1.1. Lý luận chung về định hướng giá trị văn hóa truyền thống
1.1.2. Định hướng giá trị văn hóa truyền thống
1.1.2.1. Khái niệm định hướng giá trị
Thuật ngữ định hướng giá trị được sử dụng phổ biến trong Xã hội học,
“Định hướng giá trị là cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong
thực tại đó. Định hướng giá trị hình thành thơng quá chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể hiện trong các mục đích tư tưởng, chính kiến và nhu cầu của nhân cách. Trong cấu trúc hoạt động của con người, định
hướng giá trị gắn liền với các đặc điểm nhận thức và ý chí của nhân
cách. Hệ thống định hướng giá trị tạo thành nội dung xu hướng của
nhân cách và là cơ sở bên trong các mối quan hệ giữa cá nhân với thực
tại. Sự phát triển định hướng giá trị là dấu hiệu của sự chín muồi nhân cách, là chỉ tiêu do đạc tính xã hội của nhân cách” [41, tr.66].
Theo “Từ điển Tâm lý học tóm tắt” của Liên Xô do A.V. Petrovski và
M.G. Iarosevski chủ biên, định hướng giá trị là phương thức chủ thể sử dụng để sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình, từ
đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động cơ hoạt động. Như vậy, định hướng giá trị có liên quan đến mặt nhận thức, ý chí và tình cảm trong sự phát
triển nhân cách của chủ thể.
Riêng tại Việt Nam, định hướng giá trị còn là một khái niệm mới mẻ chưa
được đưa vào trong từ điển Tiếng Việt. Trong cơng trình nghiên cứu khoa học “Những đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách con người Việt Nam trong sự
phát triển kinh tế, xã hội”, một số nhà Tâm lý học Việt Nam đã chỉ ra định hướng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi và nó quyết định lối sống của cá
nhân.
Theo tác giả Trần Trọng Thủy, “Định hướng giá trị ở mỗi cá nhân chính
là sự tiếp thu các giá trị với tư cách là những tiêu chuẩn hành vi của mình” [37,
tr.26].
Các nhà nghiên cứu trong đề tài KX- 07-10 quan niệm: “Định hướng giá
trị là thái độ, là sự lựa chọn các giá trị vật chất và tinh thần, là một hệ thống
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về định hướng giá trị, song
chúng ta có thể nhận thấy một số điểm chung cơ bản sau:
- Định hướng giá trị được hình thành trong quá trình cá nhân hoặc nhóm
người gia nhập vào các quan hệ xã hội với tư cách là chủ thể của các hoạt động đó và hướng vào các giá trị có ý nghĩa cơ bản đối với họ.
- Quá trình định hướng giá trị luôn chứa đựng các yếu tố nhân thức (đánh giá), ý chí và cảm xúc (thử nghiệm) và các khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ trong sự phát triển nhân cách.
- Là cơ sở bên trong của hành vi, nó quyết định lối sống của mỗi cá nhân. Từ những quan niệm về những định hướng nêu trên, tác giả lựa chọn khái niệm do Th.S Bùi Thị Bích đưa ra trong luận văn “Định hướng giá trị lối sống
thanh niên ở một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm khái niệm
về định hướng giá trị sử dụng trong luận văn của mình, đó là: “Định hướng giá
trị là việc hướng tới một hoặc một số giá trị nhất định nào đó, nó bao gồm sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị của con người trong q trình hoạt
động. Nó có ý nghĩa thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của họ nhằm đạt tới
những giá trị đó”.
1.1.2.2. Chủ thể định hướng
Chủ thể định hướng các hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền
thống cho thanh niên trên địa bàn quận Ba Đình được tác giả xác định trong luận
văn bao gồm hai chủ thể chính, đó là: Trung tâm văn hóa và tổ chức Đồn
TNCS Hồ Chí Minh quận Ba Đình. Hai đơn vị này mặc dù là 2 chủ thể riêng biệt song trong lịch sử hoạt động cũng như hiện tại có thể nhận thấy 2 đơn vị có sự gắn kết với nhau trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ nhằm
định hướng các giá trị văn hóa truyền thống nói riêng và các giá trị văn hóa nói
chung cho thanh thiếu niên trên địa bàn quận.
Khách thể tiếp nhận các hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống được tác giả luận văn đề cập đến trong luận văn là đối tượng thanh niên. Thanh niên là những người trẻ tuổi có những đặc trưng về độ tuổi và tính cách nhất định. Điều I Luật thanh niên của Việt Nam được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI có ghi: “Thanh niên quy định trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. Trên thế giới, các nước cũng có quy định về độ tuổi thanh niên không giống nhau: nhiều nước quy định từ 18 – 24 tuổi hoặc từ 15 – 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 – 30 tuổi, có nước quy định tuổi “trần” của thanh niên là 29 tuổi (Trung Quốc) hoặc 35 tuổi (Bangladesh), thậm chí tới 40 tuổi (Malaysia). Như vậy có thể thấy rằng độ tuổi thanh niên được quy định rất khác nhau giữa các nước trên thế giới.
Thanh niên cũng được hiểu là một lực lượng chính trị - xã hội có vai trò to lớn và quan trọng đối với tương lai của dân tộc và đất nước. Đảng ta đã khẳng định, thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người.
Xét ở phương diện xã hội, thanh niên là một cộng đồng dân cư nhạy cảm nhất với những cái mới, bởi họ chính là những người đang trong q trình hồn thiện nhân cách và ln có nhu cầu khẳng định bản sắc riêng của mình. Vì vậy hơn ai hết, họ là nhóm người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của những yếu tố văn minh, văn hóa mới trong q trình tiếp biến văn hóa. Đặc trưng của thanh niên là tính cách năng động, sáng tạo, thích cái mới. Do đó, họ sẵn sàng tiếp nhận những cái mới để làm mới chính bản thân mình. Họ chính là bộ phận dân cư có khả năng chiếm lĩnh nhiều nhất những cơ hội như tri thức mới, kỹ năng mới, phương tiện mới, điều kiện học tập và cơ hội việc làm cũng như những phương tiện hiện đại nhất hỗ trợ cho việc hội nhập của họ với xã hội hiện đại luôn biến
đổi. Cùng với những cái mới tiến bộ, họ cũng dễ dàng tiếp nhận cả những tệ nạn và thói hư tật xấu (như nạn mại dâm, nghiện hút, game online và những biểu hiện của lối sống thực dụng, vị kỷ, buông thả, lối hành xử bạo lực...).
Dưới góc độ văn hóa, thanh niên được hiểu là lớp người kết nối và kế thừa có chọn lọc những truyền thống văn hóa của thế hệ trước, đồng thời tiếp thu có chọn lọc văn hóa nhân loại và sáng tạo các giá trị văn hóa mới phù hợp. Từ những phân tích và cách nhìn nhận trên, có thể rút ra kết luận:
“Thanh niên chỉ một nhóm nhân khẩu, xã hội đặc thù, ở độ tuổi nhất định (từ 16 đến 30 tuổi) có mặt trong tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, có những đặc điểm chung đặc trưng về tâm lý, sinh lý, nhận thức xã hội, có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc trong cả hiện tại và tương lai. Khác với một số đối tượng xã hội khác, thanh niên cần được hỗ trợ, định hướng, giáo dục để tự làm chủ bản thân, tham gia quản lý và đóng góp cho xã hội” [34, tr26,].
1.1.2.4. Phương thức định hướng
Những năm gần đây các đề tài khoa học xã hội khi tiếp cận đến đối tượng
thanh niên đã đặt ra nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Trong đó hướng tiếp
cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị được đặc biệt chú trọng và được
xem như là nhân tố quan trọng, chủ yếu khi tiếp cận đến vấn đề nhân cách của
thanh niên. Bởi vì một mặt, bản thân giá trị và định hướng giá trị có vai trị đặc
biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến
tồn bộ hành vi cá nhân. Mặt khác, khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định
hướng giá trị chúng ta có thể hiểu sâu được những q trình xã hội điều khiển
sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội.
Phương thức định hướng giá trị được hiểu là cách thức thực hiện để
nhằm đưa đến sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị của con người trong
quá trình hoạt động. Nó có ý nghĩa thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của họ nhằm đạt tới những giá trị đó.
Có nhiều phương thức định hướng khác nhau, tuy nhiên trong luận văn này tác giả đã xem xét và đưa ra 2 phương thức định hướng chính đang được
thực hiện, cụ thể là:
- Thứ nhất, phương thức định hướng thông qua tuyên truyền, giáo dục.
Phương thức định hướng này được tổ chức thực hiện dưới dạng các hoạt động
cổ động trực quan, hoạt động thăm viếng các di tích lịch sử và giao lưu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử.
Đối với các hoạt động cổ động trực quan, thường được biểu hiện cụ thể
qua hệ thống băng-rôn, áp-phích, ban-nơ, tranh cổ động với nhiều nội dung
tuyên truyền về lịch sử dân tộc, khơi gợi, nhắc nhở về truyền thống dân tộc, định
hướng giá trị văn hóa tốt đẹp, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đây
là một trong những phương thưc hiệu quả nhằm bồi đắp, xây dựng cho thế hệ trẻ ghi nhớ về truyền thống dân tộc tốt đẹp.
Cũng như hệ thống các di tích lịch sử, các nhân vật lịch sử, các tấm gương
anh hùng là hình ảnh sinh động cho các giá trị truyền thống dân tộc như lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, tấm gương anh dũng, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước.
- Thứ hai, phương thức định hướng thông qua việc tổ chức hoạt động. Tiêu biểu là các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, hoạt động tình nguyện và các hoạt động vui chơi giải trí.
Hiện nay, mỗi năm trong cả nước diễn ra nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn của
dân tộc. Tiêu biểu là các ngày thành lập Đảng 3/2, ngày Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước 30/4, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày Quốc khánh 2/9,… Đây đều là những ngày kỷ niệm lớn, có
ý nghĩa quan trọng trong lịch sử dân tộc. Gắn việc giáo dục truyền thống với phương thức định hướng thông qua các ngày hoạt động chào mừng kỷ niệm
ngày lễ lớn chính là nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công ơn của các thế hệ cha ông đi trước. Đây là phương thực
định hướng giá trị truyền thống sinh động, gần gũi, dễ truyền tải thông điệp giáo
dục tới đối tượng là thanh niên bởi lẽ những hoạt động này thường được lồng ghép với các hoạt động vui chơi giải trí, thu hút đơng đảo thanh niên tham gia.
Cùng với đó, các hoạt động các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước
nhớ nguồn”, các phong trào tình nguyện cũng được tổ chức sâu rộng trong toàn
thể xã hội. Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nước, đã có biết bao thế hệ cha ông đi trước đã hi sinh xương máu để gìn giữ
từng tấc đất, giành lại chủ quyền cho dân tộc. Chính vì vậy mà truyền thống
“Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn” đã được bồi đắp trong mỗi tâm hồn người Việt từ rất sớm. Ngày nay, các hoạt động để cụ thể hóa truyền thống này
rất đa dạng và sinh động thông qua các hoạt động của các đoàn thể, tổ chức, cá
nhân như các hoạt động tặng quà, thăm khám, phát thuốc miễn phí. Các hoạt động này khơng chỉ được tổ chức trong những ngày lễ như Ngày thương binh
liệt sỹ 27/7, ngày thành lâp Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12,… mà được tổ chức thường xuyên, đem lại những ý nghĩa thiết thực, nó góp phần vun đắp cho thế hệ trẻ tinh thần nhớ về nguồn cội, biết ơn người đi trước, từ đó phát huy và tiếp tục xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh.
Qua các phương thức định hướng này, hệ thống các giá trị văn hóa truyền
thống dễ dàng tiếp cận được đối tượng thanh niên và đem đến những tác động hiệu quả, thiết thực.