Nhóm giải pháp về lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 68 - 73)

3.2.1.1.Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp của Đảng, chính quyền với các tổ chức đồn thể trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVHCS. Có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa chính quyền cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức, đoàn thể ở tất cả các cấp, có như vậy phong trào sẽ được chỉ đạo đúng hướng, kịp thời và theo tình của Nghị quyết số 33-NQ/TW của Đảng. Hàng năm đưa mục tiêu thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền để tập trung lãnh đạo, chỉ

đạo thực hiện. Kiện toàn về tổ chức, hoạt động và bảo đảm điều kiện cho Ban chỉ đạo phong trào ở các cấp hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Chú trọng công tác giáo dục và thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang gương mẫu thực hiện.

Xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động xây dựng ĐSVHCS, cụ thể:

- Đối với công tác chỉ đạo của UBND huyện

Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Mường La đã chỉ đạo Phòng VH&TT tham mưu các văn bản hướng dẫn về công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; Chủ động phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành khảo sát thực tế để lập các chương trình, đề án, kế hoạch, giai đoạn 2015- 2020. Trong đó cần xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và các chỉ tiêu cụ thể như: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đẩy mạnh các kế hoạch thực hiện phong trào xây dựng ĐSVHCS giai đoạn 2015- 2020 và kế hoạch hàng năm; các đề án nâng cao chất lượng xây dựng Bản, tiểu khu văn hóa ở huyện Mường La giai đoạn 2015- 2020, đồng thời chỉ đạo và tổ chức quán triệt sâu rộng các văn bản chỉ đạo trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện.

Cần cụ thể hóa và quyết liệt trong tổ chức triển khai Chương trình thực hiện phong trào xây dựng ĐSVHCS sát hợp với yêu cầu và thực tiễn ở địa phương. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển phong trào xây dựng ĐSVHCS vào kế hoạch hoạt động của chính quyền cấp cơ sở hàng năm để thực hiện.

Khẩn trương ban hành các quyết định cụ thể đảm bảo kinh phí đầu tư, hỗ trợ ngân sách nhà nước thực hiện phong trào; khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân tham gia phong trào.

Tăng cường chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, công nhận danh hiệu văn hóa và khen thưởng các cá nhân, gia đình, tập thể xuất sắc thực hiện phong trào theo quy định của pháp luật.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính quyền cơ quan quản lý nhà nước với MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở tất cả các cấp. Tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là tổ chức cơng đồn tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục đoàn viên, cơng nhân lao động tích cực

tham gia xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới, các phong trào thi đua yêu nước.

Đưa mục tiêu thực hiện phong trào xây dựng ĐSVHCS vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch của các cấp chính quyền để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp theo hướng thiết thực, hiệu quả, sâu sát thực tiễn, có trọng điểm, trọng tâm; giải quyết những khó khăn vướng mắc, bất cập đặt ra trong quá trình triển khai phong trào theo các nội dung được phân công.

Tăng cường thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động chuyên ngành lĩnh vực văn hóa. Xây dựng kế hoạch kiểm tra liên ngành các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa trong toàn huyện nhằm chấn chỉnh và đưa các hoạt động vào nề nếp, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm.

- Đối với Công tác tham mưu của phịng Văn hóa Thơng tin

Tham mưu trình UBND huyện về các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” phù hợp với yêu cầu và thực tiễn của địa phương trong tình hình mới. Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền văn hóa; phục vụ phát triển phong trào xây dựng gia đình văn hóa; khu phố văn hóa; đơn vị, cơ quan văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trong giai đoạn mới. Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, cổ vũ thực hiện các phong trào, nội dung văn hóa gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình.

Cần tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, như: kế hoạch tổ chức các hội nghị đại biểu nhân dân ở xã, thôn, tổ dân phố; Tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân (18 tháng11) hàng năm; Kế hoạch phối hợp giữa MTTQ, các đoàn thể và Ban chỉ đạo huyện hàng năm về triển khai công tác xây dựng ĐSVHCS. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cơng tác bình xét, đăng ký và cơng nhận Gia đình văn hóa; Bản, Tổ dân phố văn hóa; Cơ quan, Đơn vị đạt chuẩn văn hóa.

- Đối với Ban chỉ đạo các cấp

Ban chỉ đạo phong trào xây dựng ĐSVHCS chủ động tăng cường các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện phong trào theo các nội dung được phân công;

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp theo hướng: Thiết thực, hiệu quả, sâu sát thực tiễn, có trọng điểm, trọng tâm; giải quyết những khó khăn vướng mắc, bất cập đặt ra trong quá trình triển khai phong trào theo các nội dung được phân công;

Ban chỉ đạo huyện cần tập trung lãnh đạo chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình trong cơng tác xây dựng ĐSVHCS, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đã được phê duyệt; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong cộng đồng dân cư. Tăng dần ngân sách đầu tư, đồng thời có chính sách ưu đãi, khuyến khích huy động nguồn lực xã hội để xây dựng thiết chế văn hóa mới cho người dân; ưu tiên bố trí quỹ đất và kinh phí để xây dựng cơng trình phúc lợi, trường học, bệnh viện, khu vui chơi, giải trí,...

Phối hợp chặt chẽ giữa Ban vận động xây dựng ĐSVHCS và Ban chỉ đạo phong trào xây dựng ĐSVHCS ở các cấp; thành lập Ban vận động xây dựng ĐSVHCS ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do Liên đồn Lao động ở các cấp chủ trì; xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo, gắn với việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các cơ quan, tổ chức thành viên Ban Chỉ đạo các cấp.

Cần phát huy vai trị của các Ban, ngành, đồn thể (Đồn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh...) và khắc phục sự thiếu thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức các hoạt động văn hố. Hiệu quả cơng tác xây dựng ĐSVHCS phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp với các lực lượng này nhằm tạo được sức mạnh đồng bộ và kịp thời động viên, khuyến khích người dân chủ động tham gia hoạt động văn hóa cơ sở.

3.2.1.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước

UBND huyện căn cứ vào Nghị quyết của HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội sẽ tiến hành xin chủ trương của UBND tỉnh Sơn La để triển khai chỉ đạo phong trào xuống cấp cơ sở. Phong trào được xây dựng và thực hiện phải có sự tham mưu của Sở VHTT&DL, chỉ đạo phịng VH&TT và những đóng góp ý kiến của các ban ngành, đồn thể ở địa phương.

Ban chỉ đạo xây dựng ĐSVHCS ở các cấp cần xây dựng qui chế làm việc, cơ chế điều hành, phân công trách nhiệm và tiến hành các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các lực lượng xã hội trong công tác quản lý các hoạt động xây dựng ĐSVHCS. Tổ chức lễ phát động với qui mơ, hình thức như một ngày hội trên tồn huyện nhằm tạo dấu ấn phấn khởi, đồng tâm nhất trí trong các tầng lớp nhân dân. Nhiều

kế hoạch tổ chức thực hiện của các xã cần xây dựng cụ thể với sự tham gia của cộng đồng và của các cấp chính quyền, ban ngành đồn thể trên địa bàn các tổ dân cư.

Công tác xây dựng ĐSVHCS phải thực sự đổi mới theo hướng mục tiêu và nhiệm vụ rõ ràng, đồng thời phối hợp và phát huy tốt vai trò của từng tổ chức thành viên bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, và cộng đồng dân cư. Công tác xây dựng ĐSVHCS phải nắm vững đường lối chủ trương của Đảng và bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của nhân dân.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, coi trọng công tác chỉ đạo điểm, phát hiện điển hình tiên tiến nhân ra diện rộng. Sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc, tạo ra khơng khí thi đua sơi nổi giữa các xã, cụm dân cư, các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng ĐSVHCS ở tất cả các cấp, các ngành đoàn thể thường xuyên, thiết thực, hiệu quả; chú trọng công tác chỉ đạo biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc, tạo khơng khí sơi nổi thi đua giữa các khu dân cư, tổ văn hóa, các tổ chức và đơn vị, tạo động lực mạnh mẽ nâng cao chất lượng hiệu quả.

Kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVHCS ở các cấp. Nâng cao nhận thức của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các lực lượng xã hội trong cơng tác quản lý văn hóa cơ sở. Ban chỉ đạo các cấp càn nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm quyển và lợi ích hưởng thụ văn hóa của cộng đồng dân cư.

Chú trọng cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa. Việc tăng cường kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa là nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nước. Hoạt động văn hoá là hoạt động tư tưởng, tinh thần; xu hướng xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày một mở rộng; tình trạng văn hóa phẩm độc hại, tệ nạn xã hội phát triển mạnh lại càng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường sự kiểm tra, giám sát hoạt động và dịch vụ văn hóa

Phổ biến, hướng dẫn cho các hoạt động văn hóa, kinh doanh hoạt động văn hóa trên địa bàn nắm được các quy định và thực hiện theo đúng các văn bản pháp luật của Nhà nước. Tạo mơi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển văn hoá; tạo cho nhân dân nhận thức sâu sắc vai trò của văn hố và cơng tác quản lý văn hố trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa đồng thời nhằm thực hiện mục tiêu chống sự xâm nhập của các loại văn hoá phẩm độc hại, phản động của các thế lực thù địch, ngăn chặn được các tệ nạn xã hội phát sinh.

Theo bà Mùa Thị Sinh - Phó Chủ tịch UBND huyện, phụ trách khối Văn hóa Xã hội cho rằng: “... Các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có những nhận thức cơ bản về vai trị của văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện, nay cần thấm nhuần hơn nữa để góp phần lãnh, chỉ đạo hoạt động văn hóa đi đúng mục tiêu mà huyện đã đặt ra...” [Tài liệu phỏng vấn năm 2017 tại UBND huyện Mường La].

Như vậy, đối với huyện Mường La, hiệu quả của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phụ thuộc rất nhiều vào việc nâng cao nhận thức về vai trị của văn hóa và cơng tác quản lý văn hóa đối với tồn bộ hệ thống chính trị và nhân dân. Cơng tác quản lý văn hóa khơng chỉ là nhiệm vụ, cơng việc của bộ, ngành mang tên văn hóa mà cịn là trách nhiệm, sự tham gia phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và của toàn thể nhân dân trên cơ sở thực hiện đường lối chính sách, pháp luật về văn hóa của Đảng và Nhà nước. Đấu tranh với những tư tưởng xem nhẹ về vai trị của văn hóa đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội để văn hóa thực sự thấm sâu vào mọi người dân góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)