Công tác định hướng giá trị văn hóa truyền thống được Quận đồn Ba Đình tập trung xây dựng, tổ chức thực hiện gắn với các sự kiện chính trị lớn của
quận, của Thủ đơ và đất nước, góp phần định hướng trong cán bộ, đoàn viên
thông qua các hoạt động tuyên truyền, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt, sáng tạo. Cơng tác định hướng
giá trị văn hóa truyền thống được tổ chức sâu rộng qua các hoạt động kỷ niệm
Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với các hoạt động như: gặp mặt truyền thống, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức “Hành trình giáo dục truyền thồng” cho đoàn viên, thanh thiếu nhi
thăm qua, tìm hiểu các địa danh, di tích lịch sử cách mạng, các địa danh gắn với
lịch sử, truyền thống của Đoàn và phong trào thanh niên. Những hoạt động này
có ý nghĩa thiết thực Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, nhân dịp
kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sỹ, nhằm giáo dục lòng biết ơn, tinh thần yêu
nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ ngày nay, Quận đồn Ba Đình đã tham gia và
tổ chức chuỗi hoạt động động tri ân hưởng ứng tháng“Đền ơn đáp nghĩa” như: thăm hỏi, tặng quà, thắp nến tri ân… .
Còn đối với TTVH quận Ba Đình, đây là đơn vị được đánh giá là một
trong những TTVH hoạt động có hiệu quả với vai trị quan trọng trong cơng tác vận động tun truyền nhân dân tin tưởng và hưởng ứng các chủ trương, chính
sách của Đảng và nhà nước, các phong trào, kế hoạch của địa phương. Thơng qua các hình thức thơng tin tuyên truyền đa dạng, người dân được tham gia vào các hoạt động chính trị của cả nước, đồng thời nhận thức đầy đủ và trách nhiệm,
nghĩa vụ cơng dân. Có thể khẳng định, TTVH quận Ba Đình đã làm tốt vai trò là đơn vị chủ lực trong việc chuyển tải thơng tin về cơ sở, góp phần quyết định vào
sự thành công của cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Thông qua các hoat động tuyên truyền như: tuyên truyền cổ động trực quan
bằng âm thanh, hình ảnh, đội văn nghệ xung kích, chiếu bóng lưu động,...những nội dung quan trọng cần chuyển tải đến người dân đã được TTVH Quận thực hiện tốt. Những nội dung cơ bản của hoạt động VHTT đưa về cơ sở đều sát với
đời sống và được tán thành ở mức độ cao. Các hoạt động mang tính chất tuyên
truyền cổ động và văn nghệ kỷ niệm được người dân biết đến nhiều nhất trong
Bên cạnh đó, dưới sự tác động mạnh mẽ của KTTT, hội nhập kinh tế quốc tế, mạng lưới thông tin được mở rộng hơn bao giờ hết. Các giá trị chuẩn mực của quá khứ đang bị nhìn nhận và điều chỉnh lại. Nhiều giá trị mới chưa trở
thành chuẩn mực nhưng một số giá trị chuẩn mực cũ đã khơng cịn thực sự phù hợp. Chính vì vậy mà vai trị thơng tin, tuyên truyền, cổ động và định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên trên địa bàn quận được đẩy mạnh và
nâng cao. TTVH Quận Ba Đình đã lồng ghép nội dung định hướng trong các nội dung hoạt động của mình, mang đậm tính chất định hướng tư tưởng và tạo dựng niềm tin cho thanh niên. Không chỉ làm tốt hoạt động tuyên truyền giáo dục truyền thống, TTVH Quận Ba Đình cịn là địa chỉ sinh hoạt, giúp thanh niên
được tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí mang tính cộng đồng và tương tác cao. Trong xã hội hiện đại, con người đang có xu hướng bị đẩy vào
những không gian cá nhân để làm việc, nhu cầu hướng tới những sinh hoạt cộng
đồng là rất lớn để mỗi người tự cân bằng bản thân. Chính vì lẽ đó, những lớp
học, những CLB sinh hoạt tại TTVH Quận Ba Đình sẽ là cầu nối giao lưu cho những đối tượng tham gia mà đặc biệt ở đây đối tượng là thanh thiếu niên nhi đồng. Thanh niên khi tới đây không chỉ được học tập, phát huy khả năng của
bản thân mà còn giao tiếp, vui chơi, chia sẻ, ni dưỡng các các sở thích và định hình nhân cách.
Cùng với đó, TTVH Quận Ba Đình cũng đang duy trì rất tốt các hội thi, hội diễn, các cuộc tọa đàm nhằm duy trì các sinh hoạt văn hóa truyền thống. Cụ thể, TTVH Quận Ba Đình vừa tiếp tục duy trì đặc điểm nổi bật trong văn hóa truyền thống của người Việt và tính cộng đồng lại vừa duy trì các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống khác. Các sinh hoạt tập thể, sinh hoạt văn hóa truyền thống như CLB thơ, CLB nghệ thuật truyền thống góp phần khơng nhỏ vào việc giới thiệu văn hóa truyền thống với thế hệ trẻ, giúp họ hiểu thêm những tinh túy nghệ thuật được cha ông chắt lọc trong quá khứ và tiếp tục phát huy, duy trì ảnh
Qua điều tra xã hội học, tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát ngẫu nhiên
cho 100 thanh niên trên địa bàn Quận, số phiếu thu về là 72 phiếu. Sau khi tổng hợp, phân loại đối tượng tham gia hoạt động, kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 2.1: Độ tuổi tham gia các hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn Quận Ba Đình
(Phụ lục 3)
Thông qua hoạt động thực tiễn, tác giả đã tạm chia đối tượng thanh niên
tham gia các hoạt đông định hướng giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn
quận Ba Đình thành 2 nhóm là: nhóm có độ tuổi từ 16 đến 22 tuổi và nhóm có
độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi. Việc chia thành 2 nhóm như vậy dựa trên độ tuổi và
thời gian học tập tại nhà trường.
Đối với nhóm tuổi từ 16 đến 22 tuổi, đây là nhóm tuổi đang học từ THPT, Đại học, cao đẳng, trung cấp. Là nhóm đối tượng mà thời gian chủ yếu dành cho
việc học tập, tuy nhiên vẫn có thể dành thời gian cho việc tham gia các hoạt
động CLB, đội, nhóm tại nhà trường, trung tâm văn hóa hoặc tham gia các hoạt
51.4, 51%
48.6, 49% Từ 16 đến 23 tuổi
động do tổ chức Đoàn tổ chức. Bên cạnh đó, nhóm tuổi này cũng là độ tuổi cần
phải có sự định hướng về tư tưởng, tâm lý và đặc biệt là định hướng về các giá
trị văn hóa truyền thống để làm nền tảng tinh thần khi trưởng thành. Mặc dù có sự chênh lệch về tỷ lệ phần trăm không cao, xong với tỷ lệ 51,4% cũng đã thể hiện phần nào về đối tượng chủ yếu tham gia các hoạt động định hướng.
Cịn đối với nhóm tuổi từ 23 đến 30 tuổi, đây là nhóm thanh niên đã trưởng thành và bắt đầu đi làm, chính vì vậy thời gian tham gia các hoạt động định hướng cũng bị hạn chế dần. Mặc dù chỉ chiếm 48,6%, nhưng qua khảo sát
nhận thấy những bạn thanh niên trong độ tuổi này khi tham gia lại mang tâm thế tích cực, chủ động tham gia. Khơng giống như nhóm độ tuổi trên là cịn một số nhỏ tham gia là do bị yêu cầu, khơng có tâm thế nhập cuộc khi tham gia các hoạt
động.
Việc phân loại độ tuổi cho thấy độ tuổi cũng có tác động lớn trong việc chủ động hay không chủ động tham gia các hoạt động định hướng giá trị văn
hóa truyền thống của thanh niên hiện nay. Với tinh thần chủ động thì chắc chắn hiệu quả hoạt động sẽ được đánh giá cao hơn.
Biểu đồ 2.2: Phân loại thanh niên tham gia các hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống theo nghề nghiệp
(Phụ lục 3) 7% 44% 27% 11% 11% Học sinh Sinh viên Công chức nhà nước Làm trong doanh nghiệp tư nhân
Bảng 2.1: Mức độ nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của thanh niên
(Phụ lục 3)
Giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu Tỷ lệ %
Truyền thống yêu nước 81,9
Truyền thống nhân ái 68.1
Truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng 75
Truyền thống khoan dung 59.7
Truyền thống yêu lao động 59.7
Truyền thống hiếu học 70.8
Truyền thống tôn sư, trọng đạo 75
Từ bảng tổng hợp trên, ta nhận thấy rằng truyền thống yêu nước vẫn luôn
được đánh giá cao, và trong thực tế bằng những hành động cụ thể cũng đã chứng minh được tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay. Ví dụ cụ thể như trong sự
kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển Việt Nam vào năm 2014 đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ. Và chính trong thời điểm đó, tuyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc đã được thể hiện rõ ràng ngay cả
trong thế hệ trẻ, trong tầng lớp thanh niên. Các bạn thanh niên đã thể hiện lòng
yêu nước bằng việc tham gia tuần hành hịa bình, thể hiện tinh thần yêu nước
bằng một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Nhiều bạn thanh niên trên địa bàn Quận Ba Đình đã tham gia các hoạt động trực chốt, tuyên truyền người dân thể hiện lòng yêu nước một cách ơn hịa, chống lại những âm mưu thủ đoạn chia rẽ của các thế lực xấu, chống phá chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Những
hành động này chính là minh chứng rõ ràng cho truyền thống yêu nước vẫn luôn được bồi đắp và tiếp tục được xây dựng kiên định hơn nữa thông qua các hoạt động định hướng được tổ chức cho thanh niên.
Bên cạnh đó, truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng vẫn được đánh giá cao và chiếm tỷ lệ cao (75%). Con người được sinh ra và trưởng thành từ trong cộng đồng. Chỉ có thơng qua cộng đồng, cá nhân con người mới được xã hội
hoá, mới trở thành người. Trong cuộc sống, bất kì một tổ chức, một cộng đồng
nào cũng đều đòi hỏi mỗi người sống trong nó phải có một ý thức chung về cộng đồng thường được gọi là ý thức cộng đồng. Ý thức cộng đồng có thể hiểu là tổng
thể những tư tưởng, quan điểm, tâm trạng, thói quen, cách hành xử,... thể hiện
thái độ của con người, của các nhóm xã hội đối với cộng đồng. Nói cách khác đó
là sự quan tâm, cư xử của mỗi người, của mỗi nhóm xã hội, mỗi tổ chức với
cộng đồng xung quanh.
Trong lịch sử, sự cố kết, đoàn kết của cộng đồng đã trở thành một truyền
thống quý báu gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam. Do vị thế địa chính trị rất đặc biệt quan trọng nên Việt Nam thường xuyên bị các thế lực ngoại xâm đe doạ thơn tính đất nước. Một đất nước đất không
rộng, người không đông, muốn đánh thắng những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới thì trước hết phải có tinh thần đồn kết, ý thức cộng đồng dân tộc cao. Ý thức cố kết cộng đồng, tinh thần đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm, trong quá trình phát triển của lịch sử, nó ngày càng được phát triển, củng cố vững chắc, tạo nên truyền thống bền vững thấm sâu vào tình cảm, tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Tinh thần, ý thức ấy đã tạo nên sức mạnh vô
địch của dân tộc để chiến thắng mọi thiên tai địch hoạ. Điều này đã được đúc kết
và thể hiện trong triết lý:
"Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhiều chuẩn mực và giá trị mới đang được hình thành. Do đó, ý thức cộng đồng, tinh thần tập thể ngày nay phải được đặt trong bối cảnh mới. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong cơ chế thị trường tất yếu sinh ra phân hoá giàu
nghèo, mâu tthuẫn lợi ích… Điều đó, có thể dẫn tới sự biến dạng của nhân cách. Từ chỗ giá trị nhân cách của con nguời được xác định trong mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng cũng như trách nhiệm và sự đóng góp của họ đối với gia đình, làng xã, dân tộc, trong tình thế phải lựa chọn, con người sẵn sàng hy sinh
bản thân để giải phóng dân tộc, quê hương, đến chỗ đề cao quá mức vai trò cá
nhân trong sự tách rời với quê hương và cộng đồng xã hội, đề cao giá trị vật chất mà hy sinh mọi giá trị khác chỉ vì cuộc sống cá nhân ích kỷ. Nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, và đặc biệt là giữa các cộng đồng nhỏ với cộng đồng lớn nhất là đối với quốc gia, dân tộc. Ý thức cộng đồng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc hiện nay đang bị chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng biệt phái, cục bộ địa phương khép kín trong một bộ phận
thanh niên bị tác động. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, truyền thống đoàn kết, ý
thức cộng đồng cần được định hướng cho thanh niên bởi đây là tầng lớp dễ bị biến đổi do các yếu tố văn hóa ngoại lai xâm nhập và đồng hóa.
Từ việc nhận thức được vị trí, ý nghĩa và mức độ cần thiết của các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống sẽ đưa đến những nhận thức đúng đắn về
tác dụng của những hoạt động định hướng, từ đó sẽ gây dựng cho người thanh
niên tâm thế chủ động rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động định hướng để bồi đắp giá trị văn hóa truyền thống cho bản thân.
Bảng 2.2: Đánh giá tác dụng của những hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống
(Phụ lục 3)
Tác dụng của những hoạt động định hướng
giá trị văn hóa truyền thống Tỷ lệ (%)
Giáo dục con người sống có đạo đức 77.8
Xây dựng xã hội văn minh 70.8
Phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc 79.2
Đa số các bạn thanh niên tham gia khảo sát đều đánh giá cao vai trò, tác dụng của hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống là nhằm bảo tồn các giá trị bản sắc dân tộc, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Cần phải khẳng định đây là nhận thức đúng đắn xong trong xu thế phát triển xã hội hiện nay cũng như đặt trong bối cảnh các giá trị văn hóa, đạo đức đang có biểu hiện xuống cấp trong một bộ phận khơng nhỏ giới trẻ thì tác dụng của các hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống là rất lớn trong việc giáo dục con người sống có đạo đức và xây dựng xã hội văn minh. Trong những năm trở lại đây xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng như: học sinh đánh lộn, cư xử thiếu văn hóa, sử dụng các chất gây nghiện,… Trong trường học, hiện tượng học sinh coi thường nội quy nhà trường, hỗn láo với thầy cơ, có phản ứng tiêu cực trước sự nhắc nhở của nhà trường… diễn ra ngày càng phổ biến. Tuy đây khơng phải là hiện tượng mới, nhưng có chiều hướng gia tăng ngày càng nhanh trong một bộ phận khơng nhỏ thanh niên hiện nay. Nó địi hỏi cả xã hội phải nhìn nhận và có hành động cụ thể để khắc phục tình trạng này. Và một trong những giải pháp cho tình trạng này chính là sự quan tâm của xã hội thông qua các hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống. Nền tảng của một xã hội văn minh là các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc. Cần phải khẳng định chính ta hịa nhập nhưng khơng hịa tan, xóa nhịa các giá trị đạo đức có ý nghĩa quan trọng trong đời sống đã được định hình trong đời sống xã hội.
Có 77.8% thanh niên thường xuyên tham gia các hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống do Đoàn thanh niên Quận tổ chức và có 52.8% thanh niên thường xuyên tham gia các hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống do trung tâm văn hóa Quận tổ chức. Để lý giải sự khác biệt này, tác