1.3.1. Thống kê tư liệu ảnh thuộc sưu tập
Các hoạt động của bảo tàng đều lấy hiện vật gốc có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học làm đối tượng sưu tầm, bảo quản, trưng bày, nghiên cứu và giáo dục tuyên truyền… Nếu các hiện vật gốc ấy được liên kết tập hợp sắp xếp thành các bộ sưu tập trên cơ sở một hay nhiều dấu hiệu chung nào đó thì giá trị phản ánh sẽ phong phú hơn, đầy đủ hơn và chính xác hơn. Chính trên cơ sở các sưu
tập hiện vật đó, phần trưng bày của bảo tàng ln ln là phương tiện, cơng cụ chính để phục vụ khách tham quan, các nhà nghiên cứu để khái thác tối ưu lượng thông tin của sưu tập hiện vật. Mặt khác bảo tàng tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung hoàn thiện các sưu tập và hình thành những sưu tập mới, khơng ngừng giới thiệu những sưu tập với cơng chúng, gìn giữ bảo quản lâu dài các sưu tập,
đó chính là sự vận động của các hoạt động bảo tàng. Bất cứ bảo tàng nào dù lớn
hay nhỏ đều có từ 1 đến nhiều sưu tập. Các sưu tập là niềm tự hào, là cơ sở quan trọng để định giá trị và kết quả lao động khoa học của mỗi bảo tàng.
Vì vậy, việc xây dựng sưu tập hiện vật ở bảo tàng được khẳng định là
một nhiệm vụ khoa học với mục đích khám phá tiềm năng, thông tin khoa
học, giá trị lịch sử, văn hóa của hiện vật tạo cơ sở để bảo tàng thực hiện chức năng nghiên cứu và giáo dục của mình.
Hiện nay, hệ thống kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh đang bảo
quản hơn 13 vạn tài liệu, hiện vật và hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là tài sản vô giá của quốc gia, là di sản về tư tưởng, đạo đức, sự nghiệp cách
mạng vĩ đại của Người và là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc. Tồn bộ khối tài liệu, hiện vật và hình ảnh trên đây được phân loại và bảo quản theo
phim ảnh, kho tác phẩm nghệ thuật, kho đồ dệt, kho đồ đá, gốm sứ và kho bảo quản hiện vật có chất liệu là da, xương, sừng…
Sưu tập tư liệu ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969 được bảo quản tại kho phim ảnh. Thông qua công
tác khảo sát thống kê về số lượng tư liệu ảnh của sưu tập này có 341 đơn vị chủ yếu là phim ảnh gốc do cán bộ và các nhà nhiếp ảnh cách mạng chụp các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa nghệ thuật từ 1951 - 1969, bao gồm
những bức ảnh có nội dung, hình ảnh phản ánh các hoạt động khác nhau của
Chủ tịch Hồ Chí Minh như gặp gỡ, thăm hỏi, tiếp các đồn văn hóa nghệ thuật trong nước và quốc tế… đây là những bức ảnh đã ghi lại những khoảnh khắc
bình dị, những tình cảm chân thành và nồng nhiệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho các nghệ sĩ trong nước và quốc tế, đồng thời cũng thấy rõ được sự kính trọng, tình cảm sâu sắc, trìu mến của các nghệ sĩ trong nước và trên thế giới dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngồi ra cịn có nhiều bức ảnh khác đã ghi lại những hình ảnh đậm nét về khung cảnh đón tiếp trang trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nghệ sĩ thể hiện niềm vui mừng, hân hoan được gặp gỡ, giao lưu trên tinh thần hữu nghị vì hịa bình và vì nghệ thuật. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện rõ thật tự nhiên như một nhà ngoại giao tài giỏi, khi thì như một nhà thơ, một nghệ sĩ trong các vũ điệu dân tộc của một số dân tộc trên thế giới, chẳng hạn như bức ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia văn nghệ trong tháng hữu nghị
Việt- Trung-Xô tại Việt Bắc, năm 1954” [PL.3, A.40, tr.118].
Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ cán bộ phụ trách thiếu nhi Hà Nội và cùng các cháu xem biểu diễn nghệ thuật của đồn văn cơng Tổng cục chính trị và Đội văn nghệ câu lạc bộ thiếu nhi tại sân nhà khách phủ Chủ tịch nhân ngày Tết thiếu nhi 1/1/1956.
Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn nghệ thuật Ca vũ nhạc Bulgaria tại Phủ Chủ tịch ngày 24/7/1957…
và còn nhiều bức ảnh khác thể hiện đậm nét những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa nghệ thuật trong giai đoạn lịch sử này.
1.3.2. Phân loại tư liệu ảnh của sưu tập
Trong quá trình nghiên cứu khảo sát và tiếp cận với sưu tập tư liệu ảnh
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 -
1969” tại kho phim ảnh và trên hệ thống trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh, chúng tơi thấy dựa trên cơ sở các tiêu chí thời gian, khơng gian, sự kiện…và nội dung, giá trị của tư liệu ảnh thì sưu tập này có thể được phân loại như sau:
1.3.2.1. Phân loại theo thời gian
Sưu tập tư liệu ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động văn hóa nghệ
thuật giai đoạn 1951 - 1969 thuộc khối phim ảnh gốc của Bảo tàng Hồ Chí
Minh, chiếm vị trí quan trọng với số lượng khơng nhỏ. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu được sưu tầm, tiếp nhận và sự chuyển giao của Văn phòng
trung ương Đảng, Văn phòng phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã lưu giữ và bảo quản một cách cẩn thận và ghi chép thông tin một cách đầy đủ, khoa học. Vì vậy, để phục vụ cho công tác nghiên cứu tiếp cận khai thác thơng tin tư liệu ảnh này thì việc phân loại tư liệu ảnh thuộc sưu tập này theo thời gian cụ thể có nhiều thuận lợi.
Bảng 1.1: Phân loại tư liệu ảnh theo thời gian
STT Thời gian Số lượng ảnh
1 Từ 1951 đến 13/04/1956 31 2 Từ 26/04/1956 đến 24/01/1957 22 3 Từ 30/01/1957 đến 16/11/1958 32 4 Từ 20/11/1958 đến 9/11/1959 37 5 Từ 20/11/1959 đến 12/02/1961 40 6 Từ 13/02/1961 đến 17/02/1962 16
STT Thời gian Số lượng ảnh 7 Từ 20/02/1962 đến 05/05/1963 33 8 Từ 10/05/1963 đến 08/08/1964 30 9 Từ 03/09/1964 đến 30/061965 37 10 Từ 19/07/1965 đến 04/10/1966 35 11 Từ 10/10/1966 đến 15/02/1969 28
Việc phân loại sưu tập ảnh theo thời gian cụ thể trên đây có nhiều lợi ích:
Thứ nhất, giúp cho việc công việc tìm kiếm bảo quản, sắp xếp mang
tính khoa học, dễ dàng.
Thứ hai, việc khai thác ảnh trở nên nhanh chóng, thuận lợi, nhờ các mốc
thời gian mà việc tìm ảnh và thơng tin của nó được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Những nhà chuyên môn nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong một gian đoạn cụ thể, sẽ có thêm những thơng tin khi lần theo các mốc thời gian mà bảo tàng phân loại ảnh, đảm bảo thời gian nhanh chóng. Các hoạt động liên quan đến văn hóa, nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một năm diễn ra khá nhiều, với việc phân loại theo thời gianm khi tìm kiếm các thơng tin khó bị bỏ qua bởi trong các giai đoạn cụ thể số lượng đã nhỏ đi.
Thứ ba, có thể đưa ra những nhận định bước đầu, vào những năm 1951
- 1969, nước ta mở rộng giao lưu văn hóa, nghệ thuật chủ yếu với các nước xã hội chủ nghĩa, một số nước trong khu vực châu Á và những cá nhân yêu chuộng hịa bình. Giai đoạn 1951 đến 13/04/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu đón tiếp các đồn văn hóa, nghệ thuật đến từ Trung Quốc, Liên Xơ. Đến giai đoạn từ 20/11/1958 đến 09/11/1959, ta lại thấy nhiều bức ảnh Chủ tịch
Hồ Chí Minh đón tiếp các đồn đến từ Triều Tiên. Ngoại giao văn hóa, nghệ thuật không diễn ra một cách độc lập, đơn thuần, nó phụ thuộc vào tình hình các mối quan hệ giữa các nước trên thế giới, tình hình trong nước nhất là tình hình quân sự giữa nước ta với các nước khác.
1.3.2.2. Phân loại theo địa danh (quốc gia)
Qua nghiên cứu và khảo sát, tiếp cận tư liệu ảnh thuộc sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969”,
cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc dù rất bận với “trăm cơng nghìn việc” của
đất nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chống đế
quốc Mỹ, nhưng Người đã dành những thời gian quý báu, quan tâm đến cơng tác văn hóa nghệ thuật của nước nhà. Vì Người ln căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy…Chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ phụng sự kháng chiến, phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân”. Vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ, thăm hỏi và làm việc với nhiều
đồn văn hóa nghệ thuật trong nước và các cá nhân, các đoàn văn hóa nghệ
thuật của nước ngồi với mục tiêu xây dựng nền hịa bình, hữu nghị, học hỏi lẫn nhau và phát triển nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Do đó, số lượng ảnh
của sưu tập có thể được phân loại theo quốc gia Việt Nam và nước ngoài:
- Số lượng tư liệu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa văn nghệ (giai đoạn 1951 - 1969) ở trong nước là: 161
- Số lượng tư liệu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ, thăm hỏi, đón tiếp làm việc với các cá nhân, các đồn văn hóa nghệ thuật của nước ngoài đến Việt Nam là: 180
Bảng 1.2: Phân loại tư liệu ảnh theo tên nước
STT Thời gian Số lượng ảnh
1 Việt Nam 161
2 Các nước trên thế giới: 180
1 Trung Quốc 38 2 Liên Xô 34
STT Thời gian Số lượng ảnh 4 Pháp 21 5 Ba Lan 14 6 Bulgaria 15 7 Anh 7 8 Mông Cổ 15 9 Triều Tiên 11 10 Nhật Bản 9
Qua bảng số liệu trên cho thấy: số lượng ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí
Minh với các văn nghệ sĩ, các đoàn nghệ thuật của các nước trên thế giới đến Việt Nam và biểu diễn chiếm số lượng nhiều hơn so với số lượng ảnh Người
chụp với văn nghệ sĩ trong nước. Điều này có thể giải thích đó là giai đoạn
lịch sử này chính sách ngoại giao của chúng ta ưu tiên đối với các nước ủng
hộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là ủng hộ quân và dân ta
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong đó, số lượng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp với các đoàn nghệ thuật, các văn nghệ sĩ của hai nước
Trung Quốc và Liên Xô nhiều hơn hẳn, bởi vì đây chính là hai quốc gia có sự
ủng hộ về vật chất và tinh thần đối với nhân dân Việt Nam là lớn nhất. Trong
thời kỳ này, nhiều đoàn hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực đã đến Việt Nam và
được các vị lãnh đạo cao cấp của chúng ta đón tiếp rất nồng hậu.
1.3.2.3. Phân loại theo đề tài, chuyên đề
Trong tổng số 341 ảnh của sưu tập “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” tập trung ở những vấn đề chính sau:
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với những người làm cơng tác văn hóa, nghệ thuật tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 2, ngày
Trong cuộc nói chuyện với những người làm công tác văn hóa, nghệ thuật tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 2, Bác đã tự nhận: “Tôi là một
người yêu chuộng văn nghệ chứ không phải là một nhà văn nghệ”. Bác thẳng thắn chỉ ra những mặt mạnh và yếu của văn nghệ nước ta lúc đó: “Thành tích tuy có nhiều, nhưng thiếu sót khơng ít…về thành tích, trong Đại hội này, đứng về ý kiến của tơi thì thành tích trội nhất là các cụ và anh chị em đã thẳng
thắn tự phê bình và thật thà phê bình tức là đồn kết mà đấu tranh và do đấu
tranh đó đi đến đồn kết trước”. Bác hứa với tư cách một người chính trị: “Tơi xin hứa rằng, Trung ương Đảng và Chính phủ sẽ cố gắng trong khả năng của mình, giúp đỡ văn nghệ tiến lên”.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp và làm việc với các nhà điện ảnh
nước ngoài sang thăm và quay phim, chụp ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp và làm việc với các đoàn nghệ thuật các nước sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam (Trung Quốc, Liên Xô, Hungaria, Triều Tiên, Mông Cổ, Nhật Bản…)
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp và làm việc với các đoàn nghệ thuật
truyền thống trong nước.
5. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi động viên, khen ngợi, nhắc nhở các văn nghệ sĩ tại các đại hội, hội nghị…
6. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến đời sống thường ngày và quan
hệ xã hội, gia đình của các văn nghệ sĩ, hay hỏi thăm thân thế, hoạt động của người nghệ nhân như cụ Ly - nghệ nhân 70 tuổi dạy thổi sáo cho nghệ sĩ Đinh Thìn; thăm hỏi gia đình nghệ sĩ Chu Thúy Quỳnh…
Chương 2
GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA SƯU TẬP TƯ LIỆU ẢNH “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT GIAI ĐOẠN 1951-1969” TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 2.1. Giá trị lịch sử
2.1.1. Nguồn tư liệu góp phần nghiên cứu lịch sử dân tộc giai đoạn
1951 - 1969
Tài liệu là dạng vật liệu giúp cho người ta tìm hiểu một nội dung gì đó có liên quan. Tài liệu phim, ảnh là tài liệu lịch sử ghi lại bằng hình ảnh những sự kiện có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, qn sự, ngoại giao, văn hóa, xã hội, những hình ảnh về cuộc đời sự nghiệp của các danh nhân, lãnh tụ của đất
nước cũng nhưn mọi hoạt động sản xuất, chiến đấu, khoa học…của toàn quân và tồn dân ta trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Có thể nói, tài liệu phim ảnh nói chung và di sản văn hóa có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học…rất lớn.
Nhiếp ảnh ra đời cách đây hơn 150 năm và điện ảnh cũng có lịch sử
hơn một thế kỷ. Theo quan điểm lưu trữ của bảo tàng thì tài liệu phim, ảnh là loại hiện vật hàm chứa lượng thông tin lớn trong các hiện vật lưu trữ về văn hóa, nghệ thuật, khoa học, lịch sử của mỗi dân tộc. Chúng đóng vai trị rất
quan trọng trong việc tạo nên bộ sưu tập phong phú của một bảo tàng, giúp cho người xem và các nhà nghiên cứu tiếp cận có được cái nhìn tổng quát và những kiến thức về lịch sử, văn hóa hay nghệ thuật mà bảo tàng đó thiết lập.
Với nội dung hết sức phong phú và đa dạng, phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống cũng như tình hình đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử “Sưu
tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai
ngành khoa học. Xét trên khía cạnh lịch sử, các nhà sử học có thể dựa vào tư liệu ảnh để dựng lại một cách chính xác về hình thể, quang cảnh của một sự
kiện, một di tích hay một nhân vật nào đó trong lịch sử được ghi lại trên ảnh, mà các nguồn sử liệu khác khơng có được. Với khoa học lịch sử, những bức ảnh này là nguồn sử liệu vơ giá vì “nhiếp ảnh chính là chép sử bằng hình”.
Nhiều nguồn sử liệu nghiên cứu về tình hình đất nước ta giai đoạn từ
1951 đến 1969 đã được sưu tầm và công bố, làm sáng tỏ giai đoạn lịch sử này
ở những mức độ khác nhau như các tài liệu sách, báo, tạp chí được lưu trữ ở