Giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu Sự phụng thờ an dương vương ở huyện đông anh (hà nội) (Trang 99 - 188)

3.3. Ph−ơng h−ớng, nguyên tắc và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá

3.3.3. Giải pháp cơ bản

3.3.3.1. Lập dự án quy hoạch tổng thể

Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hoá của các di sản liên quan đến sự thờ phụng An D−ơng V−ơng ở Đông Anh, Hà Nội phải gắn liền với dự án quy hoạch tổng thể Bảo tồn , tơn tạo và phát huy giá trị khu di tích Cổ loa là một dự án lớn của Hà Nội, mang tầm quốc gia bởi hầu hết các di tích, lễ hội, phong tục thờ phụng và các giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu khác về An D−ơng V−ơng đều đ−ợc l−u giữ đậm đặc trong khơng gian văn hố Cổ Loa. Nh−ng để đẩy nhanh, giải quyết triệt để

những tồn tại, bất cập thời gian qua, Thành phố Hà Nội mà trực tiếp là Trung Tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa, Thành Cổ Hà Nội phải khẩn tr−ơng, tập trung cao độ để lập một dự án quy hoạch tổng thể Bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị khu di tích Cổ

Loa để thay cho những dự án cũ ch−a thực hiện hoặc thực hiện dở dang vì có nhiều

bất cập. Để làm tốt dự án tổng thể này, tr−ớc tiên ta cần xác định rõ những yêu cầu, mục tiêu của nó.

* Những yêu cầu đối với dự án:

- Trong dự án này, cần xác định rõ các dự án thành phần, thời gian thực hiện, nguồn vốn, cơ chế huy động vốn, cơ chế quản lý khai thác sau đầu t−.

- Đây là dự án đặc biệt quan trọng, do đó, cần đ−ợc thực hiện một cách bài bản, kỹ l−ỡng theo một quy trình đặc thù, phù hợp với tính chất của một dự án quy hoạch di sản văn hố. Dự án cần có tầm nhìn để đón bắt đ−ợc trình độ tiên tiến về quy hoạch, kiến trúc và công nghệ xây dựng của thế giới.

- Đây là một dự án đặc thù về di sản văn hoá, để đảm bảo sự thành cơng, cần có sự đầu t− nghiên cứu chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực.

* Những mục tiêu của dự án.

- Nghiên cứu, tập hợp và thống nhất đánh giá các giá trị của từng di tích. Xác định các ch−ơng trình, kế hoạch ngắn, trung và dài hạn của các nội dung công việc cần phải thực hiện trong dự án.

- Bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá vùng Cổ Loa thành một quần thể di tích lịch sử, văn hố, góp phần tạo một tổng thể kiến trúc, cảnh quan hoàn chỉnh.

- Đáp ứng các nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập và du lịch của nhân dân trong n−ớc và quốc tế đồng thời đem lại nguồn thu, góp phần bảo vệ di sản, phát triển kinh tế xã hội của địa ph−ơng.

- Thiết lập hệ thống khung pháp lý đầy đủ làm cơ sở chỉ đạo, quản lý đầu t−, xây dựng, quản lý di sản, đơ thị và các dịch vụ văn hóa, du lịch, giới thiệu quảng bá truyền thống lịch sử, văn hoá và con ng−ời vùng đất Cổ Loa.

3.3.3.2. Xác định phạm vi và một số cơng trình chính cần bảo tồn và phát huy

- Các di tích, các dấu tích, các giá trị văn hố phi vật thể về An D−ơng V−ơng, về nhà n−ớc Âu Lạc trên địa bàn xã Cổ Loa và vùng phụ cận ở huyện Đông Anh, cần

đ−ợc xem xét một cách toàn diện để xác định phạm vi khu vực −u tiên bảo tồn, tơn tạo. Ngồi việc tập trung vào các di tích trong khu vực thành Cổ Loa, để tạo một quần thể di tích lịch sử văn hố và du lịch, ta cần gắn kết các làng có mối liên hệ, gắn bó mật thiết về địa lý, lịch sử và văn hoá với Cổ Loa mà thể hiện rõ nhất qua sự thờ phụng An D−ơng V−ơng nh− Cầu Cả, Đài Bi, Vạn Lộc, Văn Th−ợng, Tó (Uy Nỗ), Thuỵ Lâm.

- Các cơng trình chính:

+ Tu bổ, tơn tạo khu đền Th−ợng, đình Ngự triều di quy ở Cổ Loa, đình Cầu Cả, đình Đài Bi, đình Vạn Lộc, đình Văn Th−ợng, đình Th− C−u, đình Sàn Giã, đền Tó, đền Sái, đình Thuỵ Lâm.

+ Phục hồi các di tích thời An D−ơng V−ơng: thành Cổ Loa, đầm Cả, v−ờn Thuyền, Ngự xa đài…

+ Tái tạo làng cổ trong khu vực thành nội Cổ Loa theo nguyên tắc bảo tồn cả vật thể và phi vật thể.

+ Xây dựng nhà bảo tàng, kết hợp với các di tích khảo cổ học ngồi trời. + Xây dựng t−ợng đài An D−ơng V−ơng ở vị trí thích hợp.

+ Xây dựng cơng viên văn hoá lịch sử - tạo ra một khu sinh hoạt nghỉ ngơi truyền thống.

+ Xây dựng hệ thống các cơng trình phụ trợ cho việc phát huy giá trị của di tích, đặc biệt trong khai thác du lịch, nh−: hệ thống đ−ờng thuỷ, bộ nối các di tích và điểm tham quan, du lịch; các cơng trình dịch vụ nh− nhà nghỉ, nhà thuyền…; các khu vui chơi giải trí.

3.3.3.4. X∙ hội hố việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá vùng Cổ Loa, Đông Anh

Về vấn đề này, chúng tơi rất đồng tình với những ý kiến của Ơng Chaplain Philippe - Chủ tịch Liên đoàn Di sản Quốc gia Pháp, ng−ời đạt giải đặc biệt trong cuộc thi quốc tế tìm hiểu Thăng Long Hà Nội mang tên “Hà Nội - Điểm hẹn của bạn” năm 2006. Theo ông, để bảo tồn và phát huy tốt giá trị của khu di tích, lịch sử Cổ Loa, bên cạnh một dự án tổng thể, còn cần:

- Một nỗ lực nhạy cảm là cần thiết đối với dân địa ph−ơng là để chính họ bảo vệ nơi họ ở, và bù vào đó là sự viện trợ vật chất để cải thiện điều kiện sống của họ.

- Đối với chính quyền địa ph−ơng cần xin một viện trợ quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, tìm hiểu, khai quật khảo cổ học, cần học hỏi các kỹ thuật hiện đại nhất đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị đã phát hiện ở Cổ Loa và phụ cận.

- Vận động các công ty lớn tài trợ cho in sách bằng tiếng Việt, Anh, Pháp và b−u thiếp, tem về Cổ Loa, Ngoài việc quảng bá, tiền thu đ−ợc từ bán các ấn phẩm này bổ sung cho quỹ bảo tồn Cổ Loa.

- Cần lập một hiến ch−ơng hữu nghị giữa thành phố Hà Nội với những ai ủng hộ tiền để bảo tồn các giá trị di sản ở Cổ Loa: họ sẽ trở thành “Công dân danh dự của Cổ Loa”.

Tiểu kết ch−ơng 3

Bằng lịng sùng kính, ng−ỡng vọng vị vua Chủ - An D−ơng V−ơng, ng−ời dân nơi đây qua bao thế hệ l−u giữ, bao phủ quanh ơng một bầu khơng khí huyền thoại bằng các truyền thuyết, chuyện tích, thần tích hết sức đậm đặc. Đây đó những câu chuyện về rùa Vàng, các nàng tiên giúp vua xây thành, rùa Vàng cho vua móng làm lẫy nỏ thần, chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ... Bên cạnh những truyền thuyết, thần tích, truyện tích về vua An D−ơng V−ơng là những tục lệ có liên quan đến sự thờ phụng ông nh− tục kiêng nuôi gà trắng, đãi dâu không đãi rể, gọi Thục Phớn chứ khơng gọi Thục Phán... và nó cịn là chủ đề xun suốt trong hầu hết các sáng tác thơ văn, làm nên một đặc tr−ng cho đời sống văn học nghệ thuật của ng−ời dân vùng Cổ Loa từ x−a đến nay. Tất cả đã tạo nên một lớp phủ văn hoá dân gian trên cái nền hiện thực lịch sử.

Những di sản văn hoá về An D−ơng V−ơng ở vùng Cổ Loa suốt mấy nghìn năm qua tự bản thân nó đã có một sức nặng lâu bền, tạo nên những cá tính và đặc thù riêng của một vùng đất. Nh−ng trong giai đoạn hiện nay, việc vừa bảo tồn, phát huy đ−ợc giá trị những di sản đặc biệt quan trọng này, vừa phát triển kinh tế, xã hội địa ph−ơng đang trong q trình đơ thị hố mạnh mẽ là rất khó. Cần phải có một dự án tổng thể về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa với nhiều dự kiến to lớn, cơng phu và cần có một tinh thần cơng tác thật sự khẩn tr−ơng nh−ng thận trọng, chu đáo và đặc biệt là kiên quyết, mạnh bạo trên nguyên tắc lấy khoa học chứ khơng phải sự cảm tính hay thực dụng làm nguyên tắc chỉ đạo công việc. Song với sức mạnh của hơn hai nghìn năm lịch sử, bề dày của văn hoá, kinh nghiệm từ quá khứ, chúng ta hồn tồn có thể tin t−ởng vào t−ơng lai phát triển của vùng đất này.

Kết luận

Cổ Loa (Đơng Anh) là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá, nơi kết tụ nhiều thành tựu của thời đại dựng n−ớc, khơi dòng nhiều truyền thống - văn minh Việt cổ, nơi ng−ng đọng mấy ngàn năm dựng n−ớc và giữ n−ớc. Toàn bộ lịch sử ấy kết tinh trong những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng to lớn của mảnh đất này. Những giá trị văn hoá của vùng đất Cổ Loa cũng mang những ý nghĩa hết sức lớn lao, bởi nó gắn với vị vua huyền thoại An D−ơng V−ơng cùng sự nghiệp dựng n−ớc Âu Lạc, lập kinh đô Cổ Loa thời sơ sử của dân tộc.

Với truyền thống uống n−ớc nhớ nguồn, đ−ợc đắm mình trong khơng gian linh thiêng Cổ Loa, các thế hệ c− dân nơi đây ln tự hào và thành kính phụng thờ vua An D−ơng V−ơng. An D−ơng V−ơng từ một nhân vật lich sử, một anh hùng dựng n−ớc đ−ợc thiêng hóa thành vị thần thành hồng che chở cho cuộc sống tâm linh của nhân dân, là biểu t−ợng của sự cố kết cộng đồng, cộng cảm, cộng mệnh, là sợi dây, nguồn sức mạnh gắn kết cộng đồng, và đặc biệt sự thờ phụng ông là cơ sở sản sinh ra những giá trị văn hóa đặc tr−ng vùng Cổ Loa - Đơng Anh.

1. Có thể nói, sự thờ phụng An D−ơng V−ơng, vị vua lập n−ớc Âu Lạc thời sơ sử đ−ợc các triều đại phong kiến (nhất là từ thời Lê) và ng−ời dân vùng Cổ Loa, Đông Anh thực hiện với những lễ nghi cao nhất giành cho một quân v−ơng, đã tạo nên đặc thù riêng của một đơ thị cổ và văn hố làng xã, giữa lớp văn hoá quý tộc và văn hố bình dân khơng tách rời nhau mà quyện chặt vào nhau tạo nên một bản sắc riêng cho vùng đất này.

2. Chính sự thờ phụng An D−ơng V−ơng là nhân tố xuyên suốt tạo thành hệ thống các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể về An D−ơng V−ơng. Trong hệ thống các di sản văn hố này, chúng ta khó có thể tách rời đâu là yếu tố nơng nghiệp, nông thôn, đâu là dấu ấn của một đô thị cổ ở Cổ Loa.

3. Diễn trình lịch sử của một khu vực đã góp phần tạo nên bản sắc văn hố của chính bản thân khu vực đó. Gắn liền với vị vua Chủ An D−ơng V−ơng cùng sự nghiệp xây thành, lập đô, dựng n−ớc Âu Lạc hiện hữu trong lịng đất, trên mặt đất, là sự sùng kính và niềm tin mãnh liệt của ng−ời dân Cổ Loa. Họ đã l−u giữ, bao phủ lên đó ngày càng dày một bầu khơng khí huyền thoại và chính nó tạo nên đặc tr−ng của khơng gian văn hố vùng Cổ Loa.

4. Địa bàn hành chính xã Cổ Loa ngày nay đ−ợc chia làm 15 đơn vị thơn (xóm). Do c− trú ở những địa điểm khác nhau cho nên mỗi xóm cũng có những đặc tr−ng văn hố khá riêng biệt. Trong bát xã Loa thành (đều thờ An D−ơng V−ơng) tr−ớc đây, cũng tồn tại những giá trị văn hoá riêng. Truyền thuyết về anh cả Quậy, về trật tự và vai trò của từng đơn vị trong nghi lễ thờ An D−ơng V−ơng đã phần nào thể hiện tính thống nhất trong đa dạng của các làng xã trên vùng đất Cổ Loa x−a.

5. Lễ hội Cổ Loa đ−ợc coi là nghi lễ t−ởng nhớ An D−ơng V−ơng của tám làng xã trên vùng đất kinh đô x−a. Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, các triều đại phong kiến Việt Nam đều ban cấp một số l−ợng ruộng đất và một nguồn hoa lợi rất lớn cho nhân dân Cổ Loa để tiến hành thờ cúng. Song trên thực tế, lễ hội Cổ Loa cũng đồng thời là hội làng, nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, tín ng−ỡng, liên quan đến các hoạt động cộng đồng của c− dân nông nghiệp nh− múa rối, đấu vật, đánh đu.... Tín ng−ỡng thờ An D−ơng V−ơng về hình thức là nghi lễ mang tính chất quốc gia song đã đ−ợc lồng vào trong đời sống của c− dân nông nghiệp một cách nhuần nhị và tự nhiên.

6. Sự đa tầng, đa dạng của di sản văn hoá về An D−ơng V−ơng qua sự phụng thờ ông ở vùng Cổ Loa, Đông Anh hiện nay cần đ−ợc nhìn nhận nh− là kết quả của sự bảo l−u có tính bền vững của các cộng đồng c− dân nơi đây. Có một thực tế lịch sử là lớp c− dân ở Cổ Loa hiện nay khơng hồn tồn là lớp c− dân đã c− trú ở Cổ Loa từ thời An D−ơng V−ơng, mà phần lớn trong số họ đã di c− đến từ nhiều địa ph−ơng trong suốt thời kỳ trung đại. Dù từ đâu, song khi đến c− trú ở đây, họ đều trở thành những ng−ời kế thừa di sản đã có, làm nó phong phú thêm và góp phần vào việc trao truyền các giá trị văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong hoàn cảnh nh− thế,

vị vua huyền thoại An D−ơng V−ơng - lõi trung tâm và chi phối của tr−ờng lịch sử văn hố Cổ Loa đã khơng chỉ đóng vai trị to lớn trong việc cố kết cộng đồng bởi những nhận thức - phơng văn hố chung - mà cịn làm cho di sản văn hố vùng Cổ Loa đ−ợc bền vững với thời gian. Suy rộng ra, sự bảo l−u và phát triển các giá trị văn

hoá của khu vực này không hẳn chỉ xuất phát từ những c− dân bản địa mà là thành quả của các lớp c− dân đến sau miễn là họ có ý thức thâu nhận và phát huy các giá trị văn hố đó.

Trong chiều sâu của thời gian và chiều rộng của khơng gian, hiếm có một địa ph−ơng nào cịn l−u giữ trong lòng đất, trên mặt đất, trong lòng ng−ời và đ−ợc minh chứng bằng sự hiện hữu của những dấu ấn văn hoá vật thể và phi vật thể về một nhân vật lịch sử nửa huyền thoại thời sơ sử nh− An D−ơng V−ơng ở vùng Cổ Loa, Đông Anh.

7. Vùng Cổ Loa, Đông Anh ngày nay đã và đang phải đối mặt với q trình hiện đại hố nh− một thực tế khách quan. Rồi đây cộng đồng xã hội, c− dân, văn hoá Cổ Loa sẽ còn nhiều biến đổi. Làng xã Cổ Loa cũng đang đứng tr−ớc những sự lựa chọn lịch sử hết sức quyết liệt: vừa phải bảo tồn các giá trị truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm qua, vừa phải tìm ra con đ−ờng phát triển để hồ nhập cùng với thủ đơ và cả n−ớc. Song với những bài học kinh nghiệm từ q khứ, chúng ta hồn tồn có quyền tin rằng mảnh đất này sẽ tìm ra con đ−ờng phát triển phù hợp và để Cổ Loa mãi là biểu t−ợng của sự tr−ờng tồn và phát triển của đất n−ớc trong thiên niên kỷ mới.

danh mục tμi liệu tham khảo

1. Đào Duy Anh (1957), Vấn đề An D−ơng V−ơng và n−ớc Âu Lạc, Đại học S−

phạm, Hà Nội.

2. Đào Duy Anh (1957), Đất n−ớc Việt Nam qua các đời, Hà Nội.

3. Toan ánh (1992), Nếp cũ tín ng−ỡng Việt Nam (2 tập), Nxb TP. Hồ Chí Minh.

4. Toan ánh (1997), Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua lễ ttết hội hè, Nxb Đồng Tháp.

5. Nguyễn Chí Bền (2006), Góp phần nghiên cứu Văn hố dân gian Việt Nam,

Nxb Văn hố Thơng tin.

6. Phan Kế Bính (1995), Việt Nam phong tục, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

7. Báo cáo tiền khả thi dự án đầu t− bảo tồn - tơn tạo và khai thác di tích Cổ Loa,

(1995), Cơng ty Tu bổ di tích - Bộ Văn hố thơng tin, Hà Nội.

8. Nguyễn Từ Chi, Trần Quốc V−ợng (1996), Vua Chủ, góp phần nghiên cứu văn

hoá và tộc ng−ời, Hà Nội.

9. Chính Pháp điện thạch bi, Bia điện An D−ơng V−ơng dựng năm Chính Hồ 10

Một phần của tài liệu Sự phụng thờ an dương vương ở huyện đông anh (hà nội) (Trang 99 - 188)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)