1.1. Lý luận chung về văn hóa ứng xử
1.1.4. Vai trò của văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thông
1.1.4.1. Văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thơng góp phần xây dựng văn hóa học đường, nâng cao chất lượng dạy và học
Những năm gần đây, xã hội đã quan tâm nhiều hơn đến nền văn hóa học đường. Ngồi vấn đề mơi trường, tổ chức, chất lượng thì vấn đề ứng xử trong học đường cũng được lưu ý. Một môi trường học đường tốt là môi trường đảm bảo chất lượng dạy và học các kiến thức, tư duy. Cịn một mơi trường học
đường có văn hóa là một mơi trường lành mạnh, trong sạch, nơi mà mọi ứng xử giữa thầy – trò, giữa học sinh – học sinh đều theo chuẩn mực của văn hóa ứng xử. Lối ứng xử giữa thầy – trò là sự kính trọng, lễ phép, hết mực bảo ban, truyền thụ tri thức và lĩnh hội tri thức ấy; lối ứng xử giữa học sinh với học sinh là sự thương u, đồn kết, chan hịa, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cả cuộc sống cá nhân. Có thể thấy rằng, văn hóa ứng xử văn minh, lịch thiệp góp phần rất lớn vào việc góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. Mọi tác phong, lời nói tốt đẹp của người giáo viên đều chi phối tới học sinh, giúp chuyển biến nhận thức trong các em. Từ đó các mảng kiến thức, kỹ năng sẽ dễ dàng được tiếp thu và học hỏi không ngừng, giúp cho học sinh ngày một tiến bộ hơn. Mặc khác, những biểu hiện văn hóa ứng xử của học sinh sẽ tác động trở lại thầy cô, tạo nên mối quan hệ gần gũi, thân thiện. Học đường là nơi không chỉ dạy và học tri thức, mà còn là nơi dạy và học lối ứng xử có văn hóa, tạo nên một mơi trường văn hóa học đường tồn diện.
1.1.4.2. Văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thơng góp phần hình thành nhân cách cao đẹp, đạo đức trong sáng, lành mạnh của thế hệ trẻ
Thế hệ trẻ ngày nay đứng trước nhiều cơ hội, thách thức lớn. Bên cạnh việc trau dồi tri thức, kỹ năng thì điều cốt lõi vẫn là giữ gìn và nâng cao phẩm chất, nhân cách, đạo đức tốt đẹp của mỗi cá nhân. Nhân cách, đạo đức của mỗi người đều được thể hiện thông qua những cách ứng xử, giao tiếp, đối đãi với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội thông qua những hành vi, lời nói cụ thể. Ứng xử giữa cá nhân với môi trường sinh thái, cảnh quan xung quanh, những danh lam, di tích... một cách có văn hóa chính là trân q, gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị dân tộc ấy. Ứng xử giữa cá nhân với người già, trẻ nhỏ, với thầy cô, bố mẹ, với những người có hồn cảnh đặc biệt...một cách có văn hóa là lễ phép, kính trọng, yêu thương, đùm bọc, cưu mang khi khó khăn, hoạn nạn. Lối ứng xử của mỗi người sẽ bộc lộ đạo đức và
nhân cách của chính bản thân họ, được biểu hiện rõ nét trong mỗi hành vi giao tiếp, xử sự giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng. Cho nên, mỗi một học sinh THPT tự trang bị cho mình những kiến thức nhất định về văn hóa ứng xử để từ đây hồn hiện và nâng cao đạo đức, nhân cách của mình. Cùng với tri thức thì nhân cách, đạo đức sẽ là hành trang vững chãi nhất khi trưởng thành giúp các em tự tin bước vào đời, đối mặt với nhiều thử thách lớn trong cuộc sống.
1.1.4.3. Văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thơng góp phần phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Xây dựng văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thơng chính là hành động thiết thực để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Văn hóa riêng, tức là văn hóa cá nhân thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ giáo dục và ý thức xã hội của mỗi người. Văn hóa ứng xử thể hiện những đặc trưng của mỗi cá nhân, vừa có tính mềm dẻo, ổn định nhưng linh hoạt, tạo ra cách ứng xử khéo léo, tế nhị mà thơng minh. Vì thế văn hóa ứng xử được coi là phương tiện mang lại hiệu quả giúp cá nhân kịp thích ứng theo điều kiện của môi trường.
Bên cạnh văn hóa riêng cịn có văn hóa chung, văn hóa của cộng đồng, của dân tộc. Văn hóa chung được thể hiện trong mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Đó là các hành vi giao tiếp thể hiện thói quen, phong tục, tập quán của một cộng đồng, một dân tộc. Chính văn hóa ứng xử đã góp phần giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn những giá trị hạt nhân, cái tinh hoa, cốt lõi của một dân tộc đó. Những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được coi là “những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước”[16, tr.56]. Những giá trị ấy chính là“ lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đồn kết, ý thức cộng đồng gắn
kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…”[16, tr.56]. Đứng trước mỗi giá trị văn hóa cao đẹp ấy của dân tộc, thế hệ trẻ hôm nay cần bảo tồn, gìn giữ và phát huy mà trước hết chính là cách ứng xử với các giá trị ấy. Việc chung tay bảo vệ những cơng trình dân tộc, giữ thái độ biết ơn, trân trọng những giá trị được lưu truyền và những hành động cụ thể nhằm nhân rộng ra những đạo lý cao đẹp ngàn đời của cha ơng là góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Học sinh THPT- thế hệ tương lai của nước nhà cũng đóng một vai trị quan trọng trong cơng cuộc xây dựng này. Trong đó, trước mắt việc xây dựng văn hóa ứng xử cho học sinh THPT chính là hành động thiết thực nhất. Từ tri thức đến kỹ năng sống đều được biểu hiện bằng những hành động ứng xử cụ thể của các em trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân với cộng đồng, cá nhân với xã hội. Xây dựng văn hóa ứng xử cho học sinh THPT trở thành một cơng dân tồn cầu mới, có lối ứng xử văn minh, lịch thiệp mà không làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.1.4.4. Văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thông góp phần xây dựng một xã hội văn minh, giàu tính nhân văn
Xã hội xã hội chủ nghĩa phải là một xã hội hiện đại, văn minh, giàu bản sắc dân tộc. Nền văn minh mà chúng ta cần phát triển không chỉ là văn minh vật chất - kỹ thuật mà còn là văn minh tinh thần, không chỉ văn minh trong quan hệ giữa người với thiên nhiên mà còn là văn minh trong quan hệ giữa người với người, văn minh trong tổ chức xã hội, văn minh trong chất lượng cuộc sống và lối sống. Nền văn minh xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kết quả
của sự kế thừa những thành tựu của văn minh nhân loại kết hợp với sự kế thừa những giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc. Vậy nên, việc xây dựng văn hóa
ứng xử cho học sinh THPT là góp phần xây dựng một xã hội văn minh và giàu tính nhân văn. Bởi vẻ đẹp của văn minh được thể hiện không chỉ ở nhà máy, cơ quan…
mà cịn ở trong các trường học, đơ thị, cơng viên, những nơi vui chơi giải trí... Xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự trong sinh hoạt, nếp sống cá nhân với cộng đồng. Mỗi học sinh THPT văn minh, lịch sự từ trong mỗi hành vi ứng xử, trong nếp sống cá nhân. Chính cuộc sống và phong cách sống của các thế hệ trẻ in rõ nhất dấu ấn của một xã hội văn minh, hiện đại mà giàu tính nhân văn.