Hạn chế của hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 73 - 74)

nói chung.

2.4.2. Hạn chế của hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên thanh niên

Thanh niên nói chung và thanh niên quận Ba Đình hiện vẫn cịn có một số

đề cao giá trị vật chất, coi thường các giá trị truyền thống, những giá trị cốt lõi

xây dựng nên truyền thống tốt đẹp của gia đình dẫn đến tình trạng bạo lực gia

đình, thanh niên ly hơn, con cái bất hiếu với bố mẹ, anh em tranh giành quyền

lợi, lối sống đạo đức bị hủy hoại... Trong nhà trường hiện vẫn tồn tại những sự việc đáng báo động như vấn đề bạo lực học đường, ma túy học đường, những vấn nạn trong thi cử …

Một số thanh niên có xu hướng đề cao lợi ích cá nhân, sống hưởng thụ,

sống gấp, ích kỷ, đua địi, xa hoa, lãng phí, sùng bái thần tượng thái quá, ít quan

tâm đến cộng đồng và những người xung quanh. Vẫn còn những thanh niên

thiếu ý thức rèn luyện, khơng tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, các phong trào tập thể do địa phương tổ chức; một số thanh niên lười lao động, học tập, không dám đấu tranh với những sai trái, tiêu cực, thờ ơ với những nỗi đau

của người khác, thiếu trách nhiệm với gia đình, khơng quan tâm đến tình hình

đất nước. Những biểu hiện tiêu cực này đã và đang đặt ra cho xã hội nói chung

và những đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cơng tác thanh niên nói riêng cần phải tăng cường các hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống, định

hướng giá trị sống tốt đẹp cho thanh niên trong thời kỳ mở cửa.

Tuy nhiên, mặc dù phương thức và hoạt động định hướng được tổ chức đa dạng, phong phú song vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Thứ nhất, đó là Đồn thanh niên và TTVH Quận chưa cụ thể hóa nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho phù hợp với các đối tượng

thanh niên; việc đổi mới phương thức giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tác động sâu sắc đến đơng đảo đồn viên, thanh niên.

Thứ hai, tỷ lệ tập hợp thanh niên ở một số nơi còn thấp, nhiều hoạt động

giáo dục chỉ đến với thanh niên tích cực, chưa đến với nhóm đối tượng thanh niên đặc thù.

Thứ ba, cơng tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận trong thanh niên chưa kịp thời; nắm bắt các xu hướng của thanh niên trên mạng internet cịn yếu; cơng tác đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch còn chưa được quan tâm.

Thứ tư, việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng tuy diễn ra sơi nổi, đều khắp nhưng có những nơi cách thức tổ chức yếu, còn mang tính hình thức, thiếu tính hiệu quả nên nảy sinh những dư luận không tốt, gây tác dụng

ngược đối với công tác giáo dục, định hướng; việc tổng kết và nhân rộng các mơ

hình, cách làm hay cịn hạn chế.

Thứ năm, việc sử dụng các cơ quan báo chí, xuất bản, các phương tiện

truyền thông hiện đại vào công tác giáo dục chưa phát huy tối đa hiệu quả; các

ấn phẩm, tài liệu phục vụ cơng tác tun truyền cịn thiếu, chưa sinh động, hấp

dẫn thanh niên.

Thứ sáu, chưa phát huy hết các điều kiện, nguồn lực, thiết chế văn hóa

phục vụ cho công tác giáo dục; chưa thực sự hình thành, tạo ra những trào lưu mới, tích cực trong thanh niên.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)