3.3. Công tác kiện toàn, bảo quản và quản lý sưu tập
3.3.1. Công tác kiện toàn sưu tập
Trong 25 năm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến
công tác sưu tầm những tài liệu, hiện vật, hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung và những tài liệu, hình ảnh thuộc sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật nói riêng. Bởi lẽ hiện vật và sưu
tập hiện vật là điều kiện tiên quyết đầu tiên không thể thiếu đối với sự ra đời, hoạt động và phát triển của mọi bảo tàng và tất cả các hoạt động nghiệp vụ
bảo tàng đều phải dựa trên cơ sở hiện vật gốc và các sưu tập hiện vật gốc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… Vì vậy với chức năng, nhiệm vụ của mình, bước đầu Bảo tàng Hồ Chí Minh đã xây dựng sưu tập tư liệu ảnh về “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” nhằm
phục vụ cho công tác nghiên cứu, trưng bày và giáo dục của mình. Đây là một sưu tập đa dạng về hình ảnh, đối tượng và cho biết các hoạt động với văn hóa nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời rất phong phú và đã được Bảo tàng Hồ Chí Minh nghiên cứu, khai thác phục vụ cho hoạt động của bảo tàng và các nhà nghiên cứu, ngành nghiên cứu trong và ngoài nước trong nhiều năm qua. Tuy nhiên sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt
động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” chưa thể được coi là đầy đủ
về số lượng và thông tin dữ liệu quan trọng. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu ngày càng cao của công chúng, của các nhà nghiên cứu, ngành nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhất là phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta đang phát động trong toàn Đảng, toàn dân hiện nay thì Bảo tàng Hồ Chí Minh cần tiếp tục
triển khai công tác sưu tầm di sản lịch sử văn hóa của Người, trong đó có tài liệu ảnh thuộc sưu tập này theo chương trình, kế hoạch hàng năm, quý (ngắn hạn) hoặc dài hạn hoặc theo đề cương và xây dựng thành các dự án có sự tài trợ của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội…
Hiện nay, một số cơ quan đang lưu giữ tài liệu, phim ảnh về Chủ tịch
Hồ Chí Minh như Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Văn phòng Trung ương Đảng, Phòng lưu trữ Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các nước,
Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng lịch sử quốc gia, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, các bảo tàng địa phương và gia đình các văn nghệ sĩ, các nhà nhiếp
ảnh cách mạng trước đây được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ chụp ảnh Bác
Hồ lúc sinh thời như nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định, Vũ Năng An…và các cá nhân, nhà sưu tập ảnh trong nước qua nhiều thế hệ còn lưu giữ được những
bức ảnh về Bác Hồ với hoạt động văn hóa nghệ thuật…Vì vậy, có thể nói, đây là những địa chỉ đáng tin cậy để Bảo tàng Hồ Chí Minh tạo lập mối quan hệ
thông tin nội dung, giá trị cho sưu tập ngày càng đầy đủ và phong phú cả về
số lượng và chất lượng.
Ngoài ra, Bảo tàng Hồ Chí Minh cần xây dựng kế hoạch sưu tầm bổ sung tài liệu, hiện vật, hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung và cho sưu tập ảnh này nói riêng dựa trên cơ sở các nguồn khác như sưu tầm từ một số bảo tàng, cơ quan lưu trữ tại các nước và tổ chức quốc tế đang lưu giữ
những kỷ vật, hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa… trong đó có hoạt động văn hóa nghệ thuật như Pháp, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ…
Cùng với công tác nghiên cứu sưu tầm bổ sung hiện vật ảnh cho sưu
tập, Bảo tàng Hồ Chí Minh có thể tiếp tục nghiên cứu các nguồn tư liệu khác nhau như sách, báo, tạp chí khoa học lịch sử, văn hóa nghệ thuật, thơng tấn xã Việt Nam, nhiếp ảnh, các hồi ký của văn nghệ sĩ với Bác Hồ để tìm kiếm
thông tin, sự kiện để bổ sung vào hồ sơ hiện vật ảnh của sưu tập ngày càng
đầy đủ và sâu sắc hơn. Đây là việc làm mang tính khoa học và có ý nghĩa thiết
thực, góp phần làm tăng chất lượng nội dung giá trị của tài liệu ảnh với tư
cách là nguồn tư liệu lịch sử quý giá và làm tăng thêm sự hấp dẫn và giá trị của sưu tập trong bảo tàng.