Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Thanh Trì là một huyện ngoại thành phía Nam khu vực các quận nội thành thành phố Hà Nội. Huyện Thanh Trì phía Tây giáp các quận: Thanh Xuân, Hà Đơng; phía Bắc giáp quận Hồng Mai; phía Đơng giáp huyện Gia Lâm và huyện Văn Giang, (tỉnh Hưng Yên); phía nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín.

Từ xa xưa, vùng đất này có tên là Long Đàm (đầm Rồng). Thời thuộc Minh, chính quyền phong kiến phương Bắc đã đổi tên Long Đàm thành Thanh Đàm thuộc châu Phúc Yên. Sang thời Lê Thế Tông (cuối thế kỷ XVI), vùng đất này được đổi tên thành Thanh Trì và tên gọi này được sử dụng đến tận ngày nay.

Dưới thời Nguyễn, huyện Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đơng. Năm 1942, Pháp sáp nhập huyện Thanh Trì vào “Đại lý đặc biệt Hà Nội”. Thời gian tạm chiếm, Thanh Trì nằm trong quận Văn Điển của thành phố Hà Nội cho đến năm 1956 huyện được trả về tỉnh Hà Đông. Tháng 4 năm 1961, huyện Thanh Trì được sáp nhập vào Hà Nội trên cơ sở hợp nhất huyện Thanh Trì cũ và quận VII cũ.

Do nằm ở phía nam Hà Nội, huyện Thanh Trì chịu sự tác động của q trình đơ thị hóa khá mạnh mẽ. Nhiều xã thuộc huyện bị cắt và sáp nhập với các quận khác, khiến cho địa bàn huyện ngày càng bị thu hẹp. Tháng 10 năm 1990, xã Hoàng Văn Thụ chuyển về quận Hai Bà Trưng để thành lập phường Hoàng Văn Thụ. Tháng 11 năm 1996, xã Khương Đình tách về quận Thanh Xuân. Tháng 11 năm 2003, 9 xã Đại Kim, Định Cơng, Hồng Liệt, Thịnh Liệt, Yên Sở, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú được cắt ra để thành lập quận mới Hoàng Mai.

Sau khi chia tách, diện tích huyện Thanh Trì hiện nay là 6.317,27 ha với dân số 19,87 vạn người (2009) gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã: Đại Áng, Đơng Mỹ, Dun Hà, Hữu Hịa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ [26, tr.18].

Địa hình của huyện Thanh Trì thấp dần về phía Đơng Nam với nhiều điểm trũng nhất là khu Đồng Trì. Sơng Hồng chảy ở phía đơng huyện đã nhiều lần chuyển dịng để lại vết tích những điểm trũng là các ao, hồ, đầm. Bên cạnh đó đoạn cuối sông Tô Lịch chảy qua địa bàn huyện nối với sơng Nhuệ. Tên huyện Thanh Trì và Thanh Đàm có nghĩa “ao xanh” và “đầm nước trong” chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện.

Về kinh tế, Thanh Trì là huyện sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm chính là lúa, ngơ, đậu đỗ, rau xanh. Từ xa xưa, Thanh Trì là mảnh đất có nhiều sản vật giá trị như: vải làng Quang (xã Thanh liệt), nghề dệt quai thao Triều Khúc, sơn vẽ Đông Phù, mây tre Vạn Phúc, làm bánh kẹo Nội Am.

Từ năm 2005 đến nay, huyện Thanh Trì xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung xây dựng và chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các chương trình, đề án phát triển kinh tế. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng hàng năm đạt 17,1%; thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 28,55%.

Về sản xuất cơng nghiệp, từ chỗ chỉ có các cơ sở nhỏ và 43 xí nghiệp cơng nghiệp TW như Nhà máy phân lân Văn Điển, Nhà máy pin Văn Điển, Nhà máy đệm Hanvico, Nhà máy lắp ráp ô tô GM… đến nay, huyện Thanh Trì có 234 doang nghiệp trong đó Khu cơng nghiệp Ngọc Hồi được hồn thành với 34 doanh nghiệp và 1477 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp kinh doanh trên các lĩnh vực in ấn bao bì, thức ăn chăn ni, may dệt... Cơ sở hạ tầng làng nghề tập trung tại xã Tân Triều được hoàn thành và tiếp tục triển khai dự án xây dựng các làng nghề tại xã Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vạn Phúc.

Về thương mại và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất. Năm 2013 ngành dịch vụ thương mại chiếu 22%. Trên địa bàn huyện có nhiêu siêu thị như Siêu thị điện máy Thị trấn Văn Điển, Siêu thị điện máy đường 70, Siêu thị điện máy khu Tự Khoát, Siêu thị điện máy Media mart xã Tân Triều, Siêu thị điện máy Digi city xã Tứ Hiệp, Siêu thị Mega Plaza khu công nghiệp Ngọc Hồi, Chợ thị trấn Văn Điển…

Về giao thông vận tải, Quốc lộ 1A và đường quốc lộ 1A mới (Pháp Vân - Cầu Giẽ) chạy xuyên suốt địa bàn huyện qua các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Liên Ninh. Đường sắt Thống Nhất. Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên) hiện đang được đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó là các tuyến giao thơng đang trong dự án

như: tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá).

Trên địa bàn huyện Thanh Trì đã và đang hình thành một số khu đơ thị lớn như: khu đô thị Đại Thanh xã Tả Thanh Oai, khu đô thị Cầu Bươu, khu đô thị Hồng Hà Park City, khu đô thị Tây Nam Kim Giang, khu đô thị Tân Triều, khu đô thị Ngọc Hồi, khu đô thị Tứ Hiệp.

Thanh Trì là một huyện có truyền thống giáo dục khoa bảng tiêu biểu. tồn huyện có 2 làng khoa bảng là Nguyệt Áng và Tả Thanh Oai. Những năm đầu đổi mới, cơ sở giáo dục đào tạo của Thanh Trì cịn nhiều khó khăn, cịn 6 xã với 50 lớp phải học ca 3. Đến nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư khang trang đồng bộ. Tồn huyện có 43/62 trường đạt chuẩn quốc gia. Nhiều trường đại học, cao đẳng và trung tâm nghiên cứu khoa học đặt trụ sở tại huyện như: Học viện kỹ thuật mật mã (Bộ Công an) tại xã Tân Triều, Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội (Bộ Công thương) tại xã Tả Thanh Oai, Cao đẳng Cơ điện Hà Nội xã Vĩnh Quỳnh, Viện Đại học Mở Hà Nội cơ sở Ngọc Hồi, Viện khoa học Nông nghiệp và trường Quản lý cán bộ Nông nghiệp Bộ Nông nghiệp xã Vĩnh Quỳnh.

Trên địa bàn huyện cũng có nhiều bệnh viện lớn như: Bệnh viện Nội tiết Trung ương tại xã Tứ Hiệp, Bệnh viện Đa khoa Thăng Long tại xã Tam hiệp, Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Bệnh viện Đa khoa Nơng nghiệp.

Có thể thấy huyện Thanh Trì là một huyện ngoại thành đang trong q trình đơ thị hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế thay đổi kéo theo sự biến đổi các mặt văn hóa- xã hội. Các thiết chế văn háo được đầu tư nhiều hơn, trình độ dân trí được nâng cao, văn hóa truyền thống có những thay đổi cho phù hợp với cuộc sống mới. Những điều này đặt công tác quản lý văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì phải có đầu tư mới cả về chất và lượng để đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)