* Giá trị Nghệ thuật
Hình thức biểu hiện nghệ thuật ln có quan hệ chặt chẽ với nội dung tư tưởng. Sáng tạo nghệ thuật do vậy cũng đồng nghĩa với sáng tạo về cả nội dung, tư duy về nội dung được biểu đạt. Chỉ chú ý một mặt sẽ khó đạt được
sự hồn thiện cho một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Trên con đường sáng
tạo nhiếp ảnh nghệ thuật có khi mặt này đến trước hoặc ngược lại tùy vào
năng khiếu và sự cảm nhận nhạy bén cũng như tác động của hiện thực xung
quanh đến từng nghệ sĩ trong mỗi hồn cảnh sáng tạo. Có khi chúng ta chuẩn bị, sắp xếp ý tưởng, tư duy về các khía cạnh của chủ đề, rồi liên tưởng đến
những thực tế, những nhân vật thích hợp, những yếu tố khơng gian thời gian
điển hình, điều kiện ánh sáng, góc chụp để từ cơ sở đó hình dung diện mạo
tác phẩm. Con đường sáng tạo nhiếp ảnh nghệ thuật là con đường thênh thang muôn ngả, muôn cách nhưng yếu tố quyết định vẫn là chủ thể sáng tạo - một
chủ thể có ý thức, kiến thức, năng lực và tư duy sáng tạo - một chủ thể biết
vận dụng hình thức biểu đạt mới để chuyển tải nội dung tư tưởng thích hợp.
Một bức ảnh do tác động ngẫu nhiên vào máy tạo ra và một tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật là một khoảng cách vời vợi của tư duy sáng tạo, của độ sâu
cảm nhận và tri nhận.
Hình thức nghệ thuật trong tác phẩm nhiếp ảnh có thể dược coi là một vấn đề đơn giản nhưng trên thực tế hiểu biết cặn kẽ về hình thức nghệ thuật
gì được tác giả lựa chọn từ không gian 3 chiều của hiện thực đưa vào khuôn ngắm để tổ chức nên tác phẩm nhiếp ảnh với không gian 2 chiều trong ảnh
truyền thống. Hai không gian hiện thực và không gian trong ảnh truyền thống tạo ra những tri nhận và cảm nhận khác nhau ở người xem. Nhà nhiếp ảnh
phải nhận biết sự khác biệt này để lựa chọn góc chụp tạo sự chuyển hóa mang tính nghệ thuật tối ưu trong tác phẩm nhiếp ảnh nhằm đạt được hiệu quả
truyền tải nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. Điều này thường thể hiện qua sự
xơng xáo, tìm kiếm góc chụp mới lạ và khoảnh khắc bấm máy để có sự hài
hịa của hình thức và nội dung. Chẳng hạn, bức ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh
tham gia văn nghệ trong tháng hữu nghị Việt - Trung -Xô tại Việt Bắc, năm 1954” (Ảnh số 40, Phụ lục), tác giả của bức ảnh đã lựa chọn được góc chụp
rất độc đáo để từ đó thấy được sự dung dị, rất đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai tay ơm ngang lưng một vị đại biểu của Liên Xô, đầu và lưng hơi
cúi, bước chân sải rộng đi đều trong bầu khơng khí vui vẻ của cả một tập thể
tham gia vào chương trình văn nghệ. Qua bức ảnh, người xem khó nhận thấy hình dáng của một lãnh tụ tối cao của đất nước mà thay vào đó là một hình
ảnh của một người nghệ sĩ quần chúng, hịa mình vào tập thể, đời thường mà
rất thanh cao của Bác.
Hình thức nghệ thuật của tác phẩm nhiếp ảnh bao gồm nhiều yếu tố:
màu sắc, ánh sáng (độ sáng tối, chiều chiếu sáng), các vật chụp (vật thể tự nhiên, nhân tạo), nhân vật, bố cục, đường nét, nhịp điệu… Những yếu tố này không thể thiếu được đối với một bức ảnh vì vậy, khi khai thác bố cục, đường nét hoặc các chi tiết cụ thể, hợp lý trong ảnh sẽ giúp cho chúng ta hiểu được sâu sắc một nội dung nhất định chứa đựng trong bức ảnh.
Trên thức tế, để có một tấm hình đẹp, chân thực có những nhà nhiếp ảnh phải thức trắng cả đêm hay lặn lội hàng trăm cây số để chờ một lần bấm
mình để có được một tác phẩm ảnh thể hiện sự kết hợp hài hòa của các yếu tố như: ánh sáng, đối tượng, góc độ, màu sắc, thời gian…
Phân tích những bức ảnh tiêu biểu của sưu tập Chủ tịch Hồ Chí Minh
với văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969 ở Bảo tàng Hồ Chí Minh đã thể hiện được những đặc điểm và giá trị hình thức nghệ thuật sâu sắc.
Cái được biểu đạt trong hình thức của mọi tác phẩm nghệ thuật là nội
dung. Quan hệ hình thức - nội dung là quan hệ hữu cơ và tất yếu. Có cái này tất có cái kia. Có hình thức được tổ chức thành bức ảnh tất sẽ có nội dung nhất định nào đó được chuyển tải. Nội dung do vậy là một khái niệm rộng. Nội dung ảnh bao hàm tất cả mọi vấn đề của hiện thực cuộc sống khách quan mà ống kính
hướng đến và thu nhận được. Tuy vậy ở mỗi bức ảnh với khn hình rộng hẹp
khác nhau, do góc chụp cao thấp, gần xa khác nhau và ý đồ thể hiện khác nhau của chủ thể sáng tạo mà nó có những nội dung khơng hồn tồn giống nhau. Có nội dung của những bức ảnh đề cập, phản ánh về thiên nhiên, tự nhiên, về lịch sử - xã hội, về cá nhân con người, hay đạo đức, nhân sinh, tâm tư, tình cảm; có nội dung chung liên quan đến nhiều người, đến cộng đồng, có nội dung liên quan đến cảm xúc cá nhân riêng tư trong một không gian thời gian hạn hẹp, khoảnh
khắc.v.v.. Vì vậy, mỗi lần bấm máy dù có ý thức của người chụp hay khơng thì bức ảnh vẫn chứa đựng một nội dung thông tin nhất định. Nếu nói rằng tấm ảnh khơng có nội dung là khơng chính xác. Vấn đề chúng ta cần nói đến là nội dung nhiếp ảnh nghệ thuật phải như thế nào, cần như thế nào để qua đó thể hiện vai
trò, trách nhiệm và ý thức của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đối với cuộc sống con
người và xã hội trong quá trình sáng tạo của mình.
Mặc dù ảnh ra đời ở một khía cạnh nào đó phục vụ cho những mục đích khác nhau vì ở mỗi giai đoạn lịch sử và tình hình đất nước, giá trị của chúng mang một ý nghĩa nhất định. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta là khai thác và
phát huy những giá trị tích cực của chúng . Nhà nhiếp ảnh đã biết chọn những khoảnh khắc điển hình nhất nhằm làm nổi bật lên nội dung, một chủ đề nào đó mà họ cần thể hiện. Chính vì vậy có những tấm hình ghi lại được những sự
kiện lịch sử mang tính nghệ thuật cao.
Ảnh có giá trị nghệ thuật là ảnh với nội dung gợi cảm và sức mạnh biểu
hiện của nó. Đứng trước một đối tượng chẳng hạn là trước một khu chợ của
người “bản xứ”, nhà nhiếp ảnh chỉ chọn một góc chợ với sức biểu cảm cao
nhất, thể hiện cuộc sống nghèo nàn, tự cấp tự túc. Mỗi tấm ảnh tập trung giới thiệu về một chủ đề nhất định mà trong đó các yếu tố phụ (phần nền) làm nổi bật yếu tố chính, hướng con mắt người xem vào đối tượng chính. Và tất cả
các yếu tố trong ảnh đều tham dự vào cùng một cảnh tượng hoặc cùng một
hành động thống nhất. Ví dụ, bức ảnh “Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn” chụp
năm 1960, đối tượng chính là hình ảnh Bác đang đứng trên bục, tay cầm cây
đũa điều khiển dàn nhạc, những người đứng xung quanh đều hướng vào đó,
thơng qua đó cho người xem thấy được sự gần gũi, quan tâm đến văn hóa
nghệ thuật của một lãnh tụ vĩ đại. Hay ảnh chụp “Hồ Chí Minh gặp gỡ thân
mật đoàn làm phim tài liệu Cộng hòa dân chủ Đức tại thềm nhà khách Phủ
Chủ tịch”, trong một bố cục rất hài hòa, Bác Hồ với bộ quần áo kaki trắng, rất giản dị, đang ngồi bệt xuống thềm nhà khách cùng năm vị khách nước
ngoài, khoảnh khắc ghi dấu sự giản dị, thân mật, Bác không chỉ chăm lo đến văn hóa nghệ thuật trong nước mà còn chủ động giao lưu, tiếp nhận những
tiến bộ từ nước ngồi. Qua đó thể hiện được mối quan hệ hịa bình, tốt đẹp
giữa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Đức…
Giá trị của mỗi bức ảnh không chỉ là nội dung chứa đựng mà cịn là sự
hợp nhất có nghệ thuật những yếu tố khác nhau của đối tượng tùy theo từng đề tài: chân dung, phong cảnh, sinh hoạt… Bố cục ảnh là sự phối hợp các yếu tố về ánh sáng, góc độ, đối tượng và màu sắc tùy theo trình độ thẩm mỹ, yêu cầu thể
hiện của người chụp, làm cho người xem có cảm giác về cái đẹp, cái đặc tả và sự hài hòa. Mỗi bức ảnh có một bố cục riêng làm nổi bật đối tượng chính nhằm thể hiện ý đồ tư tưởng của đề tài họ cần phản ánh. Tư liệu ảnh là một loại hình văn
hóa quảng đại, dễ phổ cập, có thể vượt qua mọi hàng rào chủng tộc và ngôn ngữ.
* Giá trị giáo dục
Mọi hoạt động, hành động, lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có ý nghĩa, trở thành bài học để thế hệ sau suy ngẫm, học tập theo. Sưu tập tư liệu
ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951-
1969” với những nội dung sâu sắc được ghi lại bằng hình ảnh với giá trị giáo dục to lớn đối với xã hội nói chung và giới văn nghệ sĩ nói riêng. Lúc sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn văn nghệ sĩ: Phải bồi dưỡng đồng thời cả phẩm chất và tài năng, hai nhân tố quyết định cho thành công trong
hoạt động sáng tạo của mình là “Phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là Công- Nông- Binh” tức là phục vụ đại đa số nhân dân. Đồng thời Hồ
Chí Minh đã nhiều lần nói đến tính đa dạng, phong phú của văn nghệ: “Cần
làm cho món ăn tinh thần được phong phú, khơng nên bắt mọi người chỉ được
ăn một món thơi, cũng như vào vườn hoa, cần cho mọi người thấy nhiều loại
hoa đẹp” [47, tr.188].
Bác thường nói rằng, người nghệ sỹ không chỉ biết hưởng thụ cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của vốn văn nghệ dân tộc mà còn phải biết khai thác và phát triển nó lên. Muốn làm được điều đó, trước hết người nghệ sỹ phải thật sự có tâm huyết, biết nâng niu và quý trọng văn hóa dân tộc, từ đó mới có khả năng sáng tạo và phát triển. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc
đi đơi với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
Có thể thấy, Bác quan tâm đến hầu hết các vấn đề của nghệ thuật: Từ
chức năng, tính chất đến vai trị của nghệ thuật. Từ nguồn gốc của nghệ thuật
phẩm và công chúng; Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm; Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, chính trị và
văn học, tư tưởng và nghệ thuật, tự do sáng tạo và những nguyên tắc cần tôn trọng; Từ mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, phổ cập và nâng cao.
Học tập và làm theo lời Bác dạy, trong đời sống nghệ thuật đã hình
thành nên lớp lớp những nhà văn chiến sĩ, những nghệ sĩ hăng hái tham gia vào sự nghiệp cách mạng, dùng tài năng và phẩm chất của mình phục vụ cho cách mạng một cách tận tụy, hết mình. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hàng ngàn chiến sĩ đã sẵn sàng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đến với
tiền tuyến lớn và có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp thống nhất
nước nhà, trong số họ có nhiều người đã ngã xuống trong cuộc chiến giành lại
độc lập, tự do cho đất nước.
Lời dạy văn nghệ sĩ của Bác nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, mài sắc ý chí chiến đấu cho những người cầm ngịi bút bởi kẻ thù ln tìm cách
tiến cơng trên mặt trận văn hóa, gieo rắc nọc độc tư tưởng, làm lung lay tinh thần của chúng ta trên mặt trận khơng có tiếng súng này. Với tư cách là người
đạt nền móng cho nền nghệ thuật cách mạng, Bác đã có cơng gây dựng một
nền nghệ thuật mới, đồng thời có những lời chỉ bảo tận tình, cần thiết cho đội ngũ những người làm công tác văn hóa nghệ thuật đặc biệt là các anh chị em nghệ sĩ. Tư tưởng đó của Người chính là ánh sáng soi đường cho sự phát triển của nền văn hóa nghệ thuật nước ta.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa nghệ thuật là một hoạt động thực tiễn mang tính nhân văn sâu sắc, sự phát triển của văn học
nghệ thuật gắn liền với sự phát triển của xã hội, của thực tiễn cách mạng, của nhân dân. Điều này thể hiện rõ ở luận điểm của Người. Lúc sinh thời Người
từng nói: “xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy”, giờ xã hội đã thay đổi, toàn diện, sâu sắc và triệt để, nghệ thuật không thể không thay đổi trên mọi phương
diện, không hạn chế một phương diện nào cả. Cần có sự giao lưu, học hỏi văn hóa nghệ thuật của các nước tiên tiến, gìn giữ bản sắc dân tộc là điều cốt lõi, tuy nhiên cần trân trọng và tiếp thu có chọn lọc những gì tiến bộ của nước ngoài trên mọi lĩnh vực, khơng riêng gì văn hóa, nghệ thuật. Điều đó được thể hiện trong bức ảnh Bác tiếp đoàn ca múa dân gian nước CHDC Đức sang
thăm và biểu diễn tại Việt Nam, năm 1957 [PL.3, A.23, tr.112] hay bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với diễn viên đoàn nghệ thuật Triều Tiên
sang thăm và biểu diễn, năm 1958 [PL.3, A.25, tr.112].
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến nền văn hóa nghệ thuật nước nhà bởi văn hóa nghệ thuật tiến bộ chứng tỏ dân trí được nâng cao, người dân không chỉ được chăm lo về vật chất mà còn được chăm lo về tinh thần. Phải quan tâm, kịp thời khen thưởng đối với những văn nghệ sĩ, họ không chỉ là
chiến sĩ trong cách mạng mà còn là những con người định hướng cho sự phát triển tâm hồn Việt, góp phần làm đẹp bộ mặt của dân tộc, là những nhà ngoại giao trên mặt trận văn hóa. Những nội dung trên đây được thể hiện rõ trên
một số bức ảnh của sưu tập như bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khèn,
một loại nhạc cụ của đại biểu các dân tộc huyện Yên Châu, Sơn La tặng năm 1959 [PL.3, A.34, tr.116], bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện, hỏi thăm và chụp ảnh lưu niệm với các diễn viên đoàn chèo Nam Định năm 1963
[PL.3, A.43, tr.119], hay bức ảnh Người đến thăm và nói chuyện với các nghệ sĩ đoàn múa rối trung ương năm 1961 [PL.3, A.50, tr.121]…
Người luôn nhắc nhở những người làm công tác văn học nghệ thuật phải nghiên cứu, tìm hiểu, trân trọng vốn văn nghệ cổ truyền của người dân tộc, thông qua bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Đại hội văn
nghệ toàn quốc lần thứ 2 năm 1957 [PL.3, A.50, tr.121] và bức ảnh Bác chụp
ảnh lưu niệm với đoàn nghệ thuật tuồng trung ương đã cho biết Người căn
cha ông ta hay lắm, tốt lắm! Cố mà giữ gìn, nhưng chớ có gieo vừng ra ngơ” [23, tr.289]. Nghệ thuật phải thuộc về nhân dân, Người luôn nhắc nhở và căn dặn văn nghệ sĩ: “Làm văn nghệ phải chú ý đến đối tượng phục vụ là nhân
dân, viết, nói phải dễ hiểu” [23, tr.289].
Bên cạnh đó, thơng qua những bức ảnh tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với nghệ sĩ Chu Thúy Quỳnh và nghệ sĩ múa Triều Tiên
năm 1958 [PL.3, A.45, tr.119]. Người nhắc nhở người làm nghệ thuật không
được tự mãn, tự cao, người ta khen mình thì phải khiêm tốn học hỏi. Người
phê phán tư tưởng của những nghệ sĩ muốn làm “ngôi sao”, qua lời kể của nghệ sĩ Thúy Quỳnh và bức ảnh chụp kỷ niệm với Bác trên đây cho biết