Công tác bảo quản sưu tập

Một phần của tài liệu Sưu tập tư liệu ảnh chủ tịch hồ chí minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 87)

3.3. Công tác kiện toàn, bảo quản và quản lý sưu tập

3.3.2. Công tác bảo quản sưu tập

Hiện nay kho bảo quản phim ảnh của Bảo tàng Hồ Chí Minh có các

nhiệm vụ sau đây:

- Tổ chức, quản lý tài liệu phim ảnh về số lượng và chất lượng. Thực

hiện nhiệm vụ này giúp cho các bộ phụ trách kho nắm chắc về số lượng và tình trạng tài liệu phim ảnh ở kho ảnh.

- Bảo vệ, bảo quản và gìn giữ nguyên vẹn tài liệu phim ảnh, tạo mọi điều kiện ngăn ngừa sự phá hoại của tự nhiên và con người, hạn chế sự xuống

cấp của hình ảnh. Đồng thời giữ cho tài liệu phim ảnh được tồn tại lâu dài và giữ được lượng thông tin mà bản thân tài liệu phim ảnh chứa đựng trong đó.

- Nghiên cứu những biện pháp khoa học, biện pháp kỹ thuật để ngăn

ngừa phòng chống và xử lý các yếu tố gây hại tới tài liệu phim ảnh.

- Tổ chức sắp xếp hệ thống hóa tài liệu phim ảnh trong kho nhằm mục

đích bảo quản tốt nhất tài liệu phim ảnh và phục vụ công tác nghiên cứu và

khai thác sử dụng chúng.

Trong quá trình hoạt động từ năm 1990 cho đến nay, Bảo tàng Hồ Chí

Minh đã thu được những kết quả nhất định trong công tác bảo quản tài liệu hiện vật nói chung và tài liệu phim ảnh nói riêng, trong đó có sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969”.

Vì vậy ở kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh, tài liệu phim ảnh được bảo quản trong một kho riêng có diện tích 60m2

, được chia làm ba khoang

nhỏ: một khoang bảo quản phim chụp; một khoang bảo quản ảnh và một

khoang bảo quan băng, đĩa ghi âm. Kho bảo quản này được tách biệt với các

phòng làm việc và các phòng nghiên cứu khác. Trong kho bảo quản của Bảo tàng Hồ Chí Minh, kho nào cũng có “phịng đệm” để xử lý phục vụ cho việc chuyển tài liệu hiện vật ra khỏi kho.

Trong kho bảo quản tài liệu phim ảnh này tuyệt đối khơng có ánh sáng

mặt trời chiếu vào, vì đây là hệ thống cơ sở khép kín, nguồn sáng sử dụng trong kho ảnh là ánh sáng đèn neon nhưng được bao bằng chụp đèn nhằm đề phòng đèn bị nổ và nhằm giảm bớt lượng tia cực tím chiếu thẳng vào tài liệu phim ảnh.

Phòng bảo quản phim ảnh cũng được xây dựng đảm bảo tính ổn định,

cách âm, cách nhiệt, chống ngập nước tốt, được trang bị hai máy điều hòa cục bộ trung tâm để khống chế nhiệt độ và độ ẩm và ba máy hút ẩm đảm bao luôn luôn giữ nhiệt độ, độ ẩm theo tiêu chuẩn cho phép:

Nhiệt độ: 15 ÷ 180

C

Độ ẩm: 35 ÷ 40%

Ánh sáng: < 50 lux Khơng khí: sạch

Các máy đều được sử dụng 24/24h trong ngày. Ngồi ra cịn có đèn

chiếu chống mốc UPV 26 series Rechargeable và các loại hoá chất bảo quản phù hợp với tài liệu phim ảnh.

Ngoài các phương tiện máy móc bảo quản tài liệu phim ảnh nêu trên, trong kho bảo quản còn được trang bị phương tiện khác như tủ, bục, kệ, giá. Toàn bộ những phương tiện này được thiết kế trên vật liệu nhôm, inox bền

vững rất thuận tiện, phù hợp cho việc cất giữ tài liệu phim ảnh, lấy ra và kiểm tra tài liệu thường xuyên.

Nhìn chung, tài liệu phim ảnh nói chung và sưu tập tư liệu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969 được bảo quản trong điều kiện nêu trên đã được bảo quản tốt, đảm bảo giữ gìn được tính ngun gốc của tài liệu. Chúng được phân loại, sắp xếp theo các

tiêu chuẩn khoa học của Bảo tàng Hồ Chí Minh tạo thuận lợi cho cơng tác bảo quản trong kho và khai thác phục vụ trưng bày, công tác nghiên cứu trong và ngoài bảo tàng.

Bên cạnh những ưu điểm trên đây, công tác bảo quản phim ảnh nói

chung và sưu tập Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật

giai đoạn 1951 - 1969 nói riêng vẫn cịn một số hạn chế cần khắc phục đó là: Hiện nay tủ và kệ cất giữ tài liệu phim ảnh làm bằng chất liệu nhơm

kính, khơng bị mối mọt những nó lại có khả năng bị nhiễm các chất thải do bản thân phim thải ra. Điều này đòi hỏi cán bộ bảo quản của Bảo tàng Hồ Chí

Minh cần phải kết hợp với các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia bảo quản phim ảnh để nghiên cứu nhằm tìm ra chất liệu bảo quản phù hợp cho tài liệu phim ảnh, đồng thời đầu tư thêm kinh phí cho cơng tác bảo quản hiện vật nói

chung và cơng tác bảo quản phim ảnh nói riêng để trang bị thêm các thiết bị

bảo quản hiện đại và xử lý kỹ thuật đối với tài liệu phim ảnh một cách kịp

thời khi chúng bị mốc.

Bên cạnh đó Bảo tàng Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh cơng tác tư liêu hóa và xây dựng hồ sơ bảo quản phim ảnh tức là tiến hành ghi chép, mô tả chi tiết, chụp ảnh, quay phim và các biện pháp kỹ thuật, vật liệu, quy trình bảo quản tài liệu phim ảnh nói chung và tài liệu ảnh của sưu tập này nói riêng.

3.3.3. Cơng tác quản lý sưu tập

Hiện nay kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh quản lý trên 13 vạn tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở hệ

thống sổ sách của ngành bảo tàng quy định, bao gồm Sổ đăng ký hiện vật, Sổ phân loại, Sổ theo dõi xuất - nhập hiện vật và hệ thống Phiếu xuất nhập hiện vật… nhằm phục vụ cho công tác quản lý, bảo quản, khai thác và sử dụng hiện vật.

Riêng sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn

hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” được bảo quản và quản lý tại kho bảo quản phim ảnh. Toàn bộ tài liệu ảnh thuộc sưu tập đã được đánh số kiểm kê của bảo tàng, ghi số phân loại và ghi số hiệu hiện vật đầy đủ. Ngoài ra, từng

tài liệu ảnh thuộc sưu tập còn được lập phiếu tra cứu để thuận tiện cho việc

kiếm tìm thơng tin, khai thác nội dung giá trị hiện vật. Dưới góc độ quản lý, có thể nói sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa

nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” đã được đăng ký và ghi chép vào Sổ phim

lượng và chất lượng sưu tập. Để tránh tình trạng mất mát, thất thoát tài liệu ảnh, cán bộ bộ phận kiểm kê - bảo quản thực hiện nghiêm túc việc xuất, nhập

tài liệu ảnh của sưu tập này bằng các phiếu xuất, nhập hiện vật (trên đó ghi rõ thơng tin về mục đích, nội dung, số lượng hiện vật xuất và những thông tin về việc nhập lại hiện vật, được giám đốc bảo tàng duyệt) đồng thời phải ghi vào Sổ theo dõi xuất, nhập hiện vật (hay còn gọi là Sổ nhật ký theo dõi hàng ngày việc xuất nhập tài liệu phim ảnh). Bằng những biện pháp thực hiện trong công tác quản lý trên đây đối với sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với

hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969”, cho nên sưu tập này đã

được quản lý tốt cả về số lượng và chất lượng, khơng có trường hợp nào đáng

tiếc xảy ra.

Nhưng hiện nay một yêu cầu bức thiết đặt ra đối với hệ thống bảo tàng Việt Nam nói chung và Bảo tàng Hồ Chí Minh nói riêng là phải ứng dụng

công nghệ thông tin vào các hoạt động chun mơn, trong đó có cả công tác quản lý hiện vật và sưu tập hiện vật bằng máy tính. Nhằm mục đích quản lý số lượng và chất lượng hiện vật, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu tiếp cận khai thác hiện vật gốc một cách tối ưu hiệu qủa mà không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng của hiện vật gốc trong quá trình lưu giữ bảo quản và hạn chế việc tiếp xúc hiện vật gốc và giúp cho công tác bảo quản hiện vật gốc

được tốt hơn thì Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay chưa hồn thiện cơng tác

quản lý hiện vật, sưu tập hiện vật bằng máy vi tính. Do đó địi hỏi bảo tàng

phải nhanh chóng xây dựng chương trình và lập trình vi tính phù hợp với các phiếu thơng tin hiện vật mang tính thống nhất theo mẫu của Cục Di sản văn hóa gồm có 28 thơng tin trên phiếu cho toàn bộ khối lượng hơn 13 vạn tài liệu, hiện vật, hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được lưu giữ, bảo

quản trong hệ thống kho cơ sở và trên hệ thống trưng bày, trong đó có sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai

đoạn 1951 - 1969”. Riêng kho phim ảnh mới nhập vào máy tính khoảng 500

phiếu ảnh và ảnh được đưa vào album ảnh và đang tiến hành số hóa cho kho

phim âm bản. Sau đó tiến hành nhập tồn bộ thơng tin vào máy tính để quản

lý kèm theo ảnh được scan với chú thích đầy đủ. Mặt khác, có thể in và sao ra

đĩa CD để lưu giữ và phục vụ công chúng, các nhà nghiên cứu, ngành nghiên

cứu trong nước và ngoài nước đến nghiên cứu, tiếp cận khai thác thông tin

phục vụ cho mục đích của mình.

Có thể nói việc làm này còn là biện pháp quan trọng để quảng bá, giới thiệu và phát huy giá trị của sưu tập phục vụ yêu cầu ngày càng cao của các

đối tượng nghiên cứu khác nhau muốn khai thác các thông tin, giá trị tiềm ẩn

trong từng hiện vật của sưu tập, nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng ta đang phát động phong trào sâu rộng trong phạm vi cả nước là học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp này khi các nhà nghiên cứu khai thác nội dung thông tin của tài liệu ảnh của sưu tập sẽ thuận lợi và vẫn đảm bảo độ chính xác, khoa học. Hơn nữa, việc đưa sưu tập ảnh này vào

đĩa CD và máy tính là rất cần thiết góp phần góp phần giảm thiểu tối đa tần

xuất sử dụng chúng đang được lưu giữ, bảo quản trong kho phim ảnh.

Như vậy, có thể nói sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt

động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” là một bộ phận quan trọng

trong khối di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng thể thiếu được của hệ thống các sưu tập trong hệ thống kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nó góp phần quan trọng vào việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho

cơng chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy địi hỏi Bảo tàng Hồ Chí Minh cần quản lý các sưu tập hiện vật là di sản văn hóa của Người nói chung và sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minhvới hoạt động văn hóa nghệ thuật nói riêng ngày càng hiện đại và tốt hơn nữa.

KẾT LUẬN

Sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa

nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” là những tư liệu lịch sử quý hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Các bức ảnh trong sưu tập là những bằng chứng chân thực, khách quan phản ánh về tư tưởng và những hoạt động của

Bác trong giai đoạn này nhằm xây dựng, củng cố và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của nước ta, đồng thời qua đó cũng thể hiện phẩm chất cao quý,

một tinh thần trong sáng vì nghệ thuật chân chính của Người.

Sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” ở Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu,

sắp xếp thành sưu tập để phục vụ cho công tác nghiên cứu, trưng bày và giáo dục công chúng. Dưới góc độ văn hóa học, luận văn đã nghiên cứu bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn 1951 - 1969 và sự ra đời của những tư liệu ảnh thuộc sưu tập gắn liền với những hoạt động văn hóa nghệ thuật của Chủ

tịch Hồ Chí Minh và thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ân cần với các văn nghệ sĩ trong nước và quốc tế. Luận văn đã làm rõ quá trình nghiên cứu, sưu tầm, tiếp nhận những tư liệu ảnh thuộc sưu tập của Bảo tàng Hồ Chí Minh; tiến

hành thống kê về số lượng, phân loại tư liệu ảnh trong sưu tập trên cơ sở

những tiêu chí về thời gian, địa danh (quốc gia) và theo tiêu chí đề tài, chuyên

đề. Qua đó để khẳng định đây là một sưu tập ảnh có số lượng phong phú, đa

dạng, nội dung phản ánh cụ thể một giai đoạn lịch sử gắn với lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hoạt động đối với văn hóa nghệ thuật.

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng sưu tập, luận văn đã tiến hành phân tích những giá trị tiêu biểu của sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với

hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969. Sưu tập chứa đựng nhiều giá trị trong đó tiêu biểu là các giá trị về lịch sử, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật

và giá trị giáo dục. Những giá trị ấy tồn tại đang xen, bổ sung cho nhau tạo

nên giá trị đặc biệt của sưu tập không chỉ có ý nghĩa đối với thời điểm lịch sử lúc bấy giờ mà cịn đối với ngày hơm nay và mai sau.

Thơng qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch

Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 – 1969” cho

thấy rõ ràng, sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật nước nhà, quan tâm đến giới văn nghệ sĩ, ngoại giao trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đó là những bài học quý giá cho các nhà

quản lý, chỉ đạo cơng tác văn hóa nghệ thuật, cho các văn nghệ sĩ hoạt động

trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng ta đang phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức

của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì việc nghiên cứu, tìm hiểu sưu tập tư liệu ảnh

“Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 –

1969” và những giá trị của sưu tập càng làm nổi bật những phẩm chất, đạo đức, tác phong tuyệt vời của Người, mãi làm tấm gương sáng để cho các thế

hệ noi theo.

Thông qua việc nghiên cứu về thực trạng và các giá trị của sưu tập ảnh, luận văn đã khẳng định vai trò quan trọng của sưu tập ảnh đối với hoạt động

trưng bày, triển lãm, giáo dục, quảng bá giới thiệu, in ấn xuất bản phẩm và có vai trị quan trọng là nguồn tư liệu lịch sử góp phần nghiên cứu, hiệu đính, bổ sung làm chính xác thêm những sự kiện văn hóa nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh với giới văn nghệ sĩ trong nước và quốc tế của các nhà khoa học, ngành khoa học khác nhau nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp cách mạng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, luận văn đã bước đầu đưa ra một số vấn đề quan trọng đối với sưu tập tư liệu ảnh này đó là Bảo tàng Hồ Chí Minh cần tiếp tục cơng tác nghiên cứu, kiện toàn cho sưu tập cả về số lượng và chất lượng, tiếp

tục cơng tác bảo quản an tồn, an ninh, kéo dài tuổi thọ cho sưu tập và công tác quản lý sưu tập ngày càng hoàn thiện hơn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài bảo tàng hiện nay. Thực hiện được các hoạt động

đó đã góp phần vào việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, đồng

thời làm cho những di sản văn hóa Hồ Chí Minh mãi tỏa sáng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của nước ta ngày hơm nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.!Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn

Một phần của tài liệu Sưu tập tư liệu ảnh chủ tịch hồ chí minh với hoạt động văn hóa nghệ thuật tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)