Kiến nghị với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội truyền thống ở tỉnh hải dương (Trang 92 - 173)

3.4. Một số kiến nghị

3.4.3. Kiến nghị với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương

Tích cực tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác quản lý, tổ chức lễ hội.

Tăng cường công tác giao ban với các huyện, thị xã, thành phố, có thể định kỳ hàng quý, để nắm bắt thực tế tại địa phương, kịp thời hướng dẫn, phối hợp với các địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn nảy sinh qua thực tế quản lý lễ hội tại cơ sở. Chỉ đạo các phịng chun mơn thuộc Sở thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, đồng thời chú trọng nắm bắt tình hình thực tế tại cơ sở, chú ý yếu tố đặc thù địa phương để kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Sở ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh được kịp thời, chính xác, hiệu quả.

Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, nắm bắt hiện trạng hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh, phát hiện các vấn đề hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại các địa phương để kịp thời xử lý, hướng dẫn, uốn nắn, phát huy các mặt tích cực, hạn chế các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động lễ hội.

Tiểu kết

Từ thực trạng công tác quản lý lễ hội, những mặt tích cực, những hạn chế cần khắc phục, những vấn đề đặt ra và trên cơ sở quan điểm, định hướng, chính sách của Đảng, Nhà nước, điều kiện thực tiễn của tỉnh Hải Dương về quản lý lễ hội truyền thống, tác giả luận văn đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước cũng như

công tác tổ chức các hoạt động đối với lễ hội truyền thống. Trong đó, chú trọng tới vai trò quản lý của Nhà nước, cụ thể là quan điểm nhìn nhận, các cơ chế, chính sách, bộ máy quản lý và các biện pháp cụ thể được thực hiện. Trong các biện pháp triển khai thực hiện, cần bám sát

các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, của

tỉnh, thực hiện tốt việc phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong quản

lý của các cấp chính quyền, đồng thời cần có sự phối hợp tốt giữa các cấp quản lý tỉnh, huyện,

xã, giữa cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng, đề cao vai trò của cộng đồng dân cư, chủ thể của lễ hội truyền thống, nguồn lực chính trong cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội, trong tổ chức thực hiện các hoạt động lễ hội tại mỗi địa phương.

KẾT LUẬN

Lễ hội truyền thống là bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, hợp thành kho tàng di sản văn hóa quý báu của dân tộc; là nét đẹp văn hóa được hình thành, bổ sung và phát triển cùng với lịch sử lâu đời của dân tộc; trở thành nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân, nhằm thỏa mãn khát vọng về nguồn, nhu cầu văn hóa tâm linh; tăng cường giao lưu trong

sinh hoạt văn hóa cộng đồng của từng khơng gian nhất định, góp phần tạo nên sự đa dạng văn

hóa. Lễ hội là khơng gian thể hiện rõ nhất ý thức, đời sống tinh thần của cộng đồng, nơi lưu

giữ và sáng tạo những giá trị văn hoá dân gian đặc sắc. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống là góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, từ xưa đã nổi tiếng là vùng đất văn hiến, với một hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú về loại hình, với hàng trăm lễ hội truyền thống đều được sản sinh từ các làng quê và gắn với các di tích lịch sử văn hóa. Sự phong phú, đa dạng về hình thức biểu hiện của các lễ hội đã đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của nhân dân, đời sống văn hóa cơ sở được cải thiện và nâng cao, những giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc địa phương, vùng, miền được khôi phục, bảo tồn và phát huy trong đời sống hiện đại, tạo mơi trường văn hóa lành mạnh góp phần làm giảm tiêu cực xã hội. Nhưng bên cạnh đó hoạt động lễ hội cũng nảy sinh khơng ít tiêu cực. Ý thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý lễ hội, trong những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh

Hải Dương đã có sự quan tâm chỉ đạo thích đáng và đã đạt được những kết quả tích cực. Cơng tác tổ chức lễ hội ngày càng đi vào quy củ, chu đáo, năng lực tổ chức và quản lý lễ hội của các

ban tổ chức ngày càng được nâng cao, cộng đồng dân cư nhận thức và trân trọng các giá trị của lễ hội, phát huy tốt vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo trong lễ hội. Hệ thống các di tích được đầu tư tu bổ tơn tạo thường xun đã góp phần phát huy thêm giá trị cho lễ hội truyền thống. Công tác tuyên truyền pháp luật, quảng bá lễ hội ngày càng tốt hơn với các hình thức

đa dạng, phong phú. Những lễ hội có quy mơ, tầm ảnh hưởng lớn được đầu tư đúng hướng, góp phần quảng bá các giá trị truyền thống của địa phương, hình thành các tuyến, điểm du lịch văn hố tâm linh, du lịch về nguồn, du lịch sinh thái đặc sắc.

Bên cạnh những mặt tích cực, cơng tác quản lý lễ hội vẫn cịn tồn tại những hạn chế, khiếm khuyết. Việc đánh giá đúng thực trạng và tìm ra biện pháp quản lý lễ hội truyền thống

một cách có hiệu quả đã và đang đặt ra cho các cơ quan quản lý văn hóa của địa phương nhiều

vấn đề phải lưu tâm. Để đảm bảo cho hoạt động lễ hội đúng định hướng, lành mạnh và hiệu quả, phát huy cao nhất các giá trị văn hóa, xã hội trong đời sống đương đại, cần tập trung thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội truyền thống đó là: hồn thiện cơ chế chính sách về quản lý lễ hội; nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý lễ hội; thực hiện tốt phân

cấp quản lý lễ hội; tuyên truyền giáo dục pháp luật và quảng bá giá trị lễ hội truyền thống; tổ

chức, chỉ đạo hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ hội truyền thống; tổ chức, chỉ

đạo hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ hội truyền thống; tăng cường nguồn nhân

lực, đầu tư tài chính cho cơng tác quản lý lễ hội; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực tổ chức lễ hội. Quan trọng là cơ chế và phương thức quản lý phải phù hợp với quy mơ, tính chất, đặc điểm của từng lễ hội, đảm bảo nguyên tắc Nhà nước chỉ đạo, quản lý và điều hành, cộng đồng tổ chức thực hiện, có như vậy mới đảm bảo cho lễ hội truyền thống thực sự phát huy được hết các giá trị văn hố tích cực trong đời sống cộng đồng địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Toan Ánh (1991), Nếp cũ hội hè đình đám, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ban Bí thư (2015), Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 5/2/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải

Dương lần thứ XVI, Hải Dương.

4. Nguyễn Chí Bền (2006), Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Chí Bền (2012), “Từ nghiên cứu cấu trúc đến quản lý lễ hội truyền thống của người

Việt”, Di sản văn hóa, (3), tr.25-29.

6. Nguyễn Thanh Bình (2008), Quản lý lễ hội truyền thống ở tỉnh Thái Bình từ năm 1986 đến nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, Hà Nội.

8. Bộ Chính trị (2009), Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị

số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, Hà Nội.

9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21-1-2011 quy

định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Hà Nội.

10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Công văn số 556/BVHTTDL-VHCS ngày

12/02/2015 về việc tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Hà

Nội.

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Cục Văn hoá cơ sở (2015), Tham luận Hội thảo thực hiện

nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội - Thực trạng và giải pháp (Khu vực miền Trung và Tây Nguyên), Quảng Nam.

12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (2012), Hội thảo khoa

13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 Quy định về tổ chức lễ hội, Hà Nội.

14. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/112013 quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hố, thể thao, du lịch và quảng cáo, Hà

Nội.

15. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ

văn hóa cơng cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ, Hà Nội.

16. Cục Văn hoá cơ sở (2016), Văn hoá ứng xử trong lễ hội, Hà Nội.

17. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2017), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2016, Nxb Thống

kê, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ

IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

19. Cao Đức Hải (chủ biên) (2011), Quản lý lễ hội và sự kiện, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 20. Học viện Hành chính quốc gia (2006), Tài liệu Bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Chu Huy (2008), Tâm thức người Việt qua lễ hội đền chùa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

22. Đinh Gia Khánh - Lê Hữu Tầng (chủ biên) (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Quang Lê (chủ biên) (2001), Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Nguyễn Quang Lê (2011), Nhận diện bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người Việt,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Thu Linh, Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 26. Nguyễn Thu Linh, Phan Văn Tú (chủ nhiệm đề tài) (2004), Quản lý lễ hội cổ truyền thực

27. Lê Hồng Lý (2009), “Khai thác các giá trị văn hóa của khu di tích và lễ hội Cơn Sơn trong

sự nghiệp phát triển kinh tế của Hải Dương”, Hội thảo khoa học “Đệ tam tổ Huyền Quang và Lễ hội chùa Côn Sơn”, Hải Dương.

28. Lê Hồng Lý (2011), “Nhìn lại lễ hội dân gian 2010”, Văn hóa nghệ thuật, (321), tr. 12-16. 29. Lê Hồng Lý (2008), Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng, Nxb Văn hóa

Thơng tin & Viện Văn hoá, Hà Nội.

30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Phạm Thị Thanh Quy (2009), Quản lý lễ hội cổ truyền hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội. 32. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương (2010), Lễ hội dân gian tỉnh Hải Dương, Hải

Dương.

33. Bùi Hoài Sơn (2012), “Di sản cho ai và câu chuyện về việc tổ chức lễ hội truyền thống ở Việt

Nam”, Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Tập 6, tr.35-43.

34. Bùi Quang Thanh (2012), “Một số vấn đề về tổ chức, quản lý lễ hội truyền thống”, Di sản văn hóa, (3), tr.41-45.

35. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ chí Minh. 36. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa & Nxb Văn hóa

Thơng tin, Hà Nội.

37. Ngơ Đức Thịnh (chủ biên) (2012), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

38. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2017 về việc chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ k niệm, Hà Nội;

39. Thủ tướng Chính phủ (2015), Cơng điện số 229/CĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2015 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Hà Nội.

40. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ

hội (Ban hành kèm theo Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội.

41. Nguyễn Hữu Thức (2012), “Một số lệch chuẩn trong tổ chức và quản lý lễ hội thời gian qua”,

Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Tập 6, tr.45-52.

42. Nguyễn Hữu Thức (2012), “Một số vấn đề đặt ra trong quản lý và tổ chức lễ hội hiện nay”,

Di sản văn hóa, (2), tr.9-13.

43. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2008), Địa chí Hải Dương, Hải Dương.

44. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2006), Đề án lễ hội truyền thống Côn Sơn – Kiếp Bạc (2006-2010), Hải Dương.

45. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2014), Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày 29/7/2014

của UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quy định cụ thể một số nội dung về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang lễ hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Hải

Dương.

46. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2008), Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy di sản

văn hóa tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008-2015, định hướng đến 2020, Hải Dương.

47. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2008), Quy hoạch tổng thể lễ hội tỉnh Hải Dương giai đoạn

2008 - 2015 và định hướng 2020, Hải Dương.

48. Lê Trung Vũ - Lê Hồng Lý (đồng chủ biên) (2005), Lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng

tin, Hà Nội.

49. Lê Trung Vũ - Lê Hồng Lý - Nguyễn Thị Phương Châm (2014), Lễ hội dân gian (Giáo trình

sau đại học), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

50. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm, Nxb Văn hố dân tộc, Tạp chí Văn hố nghệ thuật, Hà Nội.

51. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2010), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

MỤC LỤC PHỤ LỤC

STT Nội dung Nguồn Trang

1 Phụ lục 1: Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương Cổng Thông

tin điện tử tỉnh Hải Dương

122

2 Phụ lục 2: Bảng thống kê Lễ hội truyền thống

theo loại hình khơng gian tổ chức ở tỉnh Hải Dương

Sở VHTTDL 123

3 Phụ lục 3: Danh mục các lễ hội tiêu biểu ở tỉnh

Hải Dương

Sở VHTTDL 124

4 Phụ lục 4: Một số đề án, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội ở tỉnh Hải Dương

Sở VHTTDL 128

5 Phụ lục 5: Một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội truyền thống ở tỉnh hải dương (Trang 92 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)