Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 74 - 83)

Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống được xem xét ở hai nguyên nhân chính là nguyên nhân khách

quan và nguyên nhân chủ quan.

- Nguyên nhân khách quan

Cơ chế thị trường có tác động hai mặt. Ảnh hưởng tích cực của cơ chế thị trường đối với đạo đức xã hội nói chung, thanh niên nói riêng là từng bước hình

thành tự chủ, tự lập trong con người, rèn luyện con người ý thức lao động và sáng tạo; những phẩm chất đạo đức về nghĩa vụ, ý chí, lịng dũng cảm, tính nguyên tắc và tính khiêm tốn ở mỗi con người trong đời sống xã hội.

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, cơ chế thị trường cịn có những ảnh

hưởng tiêu cực đối với sự biến động của đạo đức xã hội nói chung và đạo đức

của thanh niên nói riêng. Kinh tế thị trường là mảnh đất của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng. Tính cá nhân, thực dụng đã làm cho nhiều giá trị văn hố

nói chung, giá trị đạo đức của dân tộc nói riêng bị phai nhạt, bị huỷ hoại. Không phải ngẫu nhiên mà một số người cho rằng nền đạo đức ở nước ta hiện nay đang

có nguy cơ "trượt dốc”. Thực tế cho thấy trong đời sống xã hội đã có những biểu

hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống chạy theo thị hiếu không lành mạnh.

Đáng chú ý là tư tưởng sính ngoại, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc,

chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Khơng ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trị, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng.

- Những thách thức của tồn cầu hố đến tư tưởng, văn hố và lối sống của thanh niên

Tồn cầu hố đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và

đang tác động mạnh mẽ đến tư tưởng văn hoá và lối sống của thanh niên. Tồn

cầu hố đã góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần của thanh niên. Những

chương trình hợp tác văn hố song phương và đa phương trong khuôn khổ các tổ

chức khu vực và thế giới đã làm tăng sự giao lưu giữa nước ta với bên ngoài,

làm cho thanh niên Việt Nam hiểu biết hơn về thanh niên các nước khác, tiếp

thu những tinh hoa văn hoá của thế giới, bổ sung làm giàu cho nền văn hoá dân tộc.

Tồn cầu hố đã góp phần làm cho phong cách thanh niên năng động và cởi mở hơn. Biểu hiện nổi bật là tính tích cực, năng động, sáng tạo của thanh

niên. Họ ngày càng có ý thức học tập, cầu tiến, mở rộng giao lưu, tiếp nhận cái mới. Lối sống của thanh niên đã đổi khác, họ trở nên hoạt bát hơn, khẩn trương

hơn, làm việc khoa học hơn, mạnh dạn, khéo léo và tự tin hơn.

Bên cạnh những cơ hội, tồn cầu hố đã đặt ra những thách thức lớn về kinh tế - xã hội, đặc biệt là tư tưởng, văn hoá của thanh niên. Với thế mạnh về kinh tế, về khoa học kỹ thuật và công nghệ, các nước tư bản chủ nghĩa đương nhiên cũng có thế mạnh trong việc áp đặt những giá trị, tư tưởng, lối sống, văn

hố... của mình lên các nước đang phát triển hay các nước nghèo đang bị lệ thuộc về nhiều mặt. Hơn nữa, đối với các nước nghèo, các nước đang phát triển,

do đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, người ta phải luôn vật lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày, nên họ rất dễ bị giá trị vật chất lôi cuốn và sẵn sàng

chấp nhận, thậm chí cịn hoan nghênh những lối sống hiện đại, hưởng thụ từ các

nước giàu có tràn vào. Đó chính là mảnh đất tốt để cho những giá trị bên ngồi

lấn át, thậm chí làm xói mịn, băng hoại những giá trị truyền thống của dân tộc.

Đây chính là nguy cơ "đồng nhất hoá các hệ thống giá trị và tiêu chuẩn, đe doạ

và làm cạn kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hoá” nhân tố hết sức quan

trọng đối với sự tồn tại lâu dài của nhân loại.

Việt Nam cũng như tất cả các nước khác trên thế giới không thể đứng

ngoài xu thế toàn cầu hóa. Hơn nữa, Việt Nam phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nền kinh tế vẫn cịn ở tình trạng lạc hậu và kém

phát triển, khoảng cách chênh lệch về khoa học, kỹ thuật, về năng suất lao động, về thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người là rất lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, tồn cầu hố là một cơ hội để Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển nhưng nó cũng đem lại những thách thức lớn. Trong sự liên kết về văn hoá tất yếu dẫn tới sự giao lưu về văn hoá, lối

sống, tư tưởng giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Sự giao lưu này

để lại những mặt tiêu cực sau đây:

- Gây mơ hồ về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ, nhân dân và cả thanh niên dẫn đến sùng bái tồn cầu hố, nảy sinh tư tưởng sai lầm cho rằng tồn cầu

hố đem lại cho mọi nước giàu cũng như nghèo, những vận hội tốt đẹp như nhau, chia đều lợi ích cho nhau, “Tồn cầu hố cao hơn chủ quyền quốc gia, độc

lập dân tộc”; đã toàn cầu hố thì khơng cịn vấn đề ý thức hệ, khơng cịn đấu tranh giai cấp...

- Bản sắc văn hoá dân tộc bị đe dọa. Tồn cầu hố đưa vào nước ta những

văn hoá phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản làm xói mịn

những giá trị đạo đức thuần phong mỹ tục, truyền thống dân tộc.

- Bộ máy thông tin, truyền thông với kỹ thuật hiện đại trong tay các tập

đoàn tư bản lớn của Mỹ và phương Tây đang từng ngày, từng giờ công khai

truyền bá khắp thế giới, trong đó có Việt Nam, lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, thực dụng, xa hoa lãng phí, tư tưởng chạy theo đồng tiền coi "tiền là trên hết", bất chấp đạo lý truyền thống của dân tộc. Chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ

hội, thực dụng, khuynh hướng văn hoá lai căng, khuynh hướng "thương mại

hố” báo chí, xuất bản phát triển.

Lợi dụng việc giao lưu, hợp tác kinh tế văn hoá, khoa học kỹ thuật, các

thế lực thù địch đưa vào nước ta những quan điểm, tư tưởng phản động nhằm làm cho một bộ phận cán bộ, nhân dân trong đó đặc biệt là lớp trẻ giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận thành tựu cách mạng và đổi mới, tạo ra những mầm mống chống đối, gây bất ổn nội bộ Đảng ta và nhân dân ta. Việc làm đó đã tiếp tay cho

âm mưu “Diễn biến hồ bình" hịng xố bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam và chế độ XHCN ở nước ta.

Có thể thấy rõ nguy cơ đánh mất giá trị truyền thống, đánh mất bản sắc

cảnh báo đối với tất cả các quốc gia. Việt Nam và các dân tộc nhỏ bé, bị phụ thuộc về kinh tế dễ có thể trở thành “cái bóng mờ" của dân tộc khác, bị hoà tan vào dân tộc khác và tự đánh mất mình trong q trình hội nhập. Do đó cần phải có những biện pháp để ngăn chặn và khắc phục tình trạng trên. Đó là trách

nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội trong đó phải đặc biệt phải kể đến thế hệ trẻ.

- Tác động từ tình hình quốc tế

Các thế lực thù địch luôn chống phá nước ta với nhiều hình thức và thủ

đoạn. Chúng tăng cường tiếp sức cho việc buôn bán ma tuý nhằm vào đối tượng

học sinh, sinh viên; đưa sách báo văn hoá phẩm độc hại bằng kỹ thuật cài đặt vào

các chương trình máy tính; tổ chức các hoạt động tôn giáo trái pháp luật trong học

sinh, sinh viên... Chúng còn lợi dụng sự sơ hở trong công tác quản lý của Nhà nước ta, tung vào nước ta những văn hoá phẩm độc hại, truyền bá tư tưởng tự do

và lối sống kiểu phương Tây, kích động sự “mâu thuẫn thế hệ”, xuyên tạc sự lãnh

đạo của Đảng, phủ nhận thành quả cách mạng.

- Nguyên nhân chủ quan

Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước tập trung sức vào phát triển kinh tế, chưa thật tập trung phát triển văn hoá trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc, chưa đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của cơng tác giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ tương xứng với yêu

cầu của sự nghiệp đổi mới. Bên cạnh đó, việc chậm thể chế hoá các nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác thanh niên, về giáo dục đào tạo,

về văn hoá đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác giáo dục truyền thống

dân tộc cho thế hệ trẻ.

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong cơng tác thanh niên,

nhưng so với yêu cầu phát triển vẫn còn quá thấp. Với số tiền hạn hẹp, đầu tư tài

tiếp tới phương thức, hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống và phát triển nguồn nhân lực. Kinh phí ít và thiếu, vì vậy cơng tác giáo dục truyền thống cho thanh niên nói riêng và sự nghiệp văn hố, giáo dục nói chung chưa được

đầu tư đúng mức. Việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí... đều phải hạch toán. Nhiều hoạt động hấp dẫn tuổi trẻ nhưng khơng thể tham gia do thiếu kinh phí, địa điểm và điều kiện tổ chức.

Quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo trên lĩnh vực tư tưởng, văn hố. Do đó bằng nhiều con đường, ngõ ngách, thông qua mở cửa, giao lưu, hội nhập, các loại phim, băng hình, sách báo, tranh ảnh dâm ơ đồi truỵ, bạo lực tuyên truyền cho sức mạnh của đồng tiền, cho lối sống thực dụng đã ồ ạt vào nước ta. Chúng trực tiếp hay gián tiếp “gậm nhấm, ăn mòn” những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tác động xấu đến công tác giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ nói chung, thanh niên sinh nói riêng.

- Các chủ thể định hướng chưa đặt hết tâm huyết của mình đối với việc

gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trước yêu cầu của sự nghiệp

đổi mới.

Trước hết, đối với Trung tâm văn hóa Quận Ba Đình. TTVH quận Ba

Đình vẫn được đánh giá là một trong những TTVH hoạt động có hiệu quả với

vai trị quan trọng trong cơng tác vận động tun truyền nhân dân tin tưởng và

hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các phong trào, kế

hoạch của địa phương. Tuy nhiên, TTVH Quận Ba Đình mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhỏ dân cư trên địa bàn. Do tiền thân là NVH Thanh

thiếu niên nên hiện nay các sinh hoạt tại chỗ, các lớp học được mở tại TTVH Quận Ba Đình chủ yếu hướng tới đối tượng thiếu nhi, chưa có sự đầu tư và đáp

ứng nhu cầu của những đối tượng khác như thanh niên, người đi làm, người

khơng cịn ở độ tuổi lao động. Qua khảo sát nhận thấy số người ở độ tuổi từ 18 đến 30 tham gia các hoạt động tại TTVH là rất ít.

Cùng với đó, các hoạt động văn hố của TTVH Quận Ba Đình cũng đang dần đi theo lối mịn và khơng chú trọng tới kết quả hoạt động. Các hoạt động

tuyên truyền giáo dục truyền thống, các buổi tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử có xu hướng nhàm chán, đơn điệu. Với những hình thức khơng có sự thay đổi, chưa quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, trị chơi trả nghiệm. Các hoạt động hội thi, hội diễn thì đơn điệu, tẻ nhạt, mang tính định hướng quá rõ, kết cấu chương trình mang tính khn mẫu cố định. Đặc trưng của những chương trình

này là tính nghệ thuật, sự sáng tạo thấp, tính chính trị tư tưởng cao. Sự đơn điệu này là một thực tế khiến hiệu quả hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền

thống của TTVH Quận Ba Đình thấp, thu hút được số ít thanh niên tham gia.

Cịn đối với Quận Đồn Ba Đình, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng,

giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống và ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn

viên thanh niên được xem là công tác trọng tâm, xuyên suốt với nhiều nội dung,

hình tthức phong phú, phương pháp khoa học. Tuy nhiên, hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống chưa được triển khai một cách đồng bộ, nội dung

tuyên truyền chưa được cụ thể hóa cho phù hợp với đối tượng thanh niên. Hình thức phương pháp vẫn cịn gị bó, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu nhận thức của thanh niên. Nhiều hoạt động còn tập trung bề nổi, chưa đầu tư chiều sâu. Công

tác định hướng mới chỉ tập trung vào việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, các nghị quyết chỉ đạo của Đảng – Đoàn, các định hướng về tư tưởng mà chưa đi sâu vào các giá trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn, phát huy. Điều đó đặt ra yêu cầu phải đối mới phương pháp, có sự lồng ghép giữa các hoạt động định hướng để phát huy được tác dụng. Đồng thời trong bối cảnh hiện nay,

việc thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia sinh hoạt là hết sức khó khăn do thời gian chủ yếu của thanh niên được dành cho việc đi học, đi làm,... nên việc bố trí, xắp xếp thời gian tham gia sinh hoạt Đồn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc phát triển của loại hình dịch vụ giải trí đa dạng, các mơ hình CLB, đội, nhóm tổ chức theo cách thức mới cụ thể như những câu lạc bộ về kỹ năng mềm,

công nghệ thông tin, các nhu cầu giải trí,... đã thu hút được thanh niên ưu tiên tham gia so với các hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống vẫn bị xem như là cứng nhắc, gị bó.

- Bản thân thanh niên ngày nay được sống trong một đất nước hoàn toàn

độc lập, tự do và có nhiều điều kiện để phát triển nhưng một số vẫn chưa thấy

hết ý nghĩa, giá trị của cuộc sống hiện tại. Do đó, một số thanh niên có suy nghĩ nơng cạn, thái độ tự mãn, ích kỷ, hẹp hịi và ỷ lại vào người khác. Khi gặp khó khăn, thất bại trong cuộc đời, một số tỏ ra bi quan, chán nản và phản ứng lại xã

hội bằng cách quay lưng với tất cả, coi thường các giá trị văn hóa truyền thống.

Đó là một thực tế khiến cho cơng tác định hướng giá trị văn hóa truyền thống

gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Tiểu kết chương 2

Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, do những ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan đã có tác động khơng nhỏ đến đạo đức, lối sống của thanh niên quận Ba Đình.

Hoạt động giáo dục giá trị văn hố truyền thống cho sinh thanh niên đã được các thủ thể định hướng như tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, TTVH quan tâm nhiều mặt, góp phần quan trọng vào việc giáo dục, rèn luyện thanh niên phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, những ưu điểm, công tác định

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)