Nguồn tư liệu góp phần nghiên cứu phong cách ngoại giao của Chủ

Một phần của tài liệu Sưu tập tư liệu ảnh chủ tịch hồ chí minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 49 - 54)

2.1. Giá trị lịch sử

2.1.3. Nguồn tư liệu góp phần nghiên cứu phong cách ngoại giao của Chủ

vô cùng xúc động và ấn tượng của vị Cha già dân tộc, người chèo lái con tàu

đất nước đi tới bến bờ vinh quang, hạnh phúc.

2.1.3. Nguồn tư liệu góp phần nghiên cứu phong cách ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa nghệ thuật giai

đoạn 1951 - 1959” bao gồm những bức ảnh giới thiệu về những hoạt động

mang tính chất ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh như gặp gỡ, tiếp đón, thăm hỏi và làm việc với các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế. Đó là

những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc bình dị, thấy rõ được những tình

cảm chân thành và nồng nhiệt của Chủ tịch Hồ CHí Minh dành cho các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước, đồng thời thấy được sự kính trọng và tình cảm

trìu mến của văn nghệ sĩ trong nước và trên thế giới dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh rất sâu sắc. Cùng với đó là những bức ảnh phản ánh những hoạt động đón tiếp trang trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho các đoàn nghệ

gỡ, giao lưu trên tinh thần hữu nghị vì hịa bình, vì sự tiến bộ của nghệ thuật. Trong những bức ảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện khá bình dị, khoan thai và có lúc như một nhà ngoại giao tài ba, có khi thể hiện như một nhà thơ, có khi lại vui vẻ tham gia trong một vũ điệu dân tộc của các đoàn

nghệ thuật trên thế giới đã sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam. Tiêu biểu

như hình ảnh được thể hiện một cách rõ nét trong bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí

Minh trao huân chương Lao động hạng Nhất cho đồn nghệ thuật Mơng Cổ

năm 1958 [PL.3, A.33, tr.115]. Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với đoàn

nghệ sĩ múa ba lê Liên Xô sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam năm 1958

[PL.3, A.32, tr.115]. Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với

đoàn nghệ thuật Triều Tiên sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam năm 1958

[PL.3, A.25, tr.112]; bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đồn nghệ thuật

Kinh kịch Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc năm 1957 [PL.3, A.21, tr.111]. Đối với

các văn nghệ sĩ trong nước, có một số bức ảnh tiêu biểu như Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với đoàn nghệ thuật Chèo tỉnh Nam Định năm

1963 [PL.3, A.43, tr.119]…

Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng câu nệ về “đối đẳng chức vụ”, không bị

ràng buộc bởi nghi thức ngoại giao mà luôn chủ động, linh hoạt và hết sức chú trọng đến mục tiêu, hiệu quả của công tác đối ngoại. Đúng như lời cố Thủ

tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại”[37, tr.291].

Dù người đối thoại là nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ Đảng, chính khách, trí thức hay chỉ là người cơng nhân, nơng dân bình thường, Hồ Chí Minh cũng ln chủ động trong ứng xử. Sự chủ động đó vừa tự nhiên, bình dị, chân

thành vừa ân cần tế nhị, được thể hiện hết sức sinh động và phong phú trong

tư thế chủ động, với ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn và dễ hiểu, với nụ cười luôn

Mỗi bức ảnh lưu niệm của sưu tập là một câu chuyện lịch sử đáng nhớ không thể qn vì nó gắn liền với khơng gian, thời gian, sự kiện cụ thể thơng qua hình ảnh hiện diện trên bức ảnh. Vì vậy, khi quan sát bức ảnh chụp lưu niệm “Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đồn ca múa dân gian Cộng hòa Dân chủ

Đức sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam năm 1957” [PL.3, A.23, tr.112] và

bức ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh cơng tác tại Cộng hòa Dân chủ Đức năm

1957”, đồng chí Song Tùng - ngun Phó trưởng ban đối ngoại Trung ương,

lúc đó được giao nhiệm vụ phiên dịch cho Bác trong những ngày Bác sang

thăm nước Cộng hòa Dân chủ Đức cho biết trong cuộc hội đàm giữa đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ ta với các vị đại diện nước bạn diễn ra suốt cả ngày 26/7/1957, vì vậy ai cũng mệt mỏi, căng thẳng và buồn ngủ. Do đó, Bác Hồ

đã rất hóm hỉnh, vui vẻ kể câu chuyện cười mang tính dân gian xứ Nghệ “Con

cá gỗ” cho các địa biểu nghe, các đại biểu được một trận cười thỏa mái và

mọi người hết buồn ngủ, rất tỉnh táo [37, tr.303].

Ông Nguyễn Xn Hịa - người nhạc cơng chơi violin - ngồi hàng đầu

tiên bên tay phải trong bức ảnh nổi tiếng Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn do nhà nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long chụp đếm 3/9/1960, đã kể lại

giây phút được chơi đàn dưới sự chỉ huy của Bác Hồ: “Bác xuất hiện trong dạ hội ấy với một phong thái vô cùng giản dị - áo vải sáng màu, chiếc quần nâu nhạt và đôi dép lốp. Tôi nghĩ rằng trên thế giới khó có thể tìm gặp ở đâu một vị lãnh tụ giản dị, gần gũi đến thế. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài giản dị ấy là

một con người với khả năng ứng biến tài tình, phong cách ngoại giao hóm

hỉnh và một trí tuệ, một nhân cách tuyệt vời. Tôi tôn trọng nhất mực con

người và nhân cách lớn ấy. Được biểu diễn dưỡi đũa chỉ huy của Người là

một vinh dự lớn nhất và là một kỷ niệm không bao giờ quên trong sự nghiệp âm nhạc của tôi” [55].

Chính vì sự tinh tế, thơng minh, hóm hỉnh, nhanh nhạy trong ngoại giao nên Chủ tịch Hồ Chí Minh rất am hiểu các đối tượng giao tiếp và rất uyển

chuyển trong cách giao tiếp: Nếu cần làm thơ thì Người sẽ làm thơ, cần viết văn thì Người sẽ viết văn hoặc vận dụng những áng văn thơ điển hình của dân tộc và nhân loại phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Khi đón Tổng thống

Guinea Sekou Toure đến thăm Việt Nam tháng 9/1960, Người mượn ý lẩy

Kiều để thể hiện tình cảm:

Bây giờ mới gặp nhau đây

Mà lòng đã chắc những ngày thanh niên

Sáng ngày 10/5/1963, tại sân bay Gia Lâm, khi đón Chủ tịch nước

Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ và Phó Thủ tướng Trần Nghị sang thăm Việt Nam, Bác cũng đọc thơ và câu thơ khi đó nay đã trở thành câu nói tượng trưng cho quan hệ hai nước: “Mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là

đồng chí vừa là anh em”.

Thông qua bức ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhà báo Australia -

Wilfred Burchett”, với phong thái điềm tĩnh, cởi mở, thân tình, trên cương vị

Chủ tịch nước bận trăm cơng nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nhiệt tình, niềm nở, vui vẻ làm việc, trao đổi cơng việc tạo được niềm tin cho nhà báo nên cuộc gặp gỡ đã có hiệu quả rõ rệt. Mặt khác Bác vẫn nghe đài, đọc báo của nước ngoài để nắm vững tình hình, cùng Bộ tham mưu của mình

vạch chính sách đối nội, đối ngoại đúng đắn và sáng suốt. Với các nhà báo

nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn là một người bạn lớn. Những nhà báo quốc tế khi đến Việt Nam đều mong muốn được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng những lời lẽ có lý có tình, thơng qua báo chí, những thiện chí của Người và nhân dân Việt Nam đã đến được với nhân dân u chuộng hịa bình và tín nghĩa trên thế giới, qua đó họ hiểu và đứng lên đấu tranh ủng hộ cuộc

kháng chiến chính nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang tiến hành. Điều đó được thể hiện như sau:

Trong chiến khu Việt Bắc, trước ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, nhà báo Australia Wilfred Burchett đã gặp Bác Hồ và được làm việc, chụp ảnh

với Bác. Bức ảnh lưu niệm cho biết phong thái ngoại giao điềm tĩnh, tiếp đón ân cần, ấm cúng, thân mật của Bác. Vì vậy, ơng đã nhớ lại và cho biết:

Con người mảnh khảnh với chòm râu dài từ trong cánh rừng bước ra, gậy cầm tay, áo vắt vai, khơng phải ai khác mà chính là Cụ Hồ Chí Minh truyền thuyết. Được người Pháp đưa tin đã chết đến vài chục

lần. Cụ vẫn ở đó tay dang rộng, mảnh dẻ, nhưng khơng thể nào nhầm

được. Không thể nào quên được buổi gặp gỡ đầu tiên đó, với vẻ ấm

cúng và thơng minh trong đôi mắt nâu thẫm của Người. Đầu tiên, cụ Hồ Chí Minh ân cần hỏi thăm về sức khoẻ của tôi [23, tr.107].

Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện tầm vóc, trí tuệ lớn lao và tình cảm sâu sắc của Người trong những mối quan hệ hết sức đa dạng, phong phú đối với mọi lớp người ở các cương vị và thuộc các dân tộc khác nhau.

Quan điểm đoàn kết quốc tế đúng đắn Hồ Chí Minh đạt hiệu qủa cao

trong thực tiễn còn nhờ vào một yếu tố không kém phần quan trọng là phong cách đối ngoại của Hồ Chủ Tịch. Nói đến phong cách khơng có nghĩa bó hẹp trong tác phong, cử chỉ, khơng hạn chế trong nghi thức ngoại giao mà phải là cái thần, cái tâm và sức thu hút đối với con người đối thoại. Thông qua đôi điều cảm nghĩ của người nước ngồi:

“Người ln luôn giải quyết những vấn đề khó khăn với nụ cười trên

mơi” (P.J. Nehru - Ấn Độ); “Đó là một con người dễ mến, hấp dẫn. Đúng như vậy, thực tế ơng cịn hơn như vậy” (Sainterny - Pháp); “Phải nói là Bác Hồ cực kỳ nhã nhặn, vô cùng lịch thiệp và thoạt nhìn đã thấy Người thật hấp dẫn” (Tướng P. Valluy - Pháp) [37, tr.279 - 280].

Bác luôn là người có cách giao tiếp thân tình, lịch lãm, giản dị, cởi mở khi tiếp khách. Chính phong cách ấy đã nhanh chóng xóa khoảng cách ban đầu của

người được Bác tiếp, giữ mãi hơi ấm nồng nàn của tình bằng hữu “năm châu bốn biển đều là anh em”. Chính từ đó nổi bật lên phong cách ngoại giao Hồ Chí

Minh, một yếu tố thành cơng của đường lối đồn kết quốc tế Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Sưu tập tư liệu ảnh chủ tịch hồ chí minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)