2.3. Nhận định về sự biến đổi văn hóa làng Đình Thơn
2.3.2. Những biến đổi tiêu cực
Nhìn một cách tổng quát, những biến đổi trong văn hóa truyền thống
làng Đình Thơn hiện nay đang diễn ra theo hướng tích cực nhiều hơn là tiêu
cực. Song ẩn chứa bên trong là những vấn đề phức tạp, đôi khi vượt ra ngồi tầm kiểm sốt.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, chưa bền vững. Các hoạt
động thương mại và dịch vụ còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát. Diện tích đất nơng
nghiệp ở Đình Thơn chủ yếu được chuyển đổi sang đất ở và đất chuyên dùng phục vụ cho q trình phát triển khơng gian đô thị hiện đại nên không tạo thêm việc làm đồng thời làm một số lượng lớn người dân trở nên mất việc
làm. Sự chuyển đổi cơ cấu lao động chủ yếu mang tính thụ động. Lao động
nhiều nhưng trình độ văn hóa và trình độ chun mơn thấp trong khi đó việc làm ít lại địi hỏi trình độ cao hơn khiến nhiều người dân khó kiếm việc làm ổn định và có nguy cơ thất nghiêp lâu dài.
Một vấn đề khác là sự ổn định của những nguồn sinh kế mới. Cho thuê nhà trọ, buôn bán nhỏ, hay làm các dịch vụ khác, v.v., là những sinh kế mới của người dân Đình Thơn lại chứa đựng yếu tố khơng bền vững. Người dân
chuyển một số trường đại học ở các khu vực nội đô ra vùng ven đô hay nông thôn cách xa làng họ. Vậy nếu khi sinh viên khơng cịn th nhà trọ ở làng
nữa thì cuộc sống của họ sẽ đi theo hướng nào? Có thể họ sẽ phải tìm nguồn
sinh kế khác và nếu vậy thì nguồn sinh kế nào họ có thể tiếp cận cũng vẫn
chưa có câu trả lời.
Nhiều tệ nạn xã hội trong cộng đồng làng gia tăng. Nổi bật và phổ biến nhất là những tệ nạn mà người dân gói gọn lại trong cụm từ „cờ bạc‟. Cơ sở
hạ tầng được cải thiện và phát triển song vẫn còn chậm, thiếu đồng bộ và
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của cuộc sống, hệ thống thoát nước và xử
lý rác rải còn yếu kém. Nhiều khi, Đình Thơn bị tắc nghẽn tại lối ra vào trong giờ cao điểm. Khơng gian Đình Thơn trở thành một khơng gian đơ thị mang
tính hiện đại hơn nhưng qui hoạch thiếu đồng bộ, trật tự xây dựng còn nhiều bất cập, các kiểu kiến trúc nhà ở mọc lên khiến không gian cũng trở nên lộn
xộn, mất mỹ quan đơ thị. Sự đa dạng hóa ngành nghề trong cơ cấu kinh tế và tốc độ đô thị hóa cao đã trực tiếp tác động đến không gian, cảnh quan của
làng. Tốc độ phát triển đơ thị hóa nhanh khiến cho không gian cảnh quan của
làng đã khơng cịn giữ được những nét đẹp cổ kính.
Điều kiện kinh tế và cơ chế thị trường tạo cho dân làng một cuộc sống sung túc, năng động, tự chủ và đề cao cá nhân; nhưng lại khiến cho quan hệ gia đình, họ mạc trở nên lỏng lẻo, tình thân và ý thức trách nhiệm trong cộng đồng làng giảm sút, tệ nạn xã hội vì thế có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.
Văn hoá truyền thống bị biến dạng trong q trình đơ thị hố cũng là
một vấn đề. Các di tích thờ cúng ở Đình Thơn đang bị tấn cơng trực diện bởi
trào lưu đơ thị hóa. Đình Thơn đã có nhiều cố gắng trong việc phục dựng các
di tích nhờ sự đóng góp của người dân là chính. Tuy nhiên, đó chỉ là sự phục dựng phần lõi của di tích mà khơng gắn liền với cảnh quan, môi trường xung
phục dựng nhưng đã biến dạng, khơng cịn giá trị cổ. Tính thực tế có phần thực dụng, do cơ chế thị trường tạo ra, còn làm thay đổi giá trị, ý nghĩa của
các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội của làng. Theo đó nhiều hình thức mê tín dị đoan vẫn cịn tồn tại trong đời sống tâm linh của dân làng.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, dịng họ bị chi phối nhiều bởi giá trị vật chất, quan hệ kinh tế. Mâu thuẫn, tranh chấp giữa các anh
em trong cùng đình, cha mẹ đã diễn ra, nhất là mâu thuẫn về đất đai. Nhiều trường hợp không tự giải quyết được mà phải đưa ra giải quyết ở toà án.
Tiểu kết chƣơng 2
Đình Thơn nói riêng, Hà Nội nói chung trong 15 năm qua diễn ra q trình đơ thị hóa mạnh mẽ. Cùng với q trình đơ thị hóa là sự biến đổi cơ cấu
kinh tế, xã hội của Đình Thơn. Q trình này đã làm biến đổi văn hóa khiến
cho Đình Thơn khơng cịn là cộng đồng nông thôn – nông dân như trước đó
nữa. Về cơ bản, đó là sự đan xen giữa các hình thái văn hóa cũ và mới, truyền thống và hiện đại, trong nước và quốc tế. Văn hóa truyền thống đã và đang là nội dung văn hóa chủ yếu song trong từng hình thái văn hóa, đã có những
biến đổi cho phù hợp với cuộc sống hiện tại, nhiều yếu tố mới đã nảy sinh và trở thành một bộ phận tất yếu của người dân.
Biến đổi văn hóa ở Đình Thơn diễn ra tồn diện và sâu sắc, diễn ra trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội, từ sinh hoạt ăn, mặc, ở, cho đến
biến đổi nhân cách giao tiếp, ứng xử với gia đình, họ tộc, làng xóm,...
Có thể đánh giá q trình biến đổi này chủ yếu mang tính tích cực song vẫn có nhiều mặt hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải có giải pháp đúng đắn để vừa đảm bảo sự phát triển kinh tế vừa giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống vừa tiếp thu văn hóa, văn minh nhân loại, tạo
Chƣơng 3
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI VĂN HĨA LÀNG ĐÌNH THƠN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA