Hành vi mang tính tích cực của học sinh

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thông ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 89 - 92)

(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi)

Quan sát biểu đồ của hai trường thì thấy học sinh trường THPT Đồn Thị Điểm có số lượng lớn các có những hành vi tích cực hơn so với học sinh trường THPT Xuân Đỉnh. Điển hình nhất việc tham gia các chương trình thiện nguyện, ở THPT Xuân Đỉnh chỉ có 14% học sinh tham gia thường xuyên, 43% là đơi khi mới tham gia, trong khi đó số học sinh THPT Đoàn Thị Điểm tham gia mức độ thường xuyên là 38%, gần gấp rưỡi và ở mức độ đôi khi mới tham gia là 43%. Điều này cho thấy học sinh THPT Đồn Thị Điểm đã có tinh thần “tương thân tương ái”, vì cộng đồng, chủ động và hồn thành tốt các chương trình từ thiện mà mình tham gia. Đây quả là một điều đáng khen ngợi. Bên cạnh đó, các em học sinh THPT Xuân Đỉnh chưa có nhiều hoạt động thiện nguyện, vẫn cịn thụ động trong cách thể hiện tinh thần vì cộng đồng của mình. Xét thấy các em cần phải mạnh dạn hơn, tìm tịi các phương án để chứng tỏ tinh thần vì cộng đồng, vì xã hội của mình, từ đó nhân rộng ra hành động này.

45.5% 14.5% 38.0% 39% 43.5% 46% 15.5% 42% 16.0% 0.0% 5.0%10.0%15.0%20.0%25.0%30.0%35.0%40.0%45.0%50.0% Giúp đỡ những bạn có hồn cảnh khó khăn Tham gia các chương trình thiện nguyện Chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả

THPT Xuân Đỉnh

Biểu đồ 2.24: Hành vi mang tính tích cực của học sinh

(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi)

Ngoài ra, việc chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả của mình với các bạn học sinh khác, giúp cho việc học tập ngày một nâng cao được các em

học sinh chia sẻ ở mức độ thường xuyên là 33% (THPT Đoàn Thị Điểm) và

38% (THPT Xuân Đỉnh), cho thấy các em đã có sự tương hỗ với nhau rất tốt. Việc giúp đỡ các bạn học sinh khác có hồn cảnh khó khăn cũng được các em học sinh ở cả hai trường thực hiện ở mức độ thường xuyên và đôi khi lần lượt là 42%, 48% (THPT Đoàn Thị Điểm) và 45,5% , 39% (THPT Xuân Đỉnh). Con số này không quá chênh lệch giữa học sinh hai trường.

Bên cạnh hành vi phi ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ là một tiêu chí quan trọng nói lên trình độ văn hóa giao tiếp của mỗi người. Sự xuống cấp của văn hóa giao tiếp bộc lộ rõ nhất trong việc sử dụng tiếng Việt của một bộ

42.0% 38.0% 33.0% 48% 43.0% 49% 10.0% 19% 18.0% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% Giúp đỡ những bạn có hồn cảnh khó khăn Tham gia các chương trình thiện nguyện Chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả

THPT Đoàn Thị Điểm

phận không nhỏ học sinh THPT. Nói tục, chửi thề làm biến tướng đi ngôn ngữ truyền thống của dân tộc, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Kể từ khi Tiếng Anh là tiếng ngoại ngữ đầu tiên bắt buộc là một mơn nằm trong chương trình học của học sinh thì việc các em học sinh sử dụng những từ ngữ tiếng Anh chèn vào câu tiếng Việt đã xuất hiện. Những năm gần đây, khi làn sóng ca nhạc, phim ảnh Hàn Quốc tràn vào Việt Nam, việc những học sinh cắm cúi xem hết những bài hát hay những tập phim Hàn là khơng có gì xa lạ. Dần dà các em cũng lấy những câu tiếng Hàn thông dụng chèn giữa câu nói trong giao tiếp Tiếng Việt. Đây là hai ngoại ngữ chính được học sinh thường xuyên sử dụng để chèn trong giao tiếp tiếng Việt với nhau nhất.

Bên cạnh đó, kể từ khi cơng nghệ thơng tin xuất hiện rồi khi điện thoại di động tràn lan trên toàn quốc, việc mỗi học sinh sở hữu một chiếc điện thoại khơng cịn xa lạ. Các em sử dụng điện thoại cho việc nhắn tin giải khuây, chuyện trò là chủ yếu. Bên cạnh việc bấm những từ ngữ chính thống của tiếng Việt thì nay các em đã biến thể nó đi thành nghĩa khác nhau, làm cho người đọc thấy khó hiểu. VD: nội dung tin nhắn “hom nay cau co di hoc k“ (hơm nay cậu có đi học khơng?) thì các em sẽ bấm thành “hum ni kau co di hok k?“...

Ngày nay, khi mạng internet phát triển, mọi giao lưu, kết nối với nhau không đơn thuần chỉ là gặp gỡ đối mặt, mà qua internet người ta vẫn có thể trị chuyện và thấy mặt nhau. Chính vì thế, khơng khó để kết nối và trao đổi thông tin với mọi người. Với những học sinh THPT, chúng ta thật dễ dàng nghe thấy những từ lóng: “thường thơi, ném đá, vãi, gato, thả thính“.... trong những câu nói cửa miệng hay những câu viết trên mạng. Các em sử dụng với tần suất vô cùng nhiều và rất tự nhiên như thể đó là một từ ngữ có nghĩa trong từ điển tiếng Việt.

Khi khảo sát những vấn đề này với các em học sinh của cả hai trường thì thu được kết quả ở biểu đồ 2.25 dưới đây:

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thông ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)