3.2. Vai trò của sưu tập ảnh đối với công tác giáo dục tuyên truyền
3.2.1. Đối với công tác hướng dẫn tham quan
Chức năng giáo dục của bảo tàng là một trong những chức năng cơ bản quan trọng, thơng qua các hình thức hoạt động của mình nhằm để chuyển giao có mục đích rõ ràng các thơng tin tri thức về lịch sử, văn hóa, khoa học hàm chứa trong hiện vật và các sưu tập hiện vật trưng bày góp phần vào việc hình thành thế giới quan, giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ cho con người phát
triển toàn diện, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đồng thời các sưu tập hiện vật bảo tàng còn được khẳng định là nguồn tư liệu gốc đáng tin cậy có giá trị để phục vụ
cho cơng tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài bảo tàng, nó cung cấp những thơng tin chân thực khách quan về lịch sử tự nhiên, xã hội, con người, khoa học, kỹ thuật…của từng thời đại cho các ngành khoa học, các nhà
nghiên cứu mỗi khi tiếp cận khai thác chúng.
Hiện nay Sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” có vai trị quan trọng trong công tác giáo dục
tuyên truyền của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bởi vì sưu tập này cùng với nhiều tài liệu, hiện vật, kỷ vật khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh thu thập được, lưu
giữ và bảo quản trong bảo tàng là những cứ liệu lịch sử, di sản văn hóa vật chất quan trọng đối với các nhà khoa học lịch sử, các nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh và các ngành khoa học khác như sử học, văn hóa học, bảo tàng học, nhiếp ảnh, văn hóa nghệ thuật… và các cơ quan nghiên cứu như Viện nghiên cứu Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh…
Hiện nay những bức ảnh thuộc sưu tập được trưng bày tại hai chủ đề: Chủ đề 6: “Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạo cuộc
đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân
Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)”
Chủ đề 7: “Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải
phóng , miền Nam thống nhất Tổ quốc (1954 - 1975)”.
Đây là hai chủ đề quan trọng trong tám chủ đề trưng bày ở phần thứ
nhất của Bảo tàng Hồ Chí Minh làm cho nội dung trưng bày về tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam thực hiện di chúc của Người
“mắt xích” khơng thể thiếu được, nối liền ý tưởng trưng bày của bảo tàng với nghệ thuật trưng bày tài liệu, hiện vật, hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời thơ ấu cho đến khi Người qua đời và nhân dân Việt Nam thực hiện di
chúc của Người mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Như vậy, có thể nói, sưu tập tư liệu ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với
hoạt động văn hóa nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” có vai trị rất quan trọng
đối với cơng tác giáo dục, tuyên truyền của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bởi vì,
thơng qua hệ thống các chủ đề trưng bày này, các cán bộ giáo dục, thuyết
minh, hướng dẫn khách tham quan của bảo tàng trong nhiều năm qua đã, đang và sẽ tiếp tục thuyết minh chuyển tải đến khách tham quan trong và ngoài
nước những thông điệp tri thức lịch sử, giá trị văn hóa, thẩm mỹ của sưu tập
để từ đó dần dần hình thành trong họ những ý thức tự hào dân tộc, ý thức
uống nước nhớ nguồn, luôn luôn học tập, lao động, sản xuất theo tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là đối với các văn nghệ sĩ nước nhà.