản văn hóa phi vật thể để bảo vệ và phát huy. Nhờ việc thực hiện quy hoạch một cách tích cực, di tích ngày càng được tơn tạo quy mơ, khang trang, công tác quản lý và tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc ngày một tốt hơn.

Các di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh đều đã thành lập được Ban Quản lý di tích trực thuộc Sở VHTTDL, UBND cấp huyện và UBND cấp xã, việc này đã giúp cho công tác quản lý, bảo tồn, tơn tạo di tích cũng như cơng tác quản lý và tổ chức lễ hội được quy củ, hiệu quả và tuân thủ tốt hơn các quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Thông qua việc tổ chức lễ hội, đội ngũ người làm cơng tác quản lý văn hóa các cấp từng bước trưởng thành về chất lượng, công tác quản lý lễ hội đúng định hướng và ngày càng đi vào nề nếp, phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, cộng đồng dân cư và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ chuyên môn đã từng bước hỗ trợ nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý và tổ chức lễ hội cho các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư ở cơ sở, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.

Công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã khơi dậy sự chủ động sáng tạo, cùng tham gia tổ chức, đóng góp sức người sức của của nhân dân cho các hoạt động lễ hội truyền thống, coi đây là nghĩa vụ,

quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng. Hoạt động lễ hội truyền thống hàng năm đã huy động được nguồn lực tài chính đáng kể để bổ sung vào ngân sách nhà nước và được đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH các di tích trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn tại các lễ hội, nhất là lễ hội lớn được đẩy mạnh, củng cố góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân về người và tài sản khi tham gia hội. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa trong lễ hội đã được tăng cường và được quản lý chặt chẽ hơn, do đó các hiện tượng tiêu cực đã giảm xuống đáng kể so với những năm trước, góp phần làm lành mạnh mơi trường văn hóa tại khu vực lễ hội trước, trong và sau thời gian tổ chức lễ hội.

2.4.2. Hạn chế

Công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ về giá trị của di tích, lễ hội, cơng đức nhân vật được thờ, ý thức bảo vệ di tích, bảo vệ mơi trường cảnh quan nhiều nơi chưa được chu đáo và thường xuyên. Công tác tổ chức của cơ sở có nơi cịn chưa được thực hiện tốt, còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm như: quan tâm nhiều đến thu tiền công đức nên đặt ra nhiều hoạt động, hình thức nhằm tăng nguồn thu cho địa phương mà chưa quan tâm đến các vấn đề hàng quán, vệ sinh môi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm, trơng giữ xe, an tồn giao thơng, an tồn tài sản và sự hài lịng của du khách, có nơi cịn tình trạng trộm cắp, cờ bạc trá hình, ăn xin, đeo bám mời sắp lễ…

Khơng ít người dân coi mục đích tham dự lễ hội chỉ là cầu danh lợi, khơng lưu tâm tìm hiểu các giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của di tích, lễ hội, nên tốn kém lãng phí cho việc sắm lễ, xa lạ với mục đích thanh cao của lễ hội là nhằm tưởng nhớ, biết ơn đối với những nhân vật lịch sử có cơng với dân, với nước, gửi gắm niềm tin vào các điều chân - thiện - mỹ.

Tại một số lễ hội lớn do khơng gian sinh hoạt lễ hội có hạn, nhưng lượng du khách tham gia tại các lễ hội q đơng dẫn đến tình trạng q tải, cơng tác tổ chức khơng đáp ứng kịp thời, dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất trật tự, ùn tắc giao thông.

Việc quản lý di tích đã được phân cấp theo các cấp tỉnh, huyện, xã. Trong khi các di tích trọng điểm do tỉnh quản lý và tại các huyện do ban QLDT thuộc cấp huyện quản lý thường được quan tâm đầu tư kinh phí để tu bổ, tơn tạo và bản thân các di tích đó cũng thu hút được nguồn kinh phí xã hội hố lớn từ hoạt động tham quan di tích và lễ hội hàng năm, nên cảnh quan, khơng gian của di tích

khang trang, cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho hoạt động lễ hội cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, nhiều

di tích, trong đó có cả các di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc chưa xếp hạng thuộc sự quản lý của cấp xã, khi tu bổ, tơn tạo di tích cũng chỉ tập trung vào một số hạng mục chính của di

tích mà chưa có sự quan tâm thích đáng đến cải thiện cơ sở vật chất phục vụ lễ hội như: bố trí bến bãi trơng giữ phương tiện, khu vực dịch vụ, cải tạo môi trường, an ninh trật tự, các hình thức tuyên truyền, quảng bá giá trị di tích, lễ hội…nên trong tổ chức lễ hội tại nhiều địa phương cơ sở cịn bộc lộ nhiều hạn chế như tình trạng dịch vụ hàng quán lộn xộn, ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm…

Một số lễ hội quy mô xã, thôn hoạt động lễ hội cịn nghèo nàn, ít các hoạt động diễn xướng, trị chơi dân gian. Bên cạnh đó cịn có biểu hiện pha tạp, vay mượn hoặc cải biên làm biến dạng nghi thức lễ hội dân gian. Điều này thường xảy ra với lễ hội của cộng đồng trong một thời gian nhất định không được tổ chức, dẫn đến những phong tục đẹp từ xưa bị mai một nhiều, sau này khi lễ hội được phục hồi trở lại thì cộng đồng đó phải sao chép tri thức tổ chức lễ hội từ cộng đồng khác, dẫn đến khơng ít lễ hội của các làng xã phần nhiều các hoạt động lễ, hội na ná giống nhau, làm mất đi sự hấp dẫn của một lễ hội vốn được tạo nên bởi chính những yếu tố riêng biệt, đặc sắc, không trộn lẫn (những nghi lễ thờ cúng, những tục hèm, h, những trị chơi dân gian, những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống…) giữa địa phương này với địa phương khác. Công tác tổ chức, chuẩn bị kịch bản lễ hội do chưa được nghiên cứu đầy đủ, chu đáo dẫn tới những biểu hiện biến dạng của nghi thức lễ hội truyền thống như: trong đám rước thần khơng có nhạc bát âm mà thay vào đó là một đội mặc

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội truyền thống ở tỉnh hải dương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)