2.1. Các biểu hiện văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thông ở
2.1.1. Văn hóa ứng xử giữa học sinh với giáo viên
Từ ngàn xưa, truyền thống tôn sư trọng đạo đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam chúng ta. Mối quan hệ giữa thầy cô và học trị là mối quan hệ vơ cùng đặc biệt và cao đẹp trong xã hội. Người xưa có câu “Ngọc không mài không thành đồ vật quý, người không học không biết đạo lý làm người” để khẳng định về tầm quan trọng của việc học và vai trò của người thầy với học trò của mình.
Để tìm hiểu nhận thức của các em học sinh về mối quan hệ giữa thày và trò, tác giả đưa ra một số giả định để các em lựa chọn phương án trả lời đúng – sai/ có – khơng. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.1: Mọi lời nói của giáo viên đều được mặc định là đúng?
(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi)
Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy và lấy thầy làm trung tâm, học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy là tấm gương sáng để học hỏi. Thế nhưng ngày nay, nhận thức đó đã có phần thay đổi, mối quan hệ giữa thầy và trò trở nên gần gũi hơn, bình đẳng và thân thiện hơn. Quan sát biểu đồ chúng ta sẽ thấy rõ, số lượng học sinh ln coi mọi lời nói của giáo viên là hoàn tồn đúng khơng nhiều (16% và 19%); ngược lại, đa số học sinh của hai trường đều cho rằng mọi lời nói của giáo viên khơng phải tất cả đều đúng và đều nên nghe theo. Cụ thể như trong việc học tập thì ngày nay phương pháp học tập đã khác xưa, lấy người học là trung tâm cho nên người thầy sẽ chỉ là người trợ giúp cho học trò lĩnh hội kiến thức chứ khơng cịn là người “độc quyền” truyền đạt kiến thức nữa. Học trị sẽ tự mình chủ động tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn
16% 84% THPT Xuân Đỉnh Đúng Sai 19% 81% THPT Đoàn Thị Điểm Đúng Sai
khác nhau như sách báo, internet. Do vậy, với nhiều nguồn thông tin khác nhau các em sẽ có nhiều cơ hội để tìm hiểu vấn đề chứ khơng phải như trước kia, chỉ có một hướng để tham khảo kiến thức là từ thầy cơ của mình. Từ đây, mối quan hệ giữa thầy và trò trong xã hội hiện đại đã thực sự dân chủ và ưu việt hơn, kích thích tính độc lập, sáng tạo và khả năng phát triển về trí tuệ, tính cách, nhân cách của học trị theo hướng tồn diện. Người học trò trong xã hội ngày nay trở thành chủ thể sáng tạo. Do vậy, mối quan hệ thầy trị mang tính chủ động, dựa trên nguyên tắc: tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
Việc đổi mới phương pháp dạy học, thông tin và hội nhập phát triển đã làm thay đổi mối quan hệ giữa thầy và trò, họ trở nên gần gũi hơn. Các thầy cơ giáo trong q trình giảng dạy, truyền tải kiến thức đến học sinh phải tuân theo quy định của pháp luật, khơng được có những lời nói, hành động sử dụng vũ lực với học sinh và ngược lại. Nếu học sinh vi phạm hay học quá kém thì cần có những biện pháp khác nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả hơn thay vì dùng những lời nói thậm tệ, những hành động vũ lực khơng đáng có. Cụ thể, số liệu được tính tốn ở biểu đồ 2.2 sau đây:
Biểu đồ 2.2: Giáo viên có quyền đánh, mắng, chửi học sinh
(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi)
Điều này cho thấy, tại hai trường THPT Xuân Đỉnh và THPT Đoàn Thị Điểm, phần lớn các em đều cho rằng giáo viên khơng có quyền đánh, mắng, chửi học sinh. Có thể nói, nhận thức của các em về việc này rất khách quan và đúng đắn, sát thực so với hiện tại cuộc sống.
Bên cạnh gia đình, bạn bè thì thầy cơ cũng được coi là những người thân thiết, gần gũi và am hiểu với học sinh nhất. Chính họ là những người mà các em tin tưởng để có thể tâm sự, chia sẻ những vướng mắc trong cuộc sống. Chính vì vậy mà các em có cơ hội bày tỏ quan điểm, chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình tới các thầy cơ. Bởi các thầy cô luôn là chỗ dựa về tinh thần vững chắc nhất đối với học sinh, là kim chỉ nam hướng các em đến những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Từ đây thầy cơ có thể giúp các em hiểu và phát triển nhân sinh quan, giảm thiểu đáng kể bạo lực học đường,… Điều này tưởng dễ dàng, nhưng thực ra đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều ở từng cá nhân và cần nhiều thời gian ni dưỡng, mà người thầy, người cơ cần đóng
7.0% 93.0% THPT Xuân Đỉnh Đúng Sai 4.0% 96.0% THPT Đoàn Thị Điểm Đúng Sai
vai trị chủ động ni dưỡng mối quan hệ đó: bằng tri thức và phẩm chất nhà giáo, bằng kỷ cương tình thương và trách nhiệm tạo nên khơng khí học đường thân thiện mà ở đó người học trị hồn tồn tin cậy để có thể phát huy được mọi khả năng, trí tuệ và hồn thiện nhân cách của mình.
Khi được khảo sát, phần đông các học sinh ở hai trường đều cho rằng việc tâm sự, trị chuyện cùng các thầy cơ giáo mà mình cảm thấy tin tưởng và gần gũi nhất là rất tốt, nâng cao tình cảm và nhận thức cho chính các em và cho cả thầy cơ giáo nữa. Nhưng các em đều cho rằng, giáo viên không nên tham gia hay can thiệp quá sâu vào các vấn đề mang tính cá nhân, riêng tư của học sinh như bố mẹ các em hay làm. Chính điều này khiến các em cảm thấy mình được tơn trọng và tin tưởng tuyệt đối, tạo nên trong mỗi học sinh suy nghĩ rằng mình sẽ khơng làm điều gì để phụ lại lịng tin và sự tơn trọng đó. Từ đó, các em sẽ có những hành động, quyết định đúng mực và phù hợp với vấn đề của bản thân.
Biểu đồ 2.3: Giáo viên có nên tham gia vào những việc mang tính cá nhân của học sinh
(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi)
28.0%
72.0%
THPT Xuân Đỉnh
Nên Không nên
22.5%
77.5%
THPT Đồn Thị Điểm
Tuy nhiên, một bộ phận khơng nhỏ học sinh ( 22.5 % và 28%) của cả hai trường lại cho rằng trong từng trường hợp cụ thể, giáo viên có thể tham gia hoặc khơng tham gia. Cụ thể, nếu học sinh vẫn quyết định cách hành xử vấn đề theo ý nghĩ chủ quan, tiêu cực của mình thì các thầy cơ vẫn nên quyết định can thiệp vào các vấn đề của học sinh nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những tình huống xấu có thể xảy ra, gây nguy hại cho chính các em.
2.1.1.2. Thái độ
Trường học là nơi rèn đức, luyện tài, trang bị kiến thức cho học sinh. Trong môi trường này, học sinh phải biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác. Quan hệ thầy trị là mối quan hệ đáng kính và đáng trân trọng từ xưa đến nay vẫn như vậy. Tuy nhiên nhiều học sinh ngày nay lại có những lời nói thiếu tơn trọng, những hành động chống đối, thậm chí gây nguy hiểm cho chính người thầy (cơ) dạy mình. Cụ thể biểu đồ 2.4 đã cho thấy điều này một cách chính xác nhất:
Biểu đồ 2.4: Thái độ của học sinh khi thấy bạn cãi lại hoặc có hành động chống đối thầy (cô) giáo
(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi)
3.5% 96.5% THPT Xn Đỉnh Đồng tình Khơng đồng tình 2% 98% THPT Đồn Thị Điểm Đồng tình Khơng đồng tình
Dựa trên biểu đồ của hai trường cho thấy, 96,5% và 98% học sinh đều khơng đồng tình với những hành động này. Các em cho biết dù đúng hay sai thì việc một học sinh gân cổ lên cãi lại thầy cơ của mình hay có những hành động chống đối là không thể chấp nhận được. Tuy vậy, một số ít học sinh lại chọn phương án đồng tình, bởi theo các em, tùy từng trường hợp cụ thể mới có thể đánh giá được. Có những trường hợp các bạn bác bỏ, phản đối lại luận điểm của giáo viên, nêu ý kiến của bản thân và bảo vệ ý kiến đó đến cùng thì cũng khơng hẳn là khơng chấp nhận được. Chỉ khi nào lời nói và hành động vượt q tầm kiểm sốt và khơng đúng phép tắc nữa thì mới đáng lên án.
Mỗi em học sinh đều có một hồn cảnh gia đình khác nhau, cá biệt một số em ít được sự quan tâm của cha mẹ, gia đình ly tán, hạnh kiểm chưa tốt, khơng có động cơ học tập… Đối với các em này thì việc đến trường chỉ là theo sự ép buộc của bố mẹ, hoặc có thể các em đến trường chỉ đơn giản là tìm được niềm vui từ bạn bè, một số em mong tìm được sự thơng cảm, sự thương yêu, sự quan tâm từ người thầy, người cô, nhưng đôi khi các em lại nhận được điều ngược lại đó là sự quở trách, la rầy thậm chí xúc phạm, đe dọa các em. Những hành động thiếu kiềm chế ấy đã làm xấu đi hình ảnh người thầy, người cô mẫu mực, mô phạm của ngành giáo dục.
Mặt khác, cũng cần nói them rằng, xã hội hiện nay dường như có cái nhìn khắt khe hơn đối với các nhà giáo và nhà giáo cũng chịu nhiều sức ép của xã hội. Nếu như trước đây chuyện thầy hay cơ bạt tai học trị được coi là chuyện bình thường bởi lẽ cái bạt tai ấy chỉ muốn nhắc nhở học trị của mình ngoan hơn, biết sợ để không sai phạm nữa, nhưng bây giờ thì trở thành chuyện lớn khi báo chí đưa ra cơng luận, giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo. Rõ ràng việc thiếu kiềm chế và có cách xử sự thơ bạo đối với học trị (dù em đó hỗn láo) là sai nhưng ngược lại, một số học sinh không những không ý thức đầy đủ về đạo làm trị mà lại có hành vi vơ lễ với thầy cơ, thậm
chí có em cịn đe dọa thầy cơ khi thầy cơ nghiêm khắc phê bình, hoặc thường gây gổ đánh nhau với bạn bè.
Biểu đồ 2.5: Thái độ của học sinh khi thầy (cô) giáo sử dụng vũ lực trong môi trường học đường
(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi)
Nếu so sánh giữa việc học sinh khơng được có những lời nói khiếm nhã, hành động chống đối lại thầy cô giáo với việc thầy cô giáo sử dụng vũ lực với học sinh thì việc sử dụng vũ lực của thầy cơ giáo lại đáng lên án hơn. Hơn 90% các em khi được hỏi thì đều cho rằng việc sử dụng vũ lực với học sinh trong bất kì hồn cảnh nào cũng khơng được ủng hộ, trừ khi đó là hành động tự vệ. Các em cho rằng, thầy cơ chính là những người đi trước, có kiến thức và bề dày kinh nghiệm sống, khơng nên nóng vội, thiếu kiềm chế mà dẫn đến việc động chân động tay tới học sinh, cho dù học sinh đó có hư hỗn như thế nào. Chính bởi lẽ đó, học sinh mới cần có giáo viên, mới cần được uốn nắn, bảo ban, dạy dỗ. Mặt khác, việc sử dụng vũ lực chỉ làm nghiêm trọng thêm mối quan hệ của cả thầy lẫn trò, gây hoang mang tâm lý cho các em học sinh và làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của chính các thầy các cơ. Bên cạnh đó, có 4% và 7% học sinh mỗi trường quan niệm rằng “nói nhẹ khơng nghe thì phải nói nặng”, nếu
7% 93% THPT Xuân Đỉnh Đồng tình Khơng đồng tình 4% 96% THPT Đồn Thị Điểm Đồng tình Khơng đồng tình
việc dùng vũ lực với học sinh mà đem lại hiệu quả, làm học sinh đó tiến bộ hơn, xa rời thói hư tật xấu thì cũng khơng có vấn đề gì.
Trong mơi trường học tập, các em học sinh không chỉ tiếp xúc với các thầy cơ giáo, với bạn bè, mà cịn tiếp xúc với cả các nhân viên mà cụ thể là nhân viên bảo vệ và nhân viên vệ sinh của nhà trường. Qua biểu đồ 2.6 dưới đây, chúng ta có thể nhận thấy hầu hết các em đều có thái độ tơn trọng, lịch sự, lễ phép với nhân viên bảo vệ và nhân viên vệ sinh của nhà trường.
Biểu đồ 2.6: Thái độ của học sinh với nhân viên bảo vệ và nhân viên dọn dẹp vệ sinh của nhà trường
(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi)
Khi được hỏi cụ thể hơn thì chính các em học sinh THPT Đoàn Thị Điểm đã bộc bạch rằng: nghề nghiệp nào cũng là đáng quý, giọt mồ hôi nào cũng vất vả ngang nhau và mọi công lao đều đáng được trân trọng. Chính vì thế các em ln cảm ơn những người đã làm sạch trường lớp, giữ gìn vệ sinh chung cho các em và mang đến cho các em một môi trường học tập và vui chơi xanh – sạch – đẹp! Còn khi được hỏi về nhân viên bảo vệ của trường THPT Xuân Đỉnh thì các em học sinh ở đây đều cười vui mà nói rằng đó là những người “bác ruột” của các em, luôn nghiêm mặt nhắc nhở, phạt lỗi, thậm chí cả mắng mỏ, nhưng xong rồi lại quên ngay, tếu táo mà gần gũi, nhờ thế mà chúng em chỉn chu hơn, chấp hành nội quy tốt hơn.
95.50% 97.50% 4.50% 2.50% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% THPT Xuân Đỉnh THPT Đoàn Thị Điểm
Điều này cho thấy nhận thức của học sinh THPT đã có những thay đổi tích cực hơn trước rất nhiều. Nhờ có các kênh truyền thông thông tin đa chiều và các buổi tuyên truyền, giáo dục mà các em đã biết trân quý những con người lao động bình thường trong cuộc sống, ln chứng tỏ mình là những thế hệ học sinh mới, văn minh và lịch thiệp.
2.1.1.3. Hành vi
Trong xã hội Việt Nam trước đây, học trị ln thể hiện thái độ tơn kính với người thầy của mình. Mỗi khi muốn hỏi hoặc trao đổi vấn đề gì với người thầy là học trị phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng. Đứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực. Nhưng ngày nay, những lễ nghi đó đã khơng cịn trịnh trọng như vậy nữa. Giữa học trị và thầy cơ giờ đã có sự gần gũi và thoải mái hơn nhưng vẫn có những phép tắc nhất định. Tuy vậy lại có những học trị thể hiện sự thiếu sự tôn trọng với thầy cơ, điển hình là việc khơng thèm chào thầy cô giáo mà mình khơng thích.
Dựa vào số liệu khảo sát được thì có đến 32/400 học sinh thường xuyên làm điều này. Điều đáng nói là số lượng học sinh đôi khi không chào thầy cô giáo mà mình khơng thích (203/400 học sinh) chiếm hơn một nửa tổng số học sinh tham gia khảo sát. Số học sinh không bao giờ làm việc này là 165/400 học sinh. Các em khi được hỏi thường nói rằng, do thầy cơ đó khơng trực tiếp dạy lớp mình, hay nhìn thấy thầy cơ đó mà khơng có thiện cảm lắm thì sẽ không chào?!; hoặc bản thân các em vốn đã không thích người thầy cơ đó do: “ác”, “ghê gớm”, “hay đì học sinh”, “ điệu”, “dạy chán”, do có xung đột ý kiến từ trước…! Có chăng chỉ là những lí do để các em bao biện cho hành vi thiếu văn hóa của mình! Đây hẳn là điều đáng để chúng ta suy ngẫm!
Biểu đồ 2.7: Khơng chào thầy (cơ) giáo mà mình khơng thích
(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi)
Từ trước đến nay, hành vi cãi lại thầy cô giáo luôn được coi là khơng thể chấp nhận được. Điều đó thể hiện rõ nhất là học sinh đó khơng có văn hóa. Theo kết quả khảo sát biểu hiện thơng qua biểu đồ dưới đây thì chỉ tồn tại một vài cá thể học sinh thường xuyên làm việc này, còn lại trên 70% học sinh mỗi trường đều không bao giờ cự cãi lại thầy cơ giáo của mình.
6.50% 9.50% 49.00% 52.50% 44.50% 38.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% THPT Đoàn Thị Điểm THPT Xuân Đỉnh
Biểu đồ 2.8: Hành vi cãi lại lời giáo viên
(Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi)
Tuy nhiên, những học sinh đơi khi có hành vi cãi lại lời giáo viên cũng khơng hẳn là ít (trên 20%). Các học sinh này cho rằng trong khi giảng dạy kiến thức hay nói về một vấn đề của cuộc sống hiện đại, thầy cơ giáo nói sai hoặc khơng hồn tồn đúng thì các em có thể nêu ý kiến, bày tỏ quan điểm