3.2.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở
Trong cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa chung và xây dưng đời sống văn hóa cơ sở nói riêng, đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định hàng đầu, giữ vai trò quan trọng. Sự yếu kém trong cơng tác văn hóa có ngun nhân từ yếu kém của đội ngũ cán bộ. Do vậy, từ huyện đến các xã, thị trấn cần chăm lo xây dựng, củng cố, kiện tồn đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ đáp ứng với thực tiễn xã hội đòi hỏi. Tránh bị động, lúng túng, trong việc giải quyết những biến động phát sinh của yếu tố văn hóa mới trong đời sống xã hội.
Trước hết, cần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên trong toàn huyện về các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, định hướng của ngành cấp trên về xây dựng đời sống văn hóa; đồng thời biết vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tế địa phương để chủ động đề ra những chủ trương, nhiệm vụ một cách đúng đắn, kịp thời.
Cần nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đồn thể và tồn thể nhân dân về văn hố và tầm quan trọng của việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hố truyền thống của các dân tộc, đặc biệt là phong trào “TDĐKXDĐSVH”. Tăng cường tuyên truyền giáo dục, dần thay đổi thái độ hành vi để q trình xây dựng đời sống văn hố trở thành
quá trình tự giác trong mỗi cá nhân và toàn xã hội.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ, công chức làm cơng tác văn hóa cơ sở có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Muốn đạt hiệu quả cao, cơng việc này địi hỏi phải tiến hành bằng nhiều hình thức, thường xuyên và liên tục để mỗi cán bộ, đảng viên ý thức và tự giác coi đây là nhiệm vụ cần thiết, không thể thiếu trong công cuộc xây dựng đất nước. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên làm cơng tác văn hóa cơ sở là nhằm đưa các hoạt động văn hóa cơ sở đi đúng hướng, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của địa phương, đảm bảo nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.
3.2.2.2. Tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cơng tác xây dựng đời sống văn hố ở tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mường La nói riêng trong những năm tiếp theo, công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân cần được chú trọng. Đây là khâu hết sức quan trọng trong suốt quá trình triển khai thực hiện, tác động tới các cấp, các ngành, mọi người dân, mọi gia đình, làng bản, khối phố và các cơ quan, đơn vị, trường học, lực lượng vũ trang .v.v. về mục đích, ý nghĩa của cơng tác xây dựng đời sống văn hố hiện nay, từ đó để mọi người tự nguyện và có trách nhiệm tham gia các phong trào xây dựng văn hoá, tham gia vào việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các phong trào văn hóa trong địa bàn huyện.
Tích cực tuyên truyền thực hiện các nội dung phong trào xây dựng văn hoá như: Xây dựng người tốt, việc tốt, gia đình văn hố, làng, bản văn hố, cơ quan, đơn vị có nếp sống văn hố, tồn dân đồn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại và đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo trên địa bàn huyện Mường La.
Phát huy vai trị tích cực của quần chúng nhân dân bằng nhiều hình thức:
- Khai thác ý thức tự trọng, tự cường của gia đình truyền thống, gia đình cách mạng, tạo nếp ăn, nếp ở, mối quan hệ, làng xóm và xã hội ngày một tốt hơn.
- Từng bước nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho mỗi gia đình, động viên khích lệ các gia đình tích cực lao động sản xuất, khuyến khích làm giàu chính đáng, xây dựng nếp sống tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
- Dùng dư luận xã hội điều chỉnh các hành vi cá nhân, gây tâm lý xã hội một cách rộng rãi, mạnh mẽ trong việc phê phán những hành vi tiêu cực của xã hội hiện nay và ca ngợi những nét đẹp truyền thống của con người trong xã hội.
Công tác tuyên truyền, giáo dục phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức như: Phối hợp tuyên truyền lồng ghép bằng miệng, bằng đài truyền thanh, hình thức sân khấu hố, cổ động trực quan, biểu diễn văn nghệ, thi tìm hiểu, viết tin, bài phản ánh phong trào cùng các gương người tốt, việc tốt, những điển hình gia đình văn hoá, khơi dậy ý thức tự hào truyền thống dân tộc, tinh thần học tập, lao động, sản xuất, xây dựng quê hương của mỗi người dân và gia đình.
Nhìn chung cơng tác tun truyền, giáo dục, vận động xây dựng đời sống văn hoá ở miền núi chung, ở huyện Mường La nói riêng cịn nhiều hạn chế, do địa hình và thiếu phương tiện, trang thiết bị thơng tin, các hình thức tun truyền, giáo dục chưa phong phú và sáng tạo. Đặc biệt đối với những địa bàn dân cư vùng núi cao khơng tập trung, trình độ dân trí có sự chênh lệch, do vậy việc tiếp thu đầy đủ các thông tin về cơng tác xây dựng đời sống văn hố để đáp ứng vào điều kiện thực tế là rất khó, như việc vận động người dân từ bỏ các thói quen trong sinh hoạt, các phong tục, tập quán đã ăn sâu bám rễ lâu đời.
Để công tác vận động, tun truyền có hiệu quả thì trước hết là tập trung đội ngũ cán bộ Đảng viên, các thành viên Ban chỉ đạo và các đồn thể trong các xã, trong thơn nêu cao vai trò của Già làng, Trưởng bản gương mẫu thực hiện xây dựng đời sống văn hoá trước, nhất là việc thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hố và từ hiệu quả thực tế đạt được các gia đình khác sẽ học tập và làm theo. Đồng thời phải có sự kết hợp chặt chẽ trong các đồn thể trong cơng tác vận động, tuyên truyền, chú ý đưa các tiêu chuẩn gia đình văn hố, làng văn hố vào các buổi sinh hoạt thôn, sinh hoạt các chi hội phụ nữ, đồn thanh niên .v.v... đó là kênh tun truyền thiết thực và đem lại hiệu quả cao. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phải kiên trì, thiết thực và cụ thể, gắn với việc học tập thực tế các mơ hình điểm để mọi người ý thức được việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là cần thiết, để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hố, tiến tới xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ trên cơ sở hồn tồn tự nguyện, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh.
Vận động mọi người có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc những quy định chung trong quy ước thôn, bản, kết hợp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, lễ hội, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Bà Mùa Thị Sinh - Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách Văn xã cho biết: “... Dựa trên
Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020. Chúng tơi đã chỉ đạo tới các chính quyền cơ sở để nâng cao hơn nữa hiệu quả của cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, góp phần cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nhận được nhiều nhất có thể các chương trình văn nghệ tuyên truyền, làm cho đồng bào hiểu về văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa và tự mình làm theo...” [Tài liệu phỏng vấn năm 2017 tại trụ sở UBND huyện Mường La].