Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 83 - 88)

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên cho thanh niên

3.1.1. Tác động của nhân tố kinh tế - xã hội

Đây là nhân tố hết sức quan trọng làm tăng động lực quá trình nhận thức, cũng như tính tích cực xã hội của thanh niên. Sau hơn hơn 30 năm đổi mới, nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN đã trở thành nền tảng KT - XH của đất nước. Những thành tựu đạt được trong kinh tế đã thổi luồng sinh khí mới vào lĩnh vực chính trị, tư tưởng.

Định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên trong điều kiện

hiện nay, không thể khơng tính đến mối liên hệ giữa nhân cách và cơ chế thị

trường, cơ chế đang chi phối mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội và con người. Ưu thế của cơ chế thị trường là giải phóng sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, tiến

bộ khoa học - công nghệ, khả năng tác động nhiều mặt lên sự phát triển xã hội.

Nhưng cũng chính cơ chế thị trường đã đẩy nhanh sự phân cực giàu nghèo, làm

sâu sắc hơn những bất bình đẳng xã hội, phá vỡ sự cân bằng giữa xã hội và tự nhiên, giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Trong những điều kiện như vậy, sự phát triển của cả nền giáo dục nói chung và giáo dục giá trị văn hóa

truyền thống nói riêng được thụ hưởng những mặt tích cực nhưng cũng khơng

tránh khỏi những tác động tiêu cực.

Sự tác động ngày càng mạnh mẽ của thông tin truyền thông trong bối

cảnh tồn cầu hóa, nhiều thơng tin độc hại, ảnh hưởng và gây tác động xấu đến công tác giáo dục thanh niên. Bên cạnh đó, những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng nhiều, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sự suy

thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Chiến lược “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch, nhất là diễn biến hồ bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hố cũng có những tác động không nhỏ đến tư tưởng, lối

sống của thanh niên. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đồn cịn

thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Và chính bản thân

nhiều bạn trẻ chưa nhận thức rõ vị trí, vai trị, trách nhiệm của mình; chưa có đủ bản lĩnh, quyết tâm vượt qua những khó khăn, thử thách, lôi kéo của những điều xấu để rèn luyện ý chí, phấn đấu vươn lên trong lao động, học tập, công tác và cuộc sống.

3.1.2. Tác động của nhân tố giáo dục – đào tạo

Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến giáo dục - đào tạo. Đó là sự quan tâm toàn diện, trên tất cả các mặt từ tài chính, ngân sách, xây dựng cơ sở vật chất, chương trình, nội dung, cải tiến phương

pháp, đào tạo giáo viên, tăng cường và đổi mới cơng tác quản lý. Nhà nước cịn

áp dụng hàng loạt những biện pháp tích cực để tăng cường chất lượng giáo dục

như tăng lương cho giáo viên, khuyến khích học sinh giỏi thi vào các trường sư

phạm... Nhờ có sự đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước mà các trường đại học,

cao đẳng khơng ngừng được củng cố. Các trường đã có cơ sở vật chất khá khang trang, nhiều trường đã được hiện đại hố từng bước. Nhờ đó mà thanh niên có điều kiện học tập tốt hơn. Với nội dung chương trình khơng ngừng được hiện đại

hố cùng với quá trình đổi mới đổi mới phương pháp giảng dạy, thanh niên tiếp nhận được những tri thức toàn diện, hiện đại, tăng cường được tính tích cực, tự

đào tạo của mình. Đây là những tiền đề cơ bản để hình thành ở thanh niên phẩm

chất năng động, sáng tạo, tự tin - những phẩm chất cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển trong cơ chế thị trường định hướng XHCN.

Vừa đào tạo toàn diện vừa tạo điều kiện phát huy tài năng thanh niên. Bên cạnh các hoạt động do các nhà trường tổ chức như thi Olympic khoa học các môn khoa học cơ bản, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học thì các đơn vị tổ chức như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên và hệ thống các thiết chế

văn hóa cũng quan tâm tổ chức các sân chơi, các hoạt động định hướng nhiều

giá trị cho thanh niên.

Giáo dục đã làm được rất nhiều cho xã hội. Điều đó khơng chỉ đúng cho

hiện nay mà đúng trong suốt chiều dài lịch sử loài người. Song thời nào cũng

vậy, một nền giáo dục dù hồn thiện đến mấy cũng khó có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của xã hội về giáo dục - đào tạo con người. Bên cạnh những thành tựu

đóng góp tích cực nói trên, nền giáo dục và đào tạo nước nhà cũng còn nhiều

yếu kém bất cập, trước hết là sự thiếu thống nhất trong nhận thức về giáo dục -

đào tạo.

Giáo dục tồn diện địi hỏi cơ quan giáo dục phải tổ chức các hoạt động tập thể mang tính định hướng giáo dục về chính trị tư tưởng, văn hoá, văn

nghệ... cho thanh niên. Xét về góc độ tổ chức giáo dục, có thể nói cịn thiếu

nhiều hoạt động có khả năng thu hút sự tham gia của thanh niên trong đó có điều kiện hướng dẫn, rèn luyện thanh niên theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Sẽ là không công bằng nếu xã hội, các cơ quan làm nhiệm vụ giáo dục khơng tìm ra các giải pháp hoạt động có hiệu quả đối với thanh niên, để một bộ phận thanh

niên thiếu điều kiện hoạt động, khơng xác định đúng mục đích phấn đấu, cống hiến, có những hành động tiêu cực ở một bộ phận nhất định....

Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, vui chơi của thanh niên. Việc huy động các nguồn kinh phí khác lại

không được quy định cụ thể. Một nghịch lý vẫn đang tồn tại là: trong khi đặt ra

yêu cầu giáo dục toàn diện con người, trong khi hầu hết mọi người, kể cả những

người không làm công tác quản lý vẫn cho rằng thanh niên bị tha hoá, xuống cấp

về đạo đức, lối sống, nhưng khi chi phí cho giáo dục chính trị tư tưởng, văn hố, thể chất họ lại đắn đo, thậm chí lại coi là chi phí cho các hoạt động bề nổi - phong trào, khơng thật cần thiết, khơng có lãi. Nhà trường còn thiếu những điều kiện, nguồn lực đảm bảo cho học sinh học tập, vui chơi giải trí; một số gia đình, cha mẹ cịn thiếu kiến thức, phương pháp giáo dục, sự quan tâm chăm sóc, quản lý con em.

Để nâng cao hiệu quả cơng tác định hướng giá trị văn hóa truyền thống

cho thanh niên, nhất thiết phải khắc phục cho được những thiếu sót trên một

cách đồng bộ, khoa học.

3.1.3. Tác động của xu thế tồn cầu hóa, hội nhập giao lưu quốc tế

Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề mở rộng

giao lưu văn hóa - giáo dục với các nước, tiếp thu những yếu tố tiến bộ của các

thành tựu giáo dục nhân loại trở thành vấn đề quan trọng. Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt, điều đó địi hỏi mỗi quốc gia phải

điều chỉnh, cải cách chiến lược giáo dục đào tạo, chiến lược nguồn nhân lực

nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Q trình tồn cầu hố cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, thách thức đối với các nước đang phát triển: chảy

máu chất xám, phai nhạt lý tưởng, xói mịn giá trị truyền thống; nguy cơ hòa tan bản sắc dân tộc trong tồn cầu hóa ln hiện hữu nếu khơng có những giải pháp chiến lược giáo dục cần thiết để hạn chế các tác động đó.

Giao lưu văn hố góp phần kích thích sự du nhập và sáng tạo các giá trị tinh thần. Nó cũng là cơ hội để các dân tộc sàng lọc, thẩm định lại các giá trị.

Nhưng mặt khác, giao lưu văn hoá làm xáo trộn bảng giá trị tinh thần của các

dân tộc, thậm chí huỷ hoại một số giá trị nền tảng của các quốc gia đang thực hiện cơng nghiệp hố. Trong bối cảnh ấy, con người dễ bị rơi vào trạng thái tâm lý bất an về mặt xã hội, mất phương hướng, không tự xác lập được những nguyên tắc bền vững cho lối sống, đặc biệt là đối với thanh niên. Họ dễ bị loá mắt, chạy theo lối sống thực dụng, sùng ngoại và do đó nhạt phai ý thức dân tộc,

lý tưởng cách mạng.

Qua hơn 25 năm thực hiện đường lối Đổi mới, tham gia hội nhập thế giới đã mang tới cho nền kinh tế Việt Nam một luồng gió mới với những bước khởi

sắc đáng tự hào, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao và ổn định, đời sống của tuyệt đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Việt Nam ngày càng khẳng

định vai trị của mình qua việc tham gia những tổ chức như Diễn đàn Hợp tác

Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), năm 2006 chính thức trở thành thành viên thứ 151 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), năm 2007 trở thành

thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, năm 2016

tham gia Hiệp hội đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với đa số phiếu bầu. Hội nhập cũng đã tác động mạnh mẽ đến lối sống của người Việt Nam trong đó

có thanh niên, mang đến sự giao thoa giữa các nền văn hoá trên thế giới. Trong

hội nhập, Việt Nam vẫn là một đất nước hồ bình và ổn định về chính trị, đó là niềm tự hào của người Việt Nam, được bạn bè thế giới công nhận, đây cũng là

điều thuận lợi lớn để giáo dục truyền thống dân tộc, xây dựng niềm tin cho thanh

niên vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Hội nhập tạo điều kiện cho thanh niên tiếp thu văn minh của nhân loại, học tập và ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới, trở nên tự tin hơn với một tầm nhìn xa hơn hướng ra thế giới. song, hội nhập cũng làm

nảy sinh khơng ít những tiêu cực và tệ nạn xã hội. Một bộ phận thanh niên đang bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai, buông thả, quay lưng với những giá trị văn

hoá truyền thống của dân tộc. Sự nhầm lẫn giữa cá tính và sự lập dị khiến cho họ luôn muốn thể hiện một cách cực đoan và kì quái bản thân mình. Nguy hiểm

hơn hết, cuộc sống dư giả về vật chất khiến một bộ phận của giới trẻ có lối sống hưởng thụ, ích kỉ, đặt cái riêng trên cái chung, đặt lợi ích cá nhân trước lợi ích

tập thể, chối bỏ trách nhiệm với cộng đồng, sống khơng có lý tưởng và mơ ước. Với xu thế quốc tế hố - tồn cầu hoá hiện nay, những biến động của tình hình thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng, lối sống của thanh niên. Trong thời gian qua, tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới diễn ra phức tạp,

khó lường. Thế giới đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức nhưng cũng tạo cơ

hội cho nhiều người nếu biết nắm bắt. Những yếu tố đó địi hỏi mỗi thanh niên phải có sự năng động linh hoạt trong quá trình lĩnh hội và vận dụng tri thức.

Tồn cầu hố là chất xúc tác, là đòn bẩy quan trọng, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu để thanh niên Việt Nam tiếp xúc với các yếu tố thời đại, kế thừa có chọn lọc

các yếu tố truyền thống sao cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Trước bối cảnh “tồn cầu hố” về mọi mặt trong đời sống quốc tế đang

diễn ra nhanh chóng, khẩn trương và sơi động, trong tiến trình mở cửa và hội nhập của đất nước, thanh niên có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới. Song, thực tế cho thấy, trong điều kiện mở cửa và hội nhập, do sự tiếp xúc với một số quan điểm, tư tưởng, văn hố, nghệ thuật, lối sống khơng phù hợp từ bên ngồi, khơng ít thanh niên đã dao động về lập trường, ảo tưởng về nền dân chủ phương Tây với chủ trương đa nguyên, đa đảng. Định hướng giá trị văn hố truyền thống phải có nhiệm vụ hướng thanh niên chọn lọc các yếu tố hiện đại và truyền thống, hoà nhập với các nền văn hố khác nhưng khơng bị hoà tan, khơng tự đánh mất bản sắc văn hố của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)