1.2. Khái quát chung về đời sống văn hoá cơ sở ở huyện Mường La
1.2.1. Khái quát chung về huyện Mường La
Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La 42 km về phía Đơng Bắc. Mường La có tọa độ địa lý là 21°15' - 21°42' vĩ Độ Bắc; 103°45' - 104°20' kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; phía Nam giáp huyện Mai Sơn, huyện Bắc Yên và thành phố Sơn La; phía Đơng giáp tỉnh n Bái; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La). Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 142.924 ha.
Tồn huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm: 1 thị trấn (Thị trấn Ít Ong) và 15 xã (Chiềng Ân, Chiềng Công, Chiềng Hoa, Chiềng Lao, Chiềng Muôn, Chiềng San, Hua Trai, Mường Bú, Mường Chùm, Mường Trai, Nậm Giôn, Nậm Păm, Ngộc Chiến, Pi Toong, Tạ Bú):, 288 bản, tiểu khu; với 92.433 nhân khẩu, thuộc 6 dân tộc anh em cùng chung sống là: Thái, Mông, Kinh, Kháng, Khơ Mú, La Ha.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc huyện Mường La đã khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, từng bước đưa địa phương thốt khỏi tình trạng huyện nghèo. Kinh tế của huyện tiếp tục duy trì phát triển với tốc độ khá. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng phù hợp với từng vùng. Nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng hàng nông sản; cải tạo vườn cây ăn quả, với các loại cây có giá trị kinh tế cao, như: Cam Vinh, xồi Thái Lan, mít tứ quý... Nâng tổng diện tích cây ăn quả lên 2.524 ha, sản lượng đạt 8.500 tấn
quả tươi/năm. Đặc biệt, chương trình phát triển cây cao su đã mở ra hướng đi mới, tạo vùng nguyên liệu tập trung với 2.160 ha, chuẩn bị sản xuất hàng hóa quy mơ lớn. Cơng tác bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm. Quản lý, chăm sóc và bảo vệ trên 77.000 ha rừng, nâng độ che phủ rừng lên 53,8% năm 2015. Riêng quy hoạch phát triển trồng rừng bằng cây sơn tra giai đoạn 2013- 2015, với gần 3.340 ha, năng suất bình quân từ 18-20 tấn/ha, giá trị thu nhập hàng chục tỷ đồng, mở ra hướng phát triển kinh tế từ trồng rừng, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng mở rộng quy mô hộ gia đình, gắn với trồng 250 ha cỏ lấy thức ăn ni trâu, bị nhốt chuồng vỗ béo làm hàng hóa. Tồn huyện có 27.700 con trâu, bị, 420.000 con gia cầm, 52.000 con lợn trên hai tháng tuổi. Khai thác lợi thế về nguồn nước, ngoài tham gia đề án nuôi cá tầm của tỉnh, nông dân trong huyện đã phát triển 125 lồng cá, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 6,6%/năm.
Là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước, Mường La đã nhận được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh thơng qua các chương trình, dự án 30a, 134, 135, 1382, 661, giảm nghèo... Nhờ vậy, cơng tác xố đói, giảm nghèo đạt kết quả quan trọng, giai đoạn 2013- 2017, xóa gần 4.000 hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 60,8% năm 2013 xuống còn 28% năm 2017. Bên cạnh đó, phát huy hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, cùng với huy động nhân dân đóng góp theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, với 5.500 tỷ đồng được đầu tư, huyện đã xây mới 36 cơng trình cấp nước sinh hoạt, 18 cơng trình thủy lợi; mở mới 145,2 km đường giao thông nông thơn, bê tơng hóa 151 km đường bản, tiểu khu; xây mới 39 cơng trình nhà văn hóa, 3 trạm y tế, 280 phịng học... Riêng thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đã bê tơng hóa 52 tuyến đường giao thơng nơng thơn, dài gần 40 km. Đến năm 2015, có 1 xã đạt 11 tiêu chí; 6 xã đạt 5-8 tiêu chí và 8 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Với lợi thế tiềm năng thủy điện, những năm qua, trên địa bàn huyện được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đầu tư xây dựng cơng trình thuỷ điện Sơn La - thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, với cơng suất 2.400MW. Ngồi ra, cịn có 15 cơng trình thủy điện vừa và nhỏ đã và đang thi công xây dựng. Đây là thời cơ để phát triển kinh tế, xã hội và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, song cũng là thách thức khơng nhỏ. Trong những năm qua, cùng với các địa phương trong tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mường La đã tập trung
cho công tác di dân tái định cư phục vụ xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La. Đến nay, đã hoàn thành lập quy hoạch chi tiết cho 7 khu, 43 điểm tái định cư. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ đúng quy hoạch. Đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2.498/2.498 hộ, giúp người dân tái định cư ổn định cuộc sống lâu dài.
Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng lên. Giáo dục - đào tạo bước đầu thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện. Đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hóa; số lượng, chất lượng học sinh các cấp học, bậc học tăng qua các năm học. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS; 13 trường học đạt chuẩn Quốc gia; 20/20 trường có học sinh bán trú tổ chức nấu ăn cho học sinh. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm đúng mức; 5/16 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; hơn 90% số hộ được phủ sóng truyền hình; tồn huyện có 300 đội văn nghệ quần chúng; 25% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao... Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội giữ vững; khối đoàn kết toàn dân tộc bền chặt; công tác đối ngoại được tăng cường và mở rộng...