Giải pháp từ chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa làng đình thôn trong quá trình đô thị hóa (phường mỹ đình, quận nam từ liên, thành phố hà nội) (Trang 110 - 113)

3.3. Một số giải pháp

3.3.1. Giải pháp từ chính quyền địa phương

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và xây dựng ý thức cộng đồng trong

nhân dân. Cần tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn giá trị văn hóa truyền

thống tốt đẹp của quê hương, giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hố mới đối với cư dân ven đô, hạn chế những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến lối sống văn minh, thanh lịch của cư dân khu vực này. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Tăng cường phổ biến tuyên truyền về mục tiêu xây dựng lối sống mới, con người mới, văn hóa mới thơng qua các phong trào văn hóa, nịng cốt

là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Cơng tác này phải được thực hiện bằng việc làm cụ thể chứ không thể tuyên truyền giáo dục một cách hình thức, như: đưa công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức tự giác của người dân trong việc bảo vệ những di sản văn hóa truyền thống đi sâu vào nhiều hoạt động cụ thể của các đoàn thể xã hội trong làng (hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến

binh, đồn thanh niên…); đưa cơng tác bảo tồn di sản văn hóa truyền thống vào hương ước của làng, nhằm tạo tính pháp lý trong việc thực thi, đồng thời

nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người dân; xã hội hóa cơng tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác của người dân thông qua việc huy động các nguồn lực về tài chính, trí tuệ trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của địa phương; tại các di tích lịch sử, đặc biệt là những di tích đã được xếp hạng của làng nên cho dựng những tấm bia lớn giới thiệu tóm tắt và đầy

đủ về lịch sử hình thành cũng như những giá trị lịch sử của từng di tích; cho

in các tờ gấp và những bài viết giới thiệu về di tích để phát cho dân làng và

khách thập phương hoặc ghi âm thành băng phát trên loa truyền thanh trong dịp tổ chức hội làng hoặc những buổi sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo với quy

mơ lớn tại địa phương. Nhìn chung, chương trình giáo dục phải thể hiện rõ mục tiêu: Cộng đồng phải tự nhận thức được những giá trị của văn hóa làng mà chính họ sẽ là người có trách nhiệm trong cơng cuộc bảo tồn và phát huy.

Trên cơ sở đó, cộng đồng sẽ có trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát triển

giá trị văn hóa làng. Từ đó để có được sự phát triển bền vững của văn hóa làng trong q trình đơ thị hóa, mặc dù trong q trình vận động và phát triển, văn hóa làng cũng sẽ ln có sự biến đổi rõ nét theo xu thế phát triển chung

của thời đại.

Xây dựng và quy hoạch tổng thể về phát triển Đình Thơn trong bối cảnh chung của Hà Nội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của

văn hóa Đình Thơn cũng như nhiều làng ven đơ khác trong q trình đơ thị hóa đó là chính quyền chưa xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch làng xã,

phố phường, giải quyết việc làm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền

thống, … mà chỉ tập trung vào việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, đền bù đất

đai,…Những chính sách này nhiều khi chỉ là giải pháp tình thế.

Khơng gian văn hóa truyền thống làng Đình Thơn hiện chưa đồng bộ

trong xây dựng và chưa có quy hoạch tổng thể. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng chưa có tính tổng thể, đi liền với quy

hoạch đô thị. Việc phục dựng và tu bổ những di tích lịch sử… vẫn là những

đề án được thực hiện một cách riêng lẻ chứ không dựa trên sự quy hoạch tổng

thể. Điều này sẽ dẫn tới sự lãng phí, thất thoát nguồn vốn đầu tư xây dựng; dẫn tới việc bảo tồn, phục dựng một cách tràn lan, dàn trải và gây khó khăn trong cơng tác quản lý. Do vậy, xây dựng một đề án quy hoạch tổng thể gắn kết trong chương trình xây dựng quy hoạch phát triển bền vững nhằm tạo ra một khơng gian riêng cho sinh hoạt văn hóa dân gian là một việc làm cần thiết hiện nay, giúp địa phương có hướng đầu tư trọng tâm, trọng điểm trong công tác bảo tồn, phục dựng những giá trị văn hóa truyền thống của làng.

Cơng tác quy hoạch phải sát với thực tế, hạn chế phát triển những khu nhà ở tự phát, mạng lưới giao thơng khơng hồn chỉnh. Cần khai thác triệt để lợi thế, vị trí của Đình Thơn vào q trình phát triển những hành lang thương mại, dịch vụ.

Qui hoạch nói chung, qui hoạch đơ thị nói riêng là một khoa học tổng hợp, địi hỏi phải có sự tiếp cận liên ngành với một tầm nhìn xa rộng, sự tính tốn chặt chẽ, chính xác nhằm giải quyết hài hịa các mối quan hệ giữa tổng thể (nhìn trên phạm vi quốc gia) với bộ phận (vùng, địa phương); giữa không

gian đô thị với không gian nông thôn; giữa không gian kiến trúc với cảnh quan môi trường... Qui hoạch và tổ chức không gian đô thị là kết tinh tầm văn

hóa, triết lý văn hóa và khoa học, nghệ thuật phân bố các nguồn lực quốc gia. Trong quản lý vấn đề xây dựng đô thị. Cần xây dựng quy hoạch cần

đáp ứng các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo các tiêu chuẩn,

quy chuẩn của đô thị. Hệ thống các cơng trình cơng cộng, hạ tầng xã hội phải

đảm bảo quy mô, đảm bảo bán kính phục vụ như đối với một đơn vị ở. Quy

hoạch cần khoanh vùng cụ thể cho từng chức năng sử dụng đất. Trong đó đặc biệt lưu ý đến quỹ đất dành cho công viên và cây xanh. Đối với khu vực làng

xóm cũ cần phân tách bằng đường giao thông đối với các khu vực sản xuất

nông nghiệp. Bố trí đủ quỹ đất ở mới tại các vùng đất kẹt, đất chuyển đổi từ

các chức năng công nghiệp, sản xuất, dịch vụ,… đảm bảo nhu cầu phát triển về dân cư. Đối với các khu vực tiếp giáp với trục giao thơng chính, ưu tiên bố trí các hạng mục đất có chức năng cơng cộng, dịch vụ.

Việc chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang đất đô thị ở khu

vực vùng ven đô hiện nay cần phải có kế hoạch cụ thể và nghiên cứu các

phương án giúp người dân chuyển đổi ngành nghề, xây dựng cuộc sống tốt hơn khi nhận tiền đền bù đất đai. Các cấp chính quyền cần nhận thức đúng

đắn việc giải quyết việc làm trong q trình đơ thị hóa là một nhiệm vụ xuyên

suốt và thường xuyên nhằm tạo sự phát triển bền vững, giảm thiểu những tệ nạn trong xã hội.

Tăng cường công tác quản lý đối với dân nhập cư, các dịch vụ đô thị, nhất là dịch vụ cho thuê nhà trọ, nhà hàng, khách sạn,…tuyên truyền pháp luật chính sách của nhà nước, để người dân hiểu và làm theo pháp luật, hạn chế các tệ nạn xã hội.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của mọi người dân; kịp thời khen thưởng,

động viên những người tích cực, những người thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng thời, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm để nhằm răn đe, giáo dục những người dân khác.

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa làng đình thôn trong quá trình đô thị hóa (phường mỹ đình, quận nam từ liên, thành phố hà nội) (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)