3.2. Vai trò của sưu tập ảnh đối với công tác giáo dục tuyên truyền
3.2.3. In ấn, xuất bản giới thiệu về sưu tập
Ưu điểm của tài liệu ảnh đó chính là tính thơng tin và giáo dục thẩm
mỹ của nó. Tài liệu phim ảnh có ý nghĩa quan trọng, nó được coi như những
tư liệu lịch sử và một trong những phương tiện quan trọng của thông tin và tuyên truyền đại chúng. Nguồn thông tin mà tài liệu phim ảnh chứa đựng đem lại một sự tin cậy rất cao. Bởi nó ghi lại và tái hiện hình ảnh của các sự kiện
một cách tự nhiên chân thật, chính xác (loại trừ trường hợp có sự bố trí sắp xếp chủ quan. Trường hợp này rất ít có khả năng xảy ra nhưng nếu có cũng bị loại trước khi được đưa vào lưu trữ bảo quản). Khi những sự kiện đã được đưa vào ống kính thì sau đó ở bất cứ thời điểm nào dù là một ngày, một tháng,
một năm hay mãi về sau, người xem như thấy được trực tiếp chứng kiến diễn biến của sự kiện. Như vậy, theo thời gian hình ảnh về những sự kiện đó vẫn tồn tại mãi mãi. Có thể nói, giá trị của tài liệu phim ảnh là không thể thay đổi
được. Đó là những minh chứng cụ thể cho lịch sử, khơng thể chối cãi. Đó là
những giá trị, những thành tựu mọi mặt cần được lưu giữ để truyền lại cho các thế hệ mai sau.
Sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” là những tài liệu lịch sử minh chứng cho những
hoạt động phong phú, đa dạng thể hiện sự quan tâm chăm lo dạy dỗ, đào tạo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với văn nghệ sĩ trong nước trong sự nghiệp
kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, đồng thời thể hiện sự nhiệt tình đón tiếp thăm hỏi, quan tâm đối với văn nghệ sĩ quốc tế mỗi khi sang
Việt Nam thăm và biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Việt Nam, thể hiện sự đoàn kết và kêu gọi nhân dân yêu chuộng hịa bình trên thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Vì vậy sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa nghệ thuật giai
đoạn 1951 - 1969 ở Bảo tàng Hồ Chí Minh là một sưu tập hiện vật quý hiếm
của bảo tàng, bởi vì nó chứa đựng những thông tin, giá trị lịch sử, văn hóa,
thẩm mỹ sâu sắc. Do đó, trên thực tế, Bảo tàng Hồ Chí Minh không chỉ nghiên cứu, khai thác nội dung giá trị của những bức ảnh thuộc sưu tập phục vụ công
tác trưng bày, triển lãm mà cịn ln tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ công tác nghiên cứu, tiếp cận khai thác thông tin phục vụ cho các bài viết, các cơng trình nghiên cứu khoa học về lịch sử, văn hóa, xã hội, về tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người… của các nhà khoa học trong và
ngoài nước, phục vụ nhu cầu nghiên cứu của các viện nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu của nhà nước và xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận, khai thác tài liệu ảnh thuộc sưu tập ảnh này, các nhà, ngành nghiên cứu tìm ra
hướng nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác từ đó có được những đề tài khoa học, có ý nghĩa thiết thực, có giá trị, trên cơ sở đó xuất bản thành các tập sách, cơng trình, kỷ yếu, những sản
phẩm mang tính khoa học. Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, ngành nghiên cứu còn là cứ liệu quan trọng bổ sung thông tin, những dữ liệu mới cho cơng tác hồn thiện hồ sơ, tài liệu ảnh thuộc sưu tập này của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Với kết quả nghiên cứu, khảo sát, thu thập tài liệu bước đầu tác giả đã có
được những ấn phẩm đã xuất bản có tiếp cận, khai thác nguồn tư liệu ảnh về
Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn từ 1951 -
1969 ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, bao gồm những ấn phẩm sau đây:
Trước hết phải kể tới bộ sách đã xuất bản gồm 11 tập của Hội Nhà văn
Minh. Đây là bộ sách khá đồ sộ đã tập hợp các tác phẩm của các nhà văn, nhà
thơ, đạo diễn điện ảnh, các nghệ sĩ, diễn viên, họa sĩ, nhạc sĩ… nổi tiếng của
nhiều nước trên thế giới và của Việt Nam, cùng các bài viết, những hồi ức chân thành của họ về những ấn tượng, những cảm xúc vô cùng sâu sắc, xúc động thể hiện lịng kính u của họ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những dịp may mắn hiếm có được diện kiến Người và chụp ảnh lưu niệm với Người trong từng thời khắc lịch sử trong q trình cơng tác, làm việc. Bộ sách được Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2012 với số lượng 6000 cuốn. Đặc biệt là tập 3 của bộ sách có nhiều bài viết được khai thác từ ảnh tư liệu của sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn từ 1951 - 1969 tại
Bảo tàng Hồ Chí Minh, cụ thể là bài và ảnh chụp lưu niệm của Roman Carmen (đạo diễn điện ảnh Nga (Liên Xơ cũ) với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết
Bác Hồ trong tâm khảm của những nhà điện ảnh Xô Viết (tr.71 -77). Nội dung
bài viết nói về các nhà quay phim Liên Xô sang Việt Nam, lúc đó vào năm
1954, chiến dịch Điện Biên Phủ đang làm chấn động khắp năm châu cũng là
gay go quyết liệt nhất, Roman Carmen đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và làm việc tại chiến khu Việt Bắc khi làm bộ phim tài liệu Việt Nam nói về cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược, và ông là tác giả phim “Việt Nam trên đường thắng lợi”. Ngoài ra, trong cuốn sánh này cịn có bài và ảnh lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồn xiếc Mơng Cổ sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam năm 1962 của tác giả Batunga (tr.33-35).
Bài và ảnh lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại sứ Liên Xơ và các nghệ sĩ đồn ba lê Liên Xơ sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam (tháng
11/1958) của tác giả Domina - nghệ sĩ múa ba lê Nga (tr.122 - 126) được Đào Vũ viết và giới thiệu.
Bài và ảnh lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với đoàn múa rối Tiệp
Bài và ảnh lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với cụ Bạch Nam Vân -
Trưởng đoàn nghệ thuật Triều Tiên sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam năm 1955 (tr.410 - 412)…
Ngoài ra còn nhiều bải viết, ảnh tư liệu được giới thiệu trong cuốn sách này mà chúng tơi khơng có điều kiện để liệt kê hết tại đây.
Trong tập 9 của bộ sách này, tác giả Hồ Sĩ Vịnh có bài viết “Tư tưởng
Hồ Chí Minh từ ba điểm nhìn” (tr.253 - 271). Khi đọc lại những trang viết của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật, ông đã nêu và lý giải về vấn đề văn hóa nghệ thuật trong tình hình mới hiện nay dựa trên cơ sở bộ sách Hồ Chí Minh tồn tập do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2000 cuốn sách này đã khai thác một số tư liệu ảnh của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam của tác giả Bùi Đình Phong chủ biên do Nhà xuất Lao động ấn hành năm
2001, trong đó có phần thứ hai “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn
hóa mới Việt Nam” (tr.98 - 195) đã phân tích sâu sắc những quan điểm và tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn học nghệ thuật cách mạng. Đồng
thời khai thác hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với cơng tác văn hóa văn nghệ
đưa lên trang bìa của cuốn sách: “Bác tham dự và phát biểu tại Đại hội Văn
nghệ toàn quốc lần thứ 3 năm 1962”.
Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa của Ban Văn hóa tư
tưởng trung ương do TS Hồng Vinh chỉ đạo nội dung, chủ biên là PGS.TS Đinh Xuân Dũng xuất bản năm 2003. Cuốn sách gồm hai phần:
Phần 1: Chọn lọc một số bài viết của các nhà khoa học và hoạt động
văn hóa, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Phần 2: một số trích dẫn tiêu biểu, dễ hiểu, dễ nhớ trong các bài viết, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật khi Người
đến dự và nói chuyện tại các hội nghị, đại hội văn nghệ toàn quốc, xem triển
lãm mỹ thuật năm 1962, Hội nghị cán bộ văn hóa năm 1958…
Có thể nói, trong một số bài viết trên đây của các nhà khoa học đã khai thác hình ảnh trong sưu tập Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động trong lĩnh
vực văn hóa nghệ thuật để minh họa cho nội dung bài viết về không gian, thời gian cụ thể khi phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ.
Tác giả Lữ Huy Nguyên có cuốn sách “Bác Hồ với văn nghệ sĩ” là cuốn hồi ký của nhiều văn nghệ sĩ thuộc các lĩnh vực khác nhau kể lại những kỷ niệm khi được gặp Bác Hồ hoặc là những kỷ niệm sáng tác tác phẩm về
Người. Những kỷ niệm ký ức, những lời kể này được Lữ Huy Nguyên sưu
tầm, tập hợp và biên soạn, nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 1985. Nội dung cuốn sách cho biết từng hồi ký cụ thể của văn nghệ sĩ Việt Nam và một số văn nghệ sĩ nước ngồi đã được gặp Bác, có những kỷ niệm sâu sắc không thể quên và hơn thế nữa được chụp ảnh lưu niệm với Bác. Tấm ảnh đó đã trở thành kỷ vật thiêng liêng đối với mỗi nghệ sĩ…
Trên thực tế, mặc dù Bảo tàng Hồ Chí Minh đã và đang đạt được những kết quả bước đầu trong lĩnh vực phục vụ nghiên cứu trong và ngoài bảo tàng trên cơ sở khai thác hình thức và nội dung những bức ảnh thuộc sưu tập tư
liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn
1951 - 1969, nhưng trong thời gian tới Bảo tàng Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh cơng tác quảng bá, giới thiệu và in ấn, xuất bản nhiều hơn nữa cho sưu tập
này bằng nhiều hình thức như đẩy mạnh cơng tác giới thiệu nội dung giá trị
của sưu tập ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh,
báo giấy, truyền hình, báo điện tử… Thông qua các chương trình này nhiều
tài liệu ảnh và hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu đến đơng
đảo khán, thính giả nghe đài, đồng thời lôi cuốn được nhiều cán bộ của Bảo
thông qua các bức ảnh lịch sử cho tập nội san Thơng tin tư liệu của bảo tàng mình, cho các tạp chí như Di sản văn hóa, Nghiên cứu lịch sử, Văn hóa nghệ thuật, Nhiếp ảnh… hoặc đăng kí các đề tài nghiên cứu khoa học…
Đối với xuất bản phẩm, Bảo tàng Hồ Chí Minh cần:
- Lựa chọn những bức ảnh tiêu biểu trong sưu tập để xuất bản catalogue
ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa nghệ thuật.
- In sách ảnh giới thiệu nội dung câu chuyện của những bức ảnh Hồ Chí Minh với văn hóa nghệ thuật.
- In sách ảnh giới thiệu nội dung câu chuyện của những bức ảnh tiêu
biểu đại diện cho giới văn nghệ sĩ quốc tế lên tiếng ủng hộ nhân dân Việt
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên mặt trận kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa…
- Tăng cường giới thiệu sưu tập ảnh này trên một số trang điện tử như website của Bảo tàng Hồ Chí Minh và trên một số trang điện tử khác…