Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 60 - 65)

2.4.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng ĐSVHCS ở huyện Mường La còn một số hạn chế sau:

Một số cấp uỷ, chính quyền nhận thức chưa thật sâu sắc về tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới nên chưa thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện; Công tác phối hợp chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt triển khai Nghị quyết giữa các ngành có lúc, có nơi chưa được tốt, chưa triệt để, quyết liệt;

Công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVHCS của Ban chỉ đạo các cấp có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, còn chậm đổi mới, thiếu tính chủ động, sáng tạo. Sự phối hợp triển khai phong trào giữa các ngành, các cấp, các đồn thể cơ sở có nơi chưa chặt chẽ, chưa khai thác và phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội; Việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng của một số Ban chỉ đạo cơ sở còn chậm, chưa kịp thời.

Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVHCS tuy có phát triển (hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt) nhưng chất lượng chưa cao, thiếu tính bền vững; văn hóa truyền thống các dân tộc ít nhiều bị mai một, văn hóa ứng xử, đạo đức lối sống của một bộ phận nhân dân bị xuống cấp; ý thức bảo vệ mơi trường cịn nhiều hạn chế. Đời sống văn hóa cơ sở phong phú, nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố không lành mạnh, ảnh hưởng của văn hóa xấu, độc hại vẫn hàng ngày tác động đến nếp sinh hoạt, nếp nghĩ của giới trẻ. Hoạt động của các thiết chế văn hóa chưa đạt hiệu quả, chất lượng nhiều chương trình phục vụ chưa cao, phương tiện thể hiện

còn nghèo nàn, thiếu sự thu hút, chưa đáp ứng được yêu cầu vui chơi, giải trí, hưởng thụ, sáng tạo của nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;

Thành viên Ban chỉ đạo phải kiêm nhiệm nhiều công việc, thiếu sự ổn định nên một số thành viên Ban chỉ đạo chưa thực sự quan tâm, dành thời gian thỏa đáng cho phong trào. Thành phần Ban chỉ đạo tại các xã hoạt động còn lúng túng, thiếu chủ động, chưa xác định được nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài của cuộc vận động tại địa phương mình. Có một khó khăn hiện nay là thường trực Ban chỉ đạo cấp huyện là ngành văn hóa, nhưng thường trực Ban chỉ đạo tại các xã là Ủy ban MTTQ, do vậy dẫn đến tình trạng một vài nơi cơng tác triển khai cũng như đánh giá tổng kết cuộc vận động còn ỷ lại MTTQ xã, thiếu sự chỉ đạo của UBND và sự phối hợp của cán bộ văn hóa cơ sở

Cơ sở vật chất, nguồn kinh phí chi cho các hoạt động phong trào cịn thấp đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả công tác triển khai, thực hiện phong trào. Phương tiện chuyên dùng một số thiết chế văn hóa khơng đảm bảo tổ chức hoạt động, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của huyện như: Trung tâm văn hóa thể thao huyện chưa có nơi tổ chức các lớp năng khiếu, sinh hoạt CLB, Liên đội Điện ảnh chưa có rạp chiếu phim, NVH các xã, thị trấn đồng thời là trung tâm học tập cộng đồng chưa đạt chuẩn theo quy định, còn chắp vá, thiếu đồng bộ, dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp ...

Công tác xã hội hóa cịn hạn chế, chưa huy động được các nguồn lực tham gia đầu tư cho văn hóa: Trong những năm qua, tiến độ thực hiện xã hội hóa cịn chậm so với tiềm năng và chỉ tiêu định hướng, chưa thu hút được nhiều các thành phần kinh tế khác tham gia. Ngoài việc nhân dân tự nguyện đóng góp cho xây dựng NVH, tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc, chưa huy động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa khác. Một số thiết chế văn hóa ngồi cơng lập được xây dựng nhưng với quy mô nhỏ và chỉ tập trung ở thị trấn và những xã vùng I. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa áp dụng ở các xã và bản vùng sâu, vùng xa là rất khó khăn vì đời sống kinh tế cịn rất khó khăn nên việc huy động xã hội hóa hầu như khơng thực hiện được

Mơi trường văn hóa ở nhiều địa bàn dân cư, nơng thơn cịn tồn tại nhiều biểu hiện tiêu cực về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhất là một số tệ nạn xã hội vẫn diễn ra nghiêm trọng như nghiện hút, tội phạm, cờ bạc, ma túy… chưa được đẩy lùi. Số người sinh con thứ 3 còn nhiều; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc còn cao; Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội tuy đã có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn

những mặt hạn chế cần khắc phục; các sản phẩm văn hóa độc hại thơng qua các dịch vụ văn hóa chưa được kiểm sốt, ngăn chặn có hiệu quả.

2.4.2.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, với 6 dân tộc anh em (Thái, Mông, Kinh, Kháng, Khơ Mú, La Ha) cùng chung sống. Trong đó có trên 90% là người dân tộc thiểu số. Tồn huyện có 16 xã, thị trấn với 288 bản, tiểu khu. Trình độ dân trí của huyện nói chung cịn thấp, đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn, diện tích địa bàn rộng lớn với 142.924 ha, dân cư sống khơng tập trung, giao thơng đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng cịn nhiều thiếu thốn ...

Thêm vào đó, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, Mường La cũng đã ít nhiều chịu sự tác động của cơ chế thị trường. Nó đã tác động xấu đến tư tưởng, nhận thức và hành động của một bộ phận cán bộ, nhân dân; cơ chế chính sách của Nhà nước về đầu tư kinh phí cho hoạt động văn hố cịn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội; sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại; một số hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức, tập tục, tập quán và văn hoá của người dân địa phương; các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý vẫn có những diễn biến phức tạp.

Mặt bằng dân trí cịn thấp, nhất là vùng sâu vùng xa nên tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan cịn đeo đẳng trong một bộ phận dân cư; và cũng do dân trí chậm được nâng lên nên ảnh hưởng đến triển khai Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước cấp trên, kế hoạch, chương trình cơng tác văn hố của huyện.

- Nguyên nhân chủ quan

Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể ở huyện và cơ sở nhận thức về vai trị, vị trí của văn hố cịn hạn chế, thiếu quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào cho nên công tác xây dựng, nâng cao đời sống văn hoá cơ sở ở một số nơi còn yếu, phong trào chưa mạnh, thiếu nội dung chương trình cụ thể, khơng chuyển biến kịp với tình hình.

Sự phối hợp giữa các ban ngành đồn thể, vai trị của từng ban ngành, các cơ quan thành viên trong thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH”, “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” chưa hiệu quả;

Đội ngũ cán bộ của ngành văn hóa cịn thiếu và yếu, thường xuyên thay đổi, còn thiếu nhiều lực lượng chuyên ngành, nhất là ở các xã, thị trấn, chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển văn hố của huyện trong tình hình mới. Biên chế của Phịng VH&TT huyện q ít (04 biên chế) nhưng thực hiện nhiệm vụ ở 5 lĩnh vực lớn (văn hoá, thể thao, du lịch, gia đình, thơng tin - truyền thơng), khối lượng công việc nhiều, chồng chéo, nhiều sự vụ đột xuất nên không đáp ứng được nhu cầu tối thiếu so với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công việc được giao. Phương tiện làm việc còn thiếu thốn.

Việc buông lỏng công tác tuyên truyền, coi nhẹ kiểm tra, đơn đốc trong q trình chỉ đạo thực hiện đã tạo nên sức ỳ của phong trào và là mảnh đất màu mỡ cho thói quen cũ, hủ tục tồn tại và phát triển.

Một bộ phận cán bộ, Đảng viên thiếu gương mẫu, tha hố, biến chất khơng làm gương cho nhân dân noi theo, nhất là việc thực hiện quy ước, quy chế xây dựng nếp sống văn hố.

Một số xã cán bộ văn hóa cịn thiếu chủ động trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về việc xây dựng kế hoạch và các biện pháp triển khai thực hiện phong trào. Chưa thực sự tích cực vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động cụ thể của việc xây dựng đời sống văn hóa, đặc biệt ở các khu dân cư vùng cao, vùng xa. Nên dẫn đến hạn chế về nhận thức cũng như tinh thần tự giác đối với nhân dân trong việc thực hiện phong trào. Nhiều cơ sở xã cịn phó mặc cho cán bộ văn hóa xã và chủ tịch MTTQ xã nên kết quả của phong trào chưa cao.

Người dân vẫn giữ ý thức thờ ơ trong xây dựng phong trào, đồn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư dẫn đến việc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đi theo xu hướng tiêu cực, đời sống của người dân không được cải thiện nhiều.

Việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động văn hố, văn nghệ, thể dục, thể thao từ huyện đến các xã, thị trấn còn hạn hẹp. Cơ sở vật chất và các thiết chế văn hoá, thể thao từ huyện đến cơ sở còn quá nghèo nàn dẫn tới hiệu quả hoạt động chưa cao;

Thực hiện cơng tác xã hội hóa cịn nhiều lúng túng, chủ yếu do lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân, chưa trở thành phong trào rộng khắp...

Tiểu kết

Phong trào “TDĐKXDĐSVH”ở huyện Mường La được triển khai đã mở ra một hướng đi mới cho việc xây dựng ĐSVHCS. Qua đó, các chuẩn mực đạo đức, nếp sống, lối sống của người dân cũng có nhiều biến đổi.

Cơng tác phát thanh và tun truyền trên hệ thống đài truyền thanh địa phương luôn được duy trì đều đặn. Phong trào xây dựng “Đơn vị văn hóa” trên địa bàn huyện đã có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy cơ quan, đơn vị phát triển và giữ vững thương hiệu của từng doanh nghiệp, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa ổn định và phát triển. Cuộc vận động “Nhà trường văn hóa” được triển khai đã tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc vận động “NVH – Học sinh văn minh, thanh lịch”…

Bên cạnh những thành tích đạt được, phong trào xây dựng ĐSVHCS chưa phát triển đều và liên tục. Lực lượng cán bộ làm cơng tác văn hóa cấp cơ sở cịn mỏng do q nhiều nội dung chương trình hành động. Cơng tác quản lý các hoạt động nghiệp vụ văn hóa, phát thanh, thư viện tại cơ sở cịn nhiều lúng túng, thiếu tính linh hoạt và chuyên nghiệp.

Các phong trào trên địa bàn huyện vẫn chưa xác định được rõ vai trò, tầm quan trọng và mục tiêu hướng tới. Chính quyền cấp cơ sở chưa xác định được rõ vai trò của chủ thể “tự quản” ở cơ sở như khu dân cư nên chưa thiết lập được các chuẩn mực ở cộng đồng dân cư. Điều này địi hỏi cơng tác xây dựng ĐSVHCS cần được hiện liên tục và toàn diện của các cấp các ngành từ Trung ương đến cấp địa phương.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)