Phương hướng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Mường La

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 65 - 68)

Xây dựng ĐSVHCS của huyện Mường La trong giai đoạn tiếp theo nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động xây dựng ĐSVHCS phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, làm cho mỗi gia đình, thơn, bản ngày càng lành mạnh và văn minh. Để huyện Mường La trở thành một trong những huyện có mơi trường kinh tế, văn hóa xã hội phát triển, công tác Xây dựng ĐSVHCS cần tập trung vào những nội dung chính như sau:

3.1.1. Chú trọng xây dựng mơi trường văn hóa

Huyện Mường La là một huyện dân tộc miền núi, có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống với những nét văn hóa đặc sắc đa dạng khác nhau của từng vùng miền, từng dân tộc. Là huyện đang trên đà phát triển do đó cơng tác xây dựng mơi trường văn hóa trên địa bàn huyện những năm tới cần tập trung vào những yếu tố sau:

Ngành VH&TT huyện cần tăng cường công tác quản lý các loại hình dịch vụ văn hóa, đồng thời không ngừng tuyên truyền vận động nhân dân cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tăng cường kiểm tra ngăn chặn việc truyền đạo trái phép, không để cho các tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện tồn tại và phát triển, đặc biệt là đối với các xã, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về VH&TT. Tiến hành đồng bộ giữa việc quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, xây dựng và ban hành những cơ chế chính sách, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động VH&TT. Triển khai có hiệu quả các biện pháp chống tệ nạn xã hội, những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa. Đẩy mạnh cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa một cách tồn diện, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật để giữ vững mơi trường văn hóa trên địa bàn huyện lành mạnh và ổn định lâu dài.

Trên địa bàn huyện có một số doanh nghiệp, một số nhà hàng ăn uống được hình thành, đường giao thơng liên huyện, liên xã đang được thi cơng hồn thiện. Do đó, vấn đề bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và giữ gìn mơi trường sạch đẹp được quan tâm. Những năm tới huyện Mường

La cần tăng cường tuyên truyền ý thức của các cơ sở sản xuất, các khu dân cư thực hiện nghiêm chỉnh cam kết gìn giữ môi trường, không xả rác thải bừa bãi. Thực hiện 100% các xã xây dựng đội tự quản, tổ tự quản vệ sinh môi trường…

Tiếp tục đẩy mạnh, triển khai sâu rộng, nâng cao chất lượng, bảo đảm tính bền vững của phong trào “TDĐKXDĐSVH”, trong đó trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản, khu phố văn hóa, cơ quan văn hóa, xã, thị trấn văn hóa; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của phong trào đối với sự phát triển toàn diện, bền vững của huyện, tiến tới xây dựng mơi trường văn hóa sạch - đẹp - an tồn, con người có tư tưởng chính trị lành mạnh, nếp sống văn minh, sống và làm việc theo pháp luật, tương thân tương ái, giúp nhau xóa đói giảm nghèo.

3.1.2. Phát triển các loại hình văn hóa du lịch

Những năm gần đây, Mường La thu hút du khách đến với cơng trình thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á đang hiện hữu. Với công suất 2.400MW, diện tích hồ chứa 224 km2 dung tích 9,26 tỉ m3 nước, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỉ kwh... Tầm vóc ấy, thủy điện Sơn La là niềm tự hào của Mường La và của mỗi người dân Việt Nam. Ngoài thủy điện Sơn La, Mường La còn là nơi hội tụ của hơn 20 cơng trình thủy điện lớn nhỏ trên các dịng suối Chiến, Nậm Mu… Nhờ có cơng nghiệp thủy điện phát triển, những con đường lớn được mở, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, dịch vụ phát triển. Năm 2017 có khoảng trên 133.875 lượt khách tham quan cơng trình thuỷ điện Sơn La và các điểm du lịch trên tuyến sinh thái cộng đồng thành phố Sơn La - thị trấn Ít Ong - Ngọc Chiến. Cùng với tiềm năng du lịch thủy điện, du thuyền trên lịng hồ sơng Đà, Mường La còn là nơi chứa đựng nhiều bí ẩn từ các di tích lịch sử Đồn Pom Páp (thị trấn Ít Ong), Đồn Mường Chiến (Ngọc Chiến), di tích khảo cổ học hang Co Noong (thị trấn Ít Ong), hang Hua Bó (Mường Bú); lũng Đán Lanh, xã Mường Chùm là nơi thành lập Chi bộ Đảng, đầu tiên của huyện Mường La. Các khu du lịch sinh thái như: Vườn cây cao su tổ Phiêng Tìn, suối nước nóng bản Ít (thị trấn Ít Ong), bản Lướt (Ngọc Chiến); du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Thái có các lễ hội văn hoá truyền thống như: Lễ hạn Khuống, lễ hội Khắp Then, lễ hội Mừng cơm mới... Đây chính là cơ sở, điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ- du lịch.. Cùng với hệ thống di tích lịch sử các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được tổ chức trọng thể thơng qua việc duy trì hoạt động của văn hóa các dân tộc hàng năm là cơ sở để bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc huyện Mường La. Cùng với lễ hội các loại

hình văn hóa dân gian được tổ chức rộng rãi như: hát khắp, ném còn, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái; múa khèn, kèn lá của dân tộc Mơng…. Do đó, huyện Mường La cần quan tâm hơn nữa đến công tác tổ chức, quản lý lễ hội gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, di sản văn hóa phi vật thể phục vụ phát triển du lịch.

Thực hiện chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế trong hoạt động phát triển du lịch. Phát huy thế mạnh của di sản văn hóa của địa phương để làm đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động dịch vụ thương mại. Xây dựng quy hoạch phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá trên địa bàn huyện nhằm đưa hoạt động văn hoá phát triển theo hướng lành mạnh, hiệu quả. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ sẽ đóng góp vào ngân sách của địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho thế hệ trẻ, tạo điều kiện cho kinh tế- văn hóa xã hội huyện Mường La ngày một phát triển bền vững.

3.1.3. Tăng cường xây dựng các thiết chế văn hóa

Đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở. Tiếp tục tổ chức xây dựng và duy trì thường xuyên hoạt động của các thiết chế văn hóa, thơng tin từ huyện đến cơ sở. Thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa lành mạnh, phong phú, đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân, đặc biệt quan tâm đến bộ phận nhân dân ở các xã, thơn đặc biệt khó khăn.

Thực hiện xã hội hóa với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm huy động mọi nguồn lực trong nhân dân và các thành phần xã hội tham gia xây dựng thiết chế văn hóa, nhất là các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Tổ chức các hoạt động văn hóa lành mạnh, phong phú đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao của quần chúng nhân dân. Chú trọng xây dựng con người mới và văn hóa lành mạnh trong cuộc đấu tranh tư tưởng, nhất là hiện nay các sản phẩm văn hóa độc hại đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ tới thế hệ trẻ thì các thiết chế văn hóa cơ sở thực sự là công cụ vật chất hữu hiệu, giúp cho hệ thống chính trị tại cơ sở hoạt động hiệu quả, đáp ứng được sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của địa phương.

3.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở

Thực hiện theo Nghị định Chính Phủ về việc xác định chức danh cán bộ văn hóa xã hội. Huyện ủy, UBND huyện Mường La ln quan tâm cơng tác văn hóa – xã hội, đặc biệt là cơng tác cán bộ; Theo đó, đến năm 2017 có 80% cơng chức văn hóa xã đạt trình độ chun

môn từ trung cấp trở lên. Xét trên thực tế ở huyện Mường La hiện nay số lượng cán bộ, cơng chức xã có 60% đạt trình độ đại học. Tuy nhiên số có bằng đại học chuyên ngành văn hóa- xã hội chỉ đạt số lượng tương đối thấp, phần lớn là các chuyên ngành khác nhau, nên không phù hợp với nhiệm vụ được giao.

Để nâng cao trình độ, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở, phịng VH&TT huyện hàng năm đề xuất với UBND huyện chỉ đạo xây dựng các lớp tập huấn dài hạn, ngắn hạn về kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức cơ sở. Có kế hoạch liên kết đào tạo đội ngũ cán bộ văn hố thơng tin ở cơ sở có trình độ chun mơn, vững vàng về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tâm huyết với cơng việc và có trách nhiệm với sự nghiệp xây dựng và phát triển đời sống văn hoá. Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu của huyện có trình độ chun mơn nghiệp vụ. Xây dựng một bộ máy, đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và khả năng tham mưu quản lý tốt các hoạt động văn hoá trên từng địa bàn xã, thị trấn.

Có như vậy đội ngũ cán bộ, cơng chức văn hóa cơ sở mới đáp ứng được công việc được giao, phát huy tốt khả năng của người cán bộ văn hóa trong thời kỳ CNH – HĐH hiện nay.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Mường La

Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La, để nâng cao hiệu quả của công tác tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, chúng tôi nhận thấy cần thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)