Tổng quan về thanh niên quận Ba Đình

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 35)

1.2.1. Khái quát về quận Ba Đình

Đất Ba Đình xưa hầu hết là những thôn, xã của huyện Vĩnh Thuận, trong đó có 12 thơn của tổng Yên Thành, 3 trong 7 phường của tổng Thượng, 9 trại

của tổng Nội, 5 trong 6 phường của tổng Trung, 1 trong 7 phường của tổng Hạ. Từ những hiện vật, di chỉ khảo cổ được tìm thấy (nhất là tại khu vực Hoàng

thành, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh,…) minh chứng nơi đây đã có một q trình hình thành và phát triển lâu dài, từng được chọn xây cất cung điện của các

triều đại xưa như Lý, Trần, Lê. Mảnh đất Ba Đình lịch sử - văn hố với những di tích, danh thắng tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội đã góp phần điểm tô cho một Thăng Long ngàn năm văn hiến. Quận nằm trên nền đất xưa vốn thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là Yên Hoà), huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Nội, Thượng, Trung, huyện Vĩnh Thuận. Từ 1954 – 1961 gọi là khu Ba Đình và khu

Trúc Bạch. Từ 1961 – 1981 là khu phố Ba Đình, Từ 1961 – 1981 là khu phố Ba

Đình. Đến tháng 6/1981 mới chính thức gọi là quận Ba Đình.

Quận Ba Đình nằm ở trung tâm nội thành Hà Nội kéo dài theo hướng Đơng – Tây. Vùng đất Ba Đình cũng được khai phá từ rất sớm, có lẽ là từ thời

Lý hoặc trước đó nữa. Từ thế kỉ thứ VIII, vùng đất Ba Đình đã ghi dấu những

chiến tích hào hùng của cha ơng ta trong q trình đấu tranh đánh đuổi giặc

phương Bắc. Đầu tiên có thể kể đến Phùng Hưng đã cùng hai em chiêu mộ nhân

dân khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nhà Đường vào thế kỉ thứ VIII – IX.

Năm 791, ông đã dẫn hàng vạn qn bao vây thành Tống Bình (phủ đơ hộ của

Thứ sử Giao Châu ở cửa sông Tô Lịch). Sau 7 ngày đêm chiến đấu, giặc đại bại phải đầu hàng.

Năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long, vùng đất Ba Đình đã được chọn là nơi xây dựng hoàng thành và cung điện của triều đình phong kiến, là vị trí trọng yếu của kinh thành Thăng Long xưa.

Đến mùa xuân năm 1258, chiến thắng Đơng Bộ Đầu (ở dốc Hàng Than) đã góp phần giải phóng Thăng Long khỏi quân xâm lược. Mùa xuân năm 1282,

Hội nghị Diên Hồng được triệu tập tại đây đã biểu thị ý chí quyết chiến, quyết thắng chống quân xâm lược của toàn dân ta,

Năm 1858, giặc Pháp nổ phát súng xâm lược nước ta. Ngày 20/11/1873,

quân Pháp tấn công thành Hà Nội. Tại đây chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân trong thành. Với sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri

bạo, nhân dân nơi đây đã phối hợp cùng với những cánh quân triều đình chống trả giặc đến cùng.

Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống Pháp ngày càng phát triển, Ba Đình trở thành một trong những cái nôi của phong trào, mọi người đều chung

sức chung lịng đánh giặc, góp phần vào thắng lợi chung.

Ngày 2/9/1954, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng

hoà, đưa đất nước Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Quận Ba Đình ngày nay là nơi lưu giữ được nhiều dấu tích lịch sử về cơng cuộc xây dựng và bảo vệ, mở mang đất nước của ơng cha, trong đó tiêu biểu

nhất là di tích Hồng thành Thăng Long, đền Qn Thánh, đền Voi phục, chùa Một Cột, Cột cờ Hà Nội, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngồi những di tích văn

hố, Ba Đình cịn được biết đến là trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại trong hoạt động đối nội, đối ngoại của Nhà nước.

Về công tác giáo dục, Quận đã xác định được mục tiêu giáo dục là quốc

sách hàng đầu. Trong những năm qua, quận luôn dành sự quan tâm tới việc phát

triển sự nghiệp giáo dục, đầu tư mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hố. Ba Đình là quận đầu tiên trong cả nước được công

nhận là hồn thành chương trình phổ cập THCS, thành tích TDTT trong hội khoẻ Phù Đổng và thi học sinh giỏi. Quận Ba Đình cũng đã xố lớp học ca 3,

phịng học ca 4. Đến nay 53 cơ sở giáo dục đào tạo thuộc quận, 15 đơn vị thuộc sở, ngành với 100% đội ngũ cán bộ giáo viên đều đạt và vượt chuẩn. Cơng tác xã hội hố giáo dục được thực hiện tốt từ cơ sở với những mơ hình trường bán cơng, dân lập, tư thục.

Cơng tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị được đông đảo

minh đô thị như phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Giang Văn Minh, Đội Cấn,

Ngọc Hà, Quán Thánh, Điện Biên, Thành Công, Giảng Võ.

Hệ thống y tế cơ sở của quận cũng ngày càng được đầu tư nâng cấp, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, dân số - gia đình và trẻ em được quan tâm làm tốt, thực hiện mục tiêu gia đình ít con, tỉ lệ giảm sinh hàng năm là 0,08%. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của thiết hệ thống y tế cơ sở, công tác phòng, chống

dịch bệnh được thực hiện có hiệu quả,14/14 phường đạt chuẩn về y tế. Hàng

năm giải quyết và giới thiệu việc làm cho gần 5.000 lao động. Thực hiện đồng

bộ các giải pháp xoá xong hộ nghèo (theo tiêu chuẩn hiện hành); hồn thành

chương trình xố nhà hư hỏng, dột nát; thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng và các đối tượng chính sách xã hội.

Ba Đình là một trong những địa phương có mơ hình cụm văn hố – thể

thao hoạt động có hiệu quả. Thơng qua đó phát huy được thế mạnh, mối quan hệ

tương của các đơn vị TW, LLVT, doanh nghiệp với chính quyền cơ sở với

phong trào TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao. Trường Thể dục thể

thao thiếu niên 10/10 là một mơ hình sáng tạo của quận trong đào tạo, bồi

dưỡng, phát hiện tài năng thể thao trẻ quần chúng và thể thao thành tích cao, là

tuyến cơ sở tạo nguồn động viên đóng góp cho phong trào thể thao quần chúng và thành tích cao của Thủ đơ. Với những thành tích đã đạt được, quận đã được phong tặng những danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,

Anh hùng Lao động thời kì đổi mới.

1.2.2. Khái quát về thanh niên và đặc điểm của thanh niên quận Ba Đình

1.2.2.1. Khái quát về thanh niên quận Ba Đình

Quận Ba Đình hiện có khoảng 80.000 thanh niên chiếm gần 40% tổng số

dân cư của quận. Tuy nhiên, số lượng đồn viên do Quận đồn Ba Đình quản lý và thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn tại địa phương là 9.896 đồn viên. Trong đó có 40 đoàn viên là người dân tộc thiểu số và 36 đồn viên theo tơn

giáo. Toàn quận có 54 đầu mối cơ sở đồn trực thuộc và 24 tổ chức cơ sở Hội

Liên hiệp thanh niên Việt Nam hoạt động dưới sự điều hành của Ban chấp hành Quận Đồn.

Độ tuổi bình qn của thanh niên trong quận là 24 tuổi. Lớp thanh niên có độ tuổi nhỏ nhất là thanh niên trong các trường học, độ tuổi lớn nhất là thanh niên trong các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn.

Khối thanh niên đơ thị là khối có ít đồn viên nhưng là khối quan trọng nhất, là xương sống của Đoàn thanh niên Quận bởi tổ chức Đồn tại các phường có vị trí và vai trị quan trọng trong hệ thống chính trị tại cơ sở, có cán bộ

chun trách làm cơng tác Đồn. Cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi

của mỗi quận được thể hiện rõ nét nhất tại đây; Đây cũng là khối có phong trào hoạt động tình nguyện phát triển nhất. Độ tuổi của thanh niên khối này tập trung từ 18 (là các bạn mới tốt nghiệp PTTH) cho đến 27 tuổi.

Về cơ bản, lực lượng thanh niên của quận Ba Đình có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước; Đa số thanh niên sống có lý tưởng, luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; Chủ động học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Qua khảo sát về trình độ học vấn của thanh niên, có 43% thanh niên tốt nghiệp PTTH, 11,4%

thanh niên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, 34.2% thanh niên tốt nghiệp đại học, 3,8% thanh niên tốt nghiệp trên đại học.

Nằm trong lực lượng thanh niên của quận, khối thanh niên đô thị cũng là

những người có trình độ học vấn tương đối cao, có bản lĩnh chính trị, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần tình nguyện, chủ động chuẩn bị hành trang để lập thân,

lập nghiệp. Đại bộ phận thanh niên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tham gia tích cực, có trách nhiệm vào cơng cuộc đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về việc làm của khối thanh niên đô thị, theo khảo sát điều tra tại các

phường có 89% thanh niên có việc làm, trong đó: 68,5% thanh niên có thu nhập dưới 3 triệu đồng/ tháng, 17,8% thanh niên có thu nhập từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/tháng; Số thanh niên có việc làm có thu nhập trên 5 triệu chỉ chiếm 13,7%

tổng số.

Trong những năm qua, cùng với những quyết sách, cơ chế, giải pháp quan trọng cho công tác thanh niên; Nhiều sự kiện chính trị văn hóa lớn đã được tổ

chức là những điều kiện thuận lợi để thanh niên tham gia, thể hiện vai trị tích cực của mình. Từ năm 2010 đến nay, thanh niên quận Ba Đình đã tham gia thực hiện bốn cuộc vận động: Thanh niên Ba Đình sống đẹp, sống có ích; Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội, bảo vệ mơi trường; Thanh niên Ba Đình lập thân

lập nghiệp vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ và đất nước; Thanh niên bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa Thăng Long – Hà Nội; Hai chương trình cơng tác: Khi Tổ quốc cần; Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, mở rộng mặt trận

đoàn kết tập hợp thanh niên. Đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

1.2.2.2. Đặc điểm của thanh niên Quận Ba Đình

Thanh niên quận Ba Đình mang những đặc điểm tâm lý của thanh niên

đô thị là lứa tuổi của sức trẻ, trí tuệ và nhiệt huyết, sơi nổi, năng động, bản lĩnh.

Có thể khẳng định, khoảng thời gian của tuổi trẻ trong đời là rất ngắn. Ngắn nhưng vô cùng quan trọng và hệ trọng. Đây là bước khởi đầu của sự trưởng thành. Tùy thuộc định hướng giá trị và lựa chọn lối sống, lẽ sống đúng hay sai mà tuổi trẻ có thể làm nên sự nghiệp, đóng góp hữu ích cho xã hội, phát huy được tài năng và phẩm giá; ngược lại, cũng có thể chệch hướng, lạc đường, thậm chí hư hỏng, tự đánh mất nhân cách của mình. Bởi vậy, giáo dục lý tưởng sống và trau dồi đạo đức, nhân cách cho thanh niên là vấn đề hàng đầu. Đây là trách nhiệm của cả xã hội. Bản thân thanh niên cũng rất cần phải tự

ý thức được điều hệ trọng ấy và xã hội phải tạo ra môi trường và điều kiện giúp

cho tuổi trẻ sống có lý tưởng, thực hiện được khát vọng, hồi bão của mình. Một trong những đặc điểm nổi bật của thanh niên Quận Ba Đình là sự dồi dào các tiềm năng để phát triển, từ thể chất đến trí tuệ, ln vươn tới cái mới, nhạy cảm và dễ thích ứng với đổi mới, có nhu cầu phong phú về tinh thần, văn hóa tinh thần; cũng do đó, tuổi trẻ gắn liền với đức tin và niềm tin, dễ phục thiện và noi gương những hình mẫu nhân cách mà họ ngưỡng mộ. Lý giải cho nhận định này đó là vì Quận Ba Đình là quận trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị lại có nhiều Đại sứ quán các nước trên thế giới nên thường xuyên có sự giao thoa, tiếp biến với những giá trị bên ngồi, những yếu tố văn hóa mới. Đây là cơ hội tốt để tiếp nhận giáo dục về trí tuệ và đạo đức. Do đặc điểm ấy, để tiếp cận với thanh niên cần có lịng chân thành, sự tin cậy, trách nhiệm và tình thương yêu với tinh thần của văn hóa khoan dung, của lịng nhân ái, vị tha. Ứng xử với thanh niên phải ln thấm nhuần các chuẩn mực: dân chủ, bình đẳng, cơng bằng. Đó khơng chỉ là triết lý mà cịn là tình cảm thể hiện các giá trị nhân bản, nhân đạo và nhân văn, chung đúc lại, đó là văn hóa. Ở đó có tất cả sức mạnh thuyết phục, lôi cuốn, thu hút, thúc đẩy tuổi trẻ hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.

Thứ hai, đó là thanh niên quận Ba Đình rất nhạy cảm đối với thái độ hành vi ứng xử của những người xung quanh họ. Bởi lẽ, với nền tảng gia đình được sinh ra và lớn lên gắn với những giá trị văn hóa tiêu biểu của Thăng Long – Hà Nội, thanh niên Ba Đình đang tự biểu hiện và tự khẳng định mình, đang bộc lộ cá tính để dần định hình là một cá nhân mang nhân cách. Cái tơi - cá thể có một bản ngã riêng, độc lập trong quá trình hình thành, có nhu cầu cao về lòng tự trọng và cần được người lớn tôn trọng. Thanh niên do đó rất dễ phản ứng trực diện, bột phát với những sự áp đặt, độc đoán. Thanh niên là những người rất dễ

bị tổn thương trước những đối xử bất công, không công bằng trong đánh giá, trong xử thế. Họ dễ tin và niềm tin của họ trong sáng, chân thành, hướng thiện, giàu cảm xúc. Cũng vì vậy, khi niềm tin bị đổ vỡ là lúc những người trẻ tuổi đau

khổ, hoang mang, dễ mất phương hướng, có nguy cơ cao về khủng hoảng tinh thần. Do chưa từng trải, chưa có đủ kinh nghiệm và vốn sống, khi trực tiếp chứng kiến những gì xảy ra trong đời, trong quan hệ với con người trái ngược với những điều tốt đẹp mà họ tin yêu, hy vọng… thì tuổi trẻ rất dễ đau khổ, thất vọng. Trạng thái này ở họ thường là cảm xúc mạnh hơn lý trí và thái độ, hành vi phản ứng trở lại của họ mạnh mẽ một cách tự phát, trực tiếp, ít có khả năng kiềm chế.

Bên cạnh đó, yếu tố chính trị, các hoạt động của chính phủ, những sự kiện chính trị lớn của quốc gia, dân tộc đã tác động ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, tâm lý, tình cảm của thế hệ thanh niên; khi thường xuyên được tiếp xúc với các yếu tố chính trị, thanh niên quận Ba Đình đã tự xây dựng cho mình giác quan chính trị nhạy cảm, năng động và sáng suốt. Những đặc điểm đó là thế mạnh của thanh niên quận Ba Đình, giúp họ luôn đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt là

hoạt động văn hóa bằng việc đổi mới các hình thức hoạt động, làm cho các hoạt

động văn hóa thêm mn màu, phong phú, giàu tính sáng tạo, hấp dẫn cuốn hút đông đảo thanh niên tham gia.

Khách thể tiếp nhận hoạt động định hướng giá trị văn hóa truyền thống được xác định trong luận văn được chia thành hai đối tượng đó là: Thanh niên có độ tuổi từ 16 đến 22 tuổi và thanh niên từ 23 đến 30 tuổi. Sự phân chia này là

dựa trên tình hình thực tế và mức độ tham gia, tiếp nhận định hướng giá trị văn hóa truyền thống của đối tượng.

Thanh niên khối trường học được xác định là đối tượng thanh niên có độ tuổi từ 16 đến 22 tuổi, hiện đang theo học tại các trường Trung học phổ thông;

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị văn hóa truyền thống cho thanh niên quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)