1.2. Tổng quan về học sinh trung học phổ thông và đặc điểm tâm sinh lý,
1.2.1. Tổng quan về học sinh trung học phổ thông ở quận Bắc Từ Liêm
1.2.1.1. Vài nét về các trường trung học phổ thông ở quận Bắc Từ Liêm
Bắ0c Từ Liêm là một quận mới của thành phố Hà Nội, được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, dựa trên một phần địa bàn cũ của huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Quận Bắc Từ Liêm nằm dọc phía bờ Nam của sơng Hồng. Phía Đơng giáp quận Tây Hồ, phía Đơng Nam giáp quận Cầu Giấy, phía Tây giáp
huyện Đan Phượng và huyện Hồi Đức, phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm,
phía Bắc giáp huyện Đơng Anh.
Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số là 320.414 người (2013), bao gồm 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.
3 trường công lập
THPT Nguyễn Thị Minh Khai (thuộc phường Phú Diễn) THPT Xuân Đỉnh (thuộc phường Xuân Đỉnh)
THPT Thượng Cát (thuộc phường Thượng Cát)
4 trường ngồi cơng lập
THPT Đoàn Thị Điểm (thuộc khu đô thị Bắc Cổ Nhuế -Chèm) THPT Huỳnh Thúc Kháng (thuộc phường Cổ Nhuế 2)
THPT Tây Đô (thuộc phường Minh Khai)
THPT Lê Thánh Tông (thuộc phố Trần Cung, phường Cổ Nhuế 1) Dựa trên danh sách các trường THPT trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, tác giả đã lựa chọn THPT Xuân Đỉnh – một trường công lập và THPT Đoàn Thị Điểm – một trường ngồi cơng lập nhằm khảo sát, nghiên cứu văn hóa ứng xử của học sinh THPT trên địa bàn quận một cách khách quan và toàn diện.
1.2.1.2. Khái quát về học sinh trung học phổ thông Xuân Đỉnh
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội ra đời trong công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam. Hơn 50 năm qua trường THPT Xuân Đỉnh đã trải qua chặng đường đầy thử thách, khó khăn. Ngày nay, nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã đang và sẽ trở thành một ngơi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh thủ đô. Dưới đây là một số dữ liệu thống kê chi tiết về học sinh THPT Xuân Đỉnh:
- Số lượng học sinh toàn trường: 1620 học sinh - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống:
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội tình nguyện.
Nhìn chung, học sinh trường THPT Xuân Đỉnh chủ yếu là từ phường Xuân Đỉnh, Đông Ngạc và một số phường lân cận khác... Một phần nhỏ là các học sinh từ các nơi khác chuyển đến hoặc học sinh từ các phường ngoài quận. Tỉ lệ học sinh nam chiếm phần đông hơn số học sinh nữ trên tổng số học sinh tồn trường nhưng các em đều có ý thức tốt trong việc học hành và chấp hành đúng nội quy của nhà trường, khơng có trường hợp học sinh vướng vào các tệ nạn xã hội.Tuy nhiên, trong học tập các em còn nhút nhát, chưa chủ động trong học tập và chưa thực sự có nhiều sáng tạo và năng động trong các hoạt động ngoại khóa hay các hoạt động mang tính chất giáo dục bên lề của nhà trường.
Cơ sở vật chất tuy chưa được đồng bộ, hiện đại nhưng bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong nhà trường ở giai đoạn hiện tại, đem lại cho các em những giờ học sáng tạo, mới mẻ và bổ ích hơn, gần hơn với thực tiễn cuộc sống.Tất cả nhằm hướng tới mục đích xây dựng một mơi tường sư phạm “Xanh- Sạch- Đẹp”.
Một điều đáng chú ý đó chính là hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường đã được xác định rõ, bao gồm:
- Tình đồn kết - Lòng nhân ái - Tinh thần trách nhiêm - Sự hợp tác - Lòng tự trọng - Tính sáng tạo
- Tính trung thực - Khát vọng vươn lên
Hệ thống này cho thấy sự quan tâm tới giáo dục văn hóa học đường, nâng cao và hồn thiện lối văn hóa ứng xử tốt đẹp cho học sinh. Điều này góp phần giúp ban lãnh đạo nhà trường và các thầy cơ từng bước hồn thành sứ mệnh của mình như đã đề ra. Tạo dựng được môi trường học tập về nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển
tài năng và tư duy sáng tạo, tự học, có tính chính trực và ý thức truyền thống để trở thành những công dân và nhà lãnh đạo hữu ích, sẵn sàng chấp nhận thách thức và có đóng góp ý nghĩa cho xã hội.
Với bề dày truyền thống giáo dục và việc xác định rõ hệ thống giá trị cơ bản nêu trên, trường THPT Xuân Đỉnh đã đang và đạt được những thành quả đáng kể trong học tập và các hoạt động giáo dục khác cho học sinh, từng bước nâng cao nhận thức cho các em trong vấn đề văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay.
1.2.1.3. Khái qt về học sinh trung học phổ thơng Đồn Thị Điểm
Trường Phổ thơng Đồn Thị Điểm là mơ hình trường liên cấp Tiểu học, THCS và THPT. Trường THPT Đoàn Thị Điểm hiện nay đang là một trong những mơ hình giáo dục ngồi cơng lập đào tạo chất lượng cao có uy tín tại Hà Nội.
Trường được xây dựng tại khu đô thị Bắc Cổ Nhuế - Chèm thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội có tổng diện tích 16.500m2 được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với 130 phòng học đủ quy chuẩn. Trường THPT Đoàn Thị Điểm tiếp tục đào tạo học sinh chất lượng cao cấp trung học phổ thơng, chú trọng chất lượng giáo dục tồn diện. Sau 7 năm thành lập, đến năm học 2015 - 2016, trường THPT Đoàn Thị Điểm đã đi vào hoạt động ổn định chất lượng học và dạy. Hiện nay, trường có tổng số 16 lớp với 418 học sinh.
Trường đã đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi đua của quận Bắc Từ Liêm, Bộ ngoại giao (Giải Nhì Festival Tiếng Anh cụm Từ Liêm, Giải Nhất cuộc thi Tìm hiểu về ASEAN do Bộ Ngoại giao tổ chức, giải Ba toàn quốc cuộc thi An tồn giao thơng cho nụ cười ngày mai.. ) và nhận nhiều bằng khen cuả Trung ương Đồn, Thành Đồn trong cơng tác Đồn và phong trào thanh niên.
Nhìn chung, học sinh THPT Đồn Thị Điểm chủ yếu là ở các quận nội thành trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số ít ở các tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Đặc biệt, trường có một học sinh nữ tên Hầu Hạnh Nguyên- người dân tộc thiểu số H‟Mông đang học tập tại trường và đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong học tập cũng như các hoạt động khác của nhà trường. Vì
vậy, học sinh ở đây mang nhiều đặc điểm văn hóa vùng miền, làm đa dạng
hơn, phong phú thêm nền văn hóa truyền thống của nhà trường.
Trong môi trường sư phạm chuyên nghiệp, các em học sinh toàn trường hăng say học tập và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, được rèn luyện tốt cả về mặt trí thức và thể lực. Ở các em có độ suy nghĩ và khả năng quan sát, nhận xét đa chiều hiếm thấy ở các em học sinh thời nay. Các em mạnh dạn trong việc tham gia đóng góp ý kiến, nêu rõ quan điểm, suy nghĩ của bản thân khi đứng trước một vấn đề thời cuộc nào đó. Mặt khác việc nâng cao tập luyện thể dục thể thao đã giúp các em có một sức khỏe vững vàng để đạt hiệu quả cao trong học tập.
Có thể thấy, học sinh trường THPT Đoàn Thị Điểm là những thế hệ trẻ đầy tri thức, nhiệt huyết, năng động sẵn sàng vươn mình ra tầm thế giới, góp sức mình giúp đất nước ngày một phát triển.
1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý và văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thông ở quận Bắc Từ Liêm
1.2.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thơng
Giai đoạn dậy thì là một giai đoạn quan trọng của mỗi con người. Nó đánh dấu một bước ngoặt phát triển về thể chất và tâm lý của mỗi chúng ta. Tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 13 – 15 tuổi, và kết thúc ở độ tuổi là 23 – 25 tuổi. Học sinh THPT là lứa tuổi từ 15 – 18 tuổi, nằm trong giai đoạn tuổi dậy thì và có nhiều đặc điểm tâm sinh lý rất đặc trưng.
Sự phát triển tâm sinh lý
Ở độ tuổi dậy thì, các em học sinh THPT đã đạt đến khoảng 90% sự phát triển toàn diện về thể chất. Cơ thể gần đạt tới mức phát triển của người trưởng thành. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của hệ cơ và xương, những thay đổi bên trong các tuyến hóc mơn, phát triển hồn chỉnh về giới tính. Thể lực mạnh mẽ khiến các em có thể làm những cơng việc nặng của người trưởng thành. Chẳng vì thế mà dân gian có câu “tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó cịn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai của các em. Lứa tuổi này thường có ham muốn khám phá mọi thứ xung quanh, tị mị, u thích những gì mới lạ. Giai đoạn này các em bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt đến người khác giới, từ đó xuất hiện những cảm giác rung động, bắt đầu một thứ tình cảm mới, khác với những tình cảm trước đó (tình cảm gia đình, tình thầy trị).
Hoạt động học tập và xu hướng nghề nghiệp
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Muốn lĩnh hội được sâu sắc các mơn học, các em phải có một trình độ tư duy phát triển nhất định. Sự hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.
Ở lứa tuổi này, các em đã bắt đầu có nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản thân và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động và điều chỉnh hoạt động của các em. Càng cuối cấp học thì xu hướng nghề nghiệp càng được thể hiện rõ rệt và mang tính ổn định hơn. Nhiều em biết gắn những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy vậy, sự
hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp của các em cịn phiến diện, chưa đầy đủ, vì cậy cơng tác hướng nghiệp cho học sinh có ý nghĩa quan trọng.
Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. Các em ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập nên thái độ học tập của các em tăng lên mạnh mẽ. Học tập mang ý nghĩa sống còn trực tiếp đối với các em, bởi hơn ai hết các em hiểu rõ, học tập là nền tảng quan trọng và là vấn đề tiên quyết cho tương lai cuộc sống và nghề nghiệp của các em sau này. Điều này đã làm cho các em bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình, bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Các em tập trung chủ yếu vào các môn học chuyên biệt, có liên quan mật thiết đến kiến thức chuyên ngành của nghề nghiệp sau này. Mặt khác, ở lứa tuổi này sự hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thức trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em.
Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hồn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ như của người trưởng thành. Quá trình quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, sự quan sát ở các em thường phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn cịn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng khơng có cơ sở thực tế.
Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Các em thích khái qt, thích tìm hiểu những quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu…Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là tính hồi nghi khoa học. Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng thích những vấn đề có tính triết lí vì thế các em rất thích nghe và thích ghi chép những câu triết lý.
Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống… Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Các em không chỉ nhận thức về cái tơi hiện tại của mình mà cịn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai. Các em không chỉ chú ý đến vẻ bên ngồi mà cịn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Các em có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình… Vậy nên, đơi khi những suy nghĩ đánh giá của các em vẫn chưa thực sự đúng đắn và tồn diện.
Sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan
điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm… Tuy nhiên vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động…
Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày. Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một